Song song với bài toán xây dựng hệ sinh thái làm việc đa kết nối thì bài toán đầu tư, quản trị hạ tầng lưu trữ và giám sát, bảo mật An toàn thông tin trong thời đại vạn vật kết nối (IoT), khi mà dữ liệu tăng nhanh, ứng dụng đa dạng, người dùng nhiều hơn trong khi nhân lực IT lại hạn hẹp cũng là vấn đề doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp.
Theo số liệu thống kê, năm 2021, trên thế giới có khoảng 36 tỷ thiết bị kết nối IoT và đến năm 2030 sẽ là 75 tỷ thiết bị. Chính vì vậy, nhiệm vụ lưu trữ, bảo vệ dữ liệu trong kỷ nguyên số đang trở nên vô cùng quan trọng khi vấn đề an toàn, an ninh mạng đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, kiến trúc siêu hội tụ (hyper-converged infrastructure – HCI) đã ra đời chứng tỏ ưu thế và giá trị. Dòng sản phẩm Vxrail của Dell Technologies là giải pháp HCI tiên phong trên thị trường giúp thúc đẩy và làm đơn giản quá trình chuyển đổi hạ tầng CNTT thông qua tiêu chuẩn hóa và tự động hóa. Với Vxrail, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần triển khai máy chủ mà là đang hiện đại hóa hạ tầng CNTT. Ngoài ra, thiết bị sao lưu bảo vệ dữ liệu tích hợp IDPA DP4400 là giải pháp hoàn thiện và hợp nhất với các tính năng nổi bật đi kèm như: đồng bộ dữ liệu từ xa, khôi phục, chống trùng lặp, truy xuất & khôi phục tức thời, tìm kiếm & phân tích, cũng như kết dính chặt chẽ với nền tảng VMware.
![]() |
Ông Trần Toàn Thắng - Chuyên gia tư vấn giải pháp lưu trữ Dell Technologies VN cho biết hạ tầng CNTT không chỉ đơn thuần phục vụ quy trình nội bộ mà trở thành một lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. |
Trong mảng bảo mật, chuyên gia từ FPT IS Ông Bùi Duy Khánh - Phó GĐ TT An toàn và Bảo mật thông tin nhận định xu hướng An toàn thông tin đang chuyển dần từ phòng vệ sang phát hiện sớm, ngăn chặn, ứng cố sự cố kịp thời, và tích hợp các giải pháp bảo mật vào một nền tảng điều hành tập trung cho doanh nghiệp, tổ chức. “Với FPT.EagleEye mSOC, tất cả quy trình giám sát và xử lý sự cố đều được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng, được phát triển và vận hành trên nền tảng các công nghệ số 1 thế giới, với khả năng xử lý dữ liệu lớn, tự động hóa dựa trên khung phát hiện tấn công MITRE ATT&CK, từ đó đảm bảo an toàn, an ninh mạng cũng như giảm tối đa các thiệt hại gây ra bởi các cuộc tấn công”.
![]() |
Đến nay, các dịch vụ giám sát, xử lý sự cố của FPT IS đang được tin dùng bởi nhiều Bộ/ban/ngành, cơ quan chính quyền địa phương, các ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp trên cả nước. |
Cuối tháng 3 vừa qua tại sự kiện “Chuyển đổi số hiện thực hóa khát vọng phát triển tỉnh Hải Dương”, Lãnh đạo tỉnh uỷ Hải Dương đã khẳng định con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi số sẽ là chiến lược phát triển xuyên suốt, bao trùm của tỉnh. Để hiện thực hoá được khát vọng này cần sự vào cuộc và tham gia quyết liệt của lãnh đạo, người dân và đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sự kiện hội thảo phối hợp giữa FPT IS và Dell Technologies vừa qua được tổ chức nhằm cập nhật và đem đến cho các doanh nghiệp tỉnh Hải Dương những kiến thức và giải pháp công nghệ mới để thúc đẩy với lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.
Phương Dung
" alt=""/>Hiện đại hóa hạ tầng và bảo mật cùng doanh nghiệp tỉnh Hải DươngVới khoảng 75 câu rap, hơn 858 chữ, Đen Vâu gửi tâm tình và tự đặt ra câu hỏi “ai muốn nghe không?”. “Đôi khi mình sợ hết câu từ, không còn chữ để viết thì những ca khúc này như một lời động viên bản thân rằng mình còn sức để viết nhạc, mình vẫn viết được rất nhiều", Đen bày tỏ.
Ngoài tâm sự với chính mình, Đen còn lồng ghép thông điệp gửi gắm đến người hâm mộ qua hai câu rap “Ta thả vần câu như Nguyễn Khuyến: lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Người cần thì cho là đáng giá, không cần thì nó rẻ như bèo". Nam rapper bộc bạch: “Người nào thích họ sẽ coi trọng, người nào không thích sẽ không coi nó là gì. Mình cần chấp nhận điều đó. Nghệ thuật không có một giá trị cố định nào. Tôi luôn muốn nhắc nhở bản thân để không bị ảo tưởng, và nhắc những người nghe nhạc của mình đừng nên đôi co, tranh luận qua lại với các ý kiến".
![]() | ![]() |
Xuyên suốt MV, Đen xuất hiện với nhiều tạo hình khác nhau, từ hình ảnh áo hoodie, đội mũ quen thuộc đến bộ vest lịch thiệp, chất ngầu. Đó là câu chuyện về một người nghệ sĩ muốn cải trang, ra giữa đường phố ngồi và mang theo âm nhạc của mình để xem những người lạ có ai muốn nghe không. Để làm được điều đó, nam rapper đội tóc giả và che kín mặt, thoải mái tận hưởng giai điệu mới cùng những người đi đường.
Nam rapper mong muốn thực hiện mọi thứ trong MV một cách thoải mái nhất để có thể truyền tải đúng thông điệp của sản phẩm lần này. Ai muốn nghe khônglà sản phẩm được Đen Vâu thực hiện trong 1 tháng để hoàn thành toàn bộ từ viết nhạc, thu âm, phối khí đến sản xuất MV.
![]() | ![]() |
Trước đây, Đen thường khiến người hâm mộ háo hức khi "đoán đề" thi đại học môn Ngữ Văn với loạt hình ảnh độc đáo trong MV. Tuy nhiên, MVAi muốn nghe khônglần này lại là một câu chuyện khác. Đen cho biết: “Từ trước đến nay tôi không tính gì, mỗi bài nhạc làm xong tôi đều háo hức đưa nó đến với khán giả ngay. Ai muốn nghe không là những giải toả của tôi trong giai đoạn này, nếu để sang giai đoạn khác mới ra mắt thì không còn đúng tâm trạng của mình nữa".
Trúc Thy
" alt=""/>Đen Vâu đội tóc giả, cải trang xuống phố nghe nhạc cùng người lạFoursquare, ứng dụng check-in phổ biến, từng có tới 30 triệu người dùng toàn cầu và hơn 3 tỷ lượt check-in mỗi ngày. Tuy nhiên, nền tảng này không thể cạnh tranh với các thế lực mạng xã hội như Facebook và Twitter. Thay vào đó, công ty đưa ra chiến lược mới nhằm tận dụng cơ sở dữ liệu người dùng đồ sộ tích lũy được sau hơn một thập kỷ hoạt động: cung cấp dữ liệu dưới dạng ẩn danh cho các thương hiệu lớn khác.
Chiến lược mới này có sự tương đồng với mô hình hoạt động ban đầu, nhưng chứa một khác biệt lớn: ứng dụng tự động check-in người dùng dựa vào sự dịch chuyển. Các dữ liệu siêu ngữ cảnh (hyper-contextual) từ người dùng cho phép Foursquare có thể cung cấp dịch vụ doanh nghiệp cho các bên thứ ba, trong đó có nhiều gã khổng lồ công nghệ như Apple (ứng dụng bản đồ), Snapchat, Twitter, Uber, Pinterest hay Samsung.
Không chỉ vậy, Foursquare cũng là công ty cung cấp dịch vụ định vị cơ bản cho nhiều thương hiệu lớn khác như Spotify, Airbnb, Coca-cola và JetBlue. Đến nay, có hơn 125.000 nhà phát triển toàn cầu đang tích hợp công nghệ hoặc sử dụng dịch vụ dữ liệu của nền tảng này trong sản phẩm của mình.
Công ty đã tìm thấy cơ hội mới khi đại dịch Covid-19 càn quét qua các đại lục làm thay đổi hành vi tiêu dùng của số đông và nhu cầu về dữ liệu ngày càng tăng cao.
“Covid-19 đã cho thấy mọi lĩnh vực đều cần dữ liệu về không gian địa lý để thực sự hiểu người tiêu dùng muốn gì”, CEO và Chủ tịch Foursquare Gary Little nói. “Đã từng có ranh giới rõ ràng giữa khách hàng thực và khách hàng số. Nhưng giờ chỉ có một khách hàng duy nhất. Do đó, chúng tôi coi đó là một trong những trụ cột đầu tư”.
Theo Gary, dữ liệu vị trí là một trong những loại dữ liệu nhạy cảm nhất trong hệ sinh thái, vì khi mọi người di chuyển thì điện thoại của họ cũng dịch chuyển theo. Do vậy, tất cả các dữ liệu đều được Foursquare tổng hợp dưới dạng không định danh.
“Phần lớn các công ty đều sử dụng từ rất sớm dữ liệu không gian địa lý trong các ứng dụng của họ. Do đó, chúng tôi muốn đầu tư vào lĩnh vực này để tăng tốc các công cụ, cung cấp cho những công ty có nhu cầu các lớp công nghệ và khả năng phân tích ngăn dữ liệu dựa trên vị trí địa lý”.
Ứng dụng blockchain trong kinh doanh dữ liệu ẩn danh
Dữ liệu y tế là một lĩnh vực giàu tiềm năng đối với các công ty dược phẩm và nhà nghiên cứu y học. Để đảm bảo quyền riêng tư dữ liệu, công nghệ blockchain có thể là một giải pháp.
Hu-manity.co, startup trụ sở tại Mỹ đã bắt tay với gã khổng lồ điện toán IBM ra mắt ứng dụng dựa trên nền tảng blockchain, cho phép các bệnh nhân bán dữ liệu ẩn danh của chính họ với các bên thứ ba. Các thông tin trước khi giao dịch sẽ được lược bỏ số nhận dạng cá nhân cơ bản như tên, địa chỉ hay thẻ an sinh xã hội.
Theo đó, công ty sử dụng sổ cái kỹ thuật số dựa trên công nghệ Hyperledger Fabric, cung cấp khoá mật mã cho dữ liệu cá nhân của các bệnh nhân, thậm chí cho phép người bán hoặc người được uỷ quyền kiểm soát cụ thể mục đích dữ liệu được sử dụng và thu lợi nhuận từ việc bán các dữ liệu này.
Startup kỳ vọng sổ cái này có thể đóng vai trò môi giới cho tất cả các loại thông tin khách hàng, từ vị trí địa lý cho tới dịch vụ streaming, báo cáo thẻ tín dụng hay thậm chí là lịch sử duyệt web. Richie Etwaru, CEO và đồng sáng lập Hu-manity.co giải thích.
“Chúng tôi không phải người bán, mà chỉ đóng vai trò phân phối. Công ty không kinh doanh việc xây dựng hồ lớn chứa dữ liệu hoặc thu thập dữ liệu”.
Sau khi người dùng đăng ký dịch vụ trên ứng dụng, họ sẽ được thiết lập vào một mạng blockchain và đặt “tiêu đề” cho dữ liệu của họ. Người dùng được kết nối tới hệ thống tích điểm, tương tự như cửa hàng đổi thẻ, nơi mỗi lần họ cho phép dữ liệu của mình được sử dụng, sẽ nhận được điểm thưởng được dùng để đổi tặng phẩm. Etwaru cho biết, công ty hướng tới trả thưởng bằng tiền mặt, từ 100-200 USD/năm tuỳ thuộc vào số lượng và loại dữ liệu được cho thuê.
“Khi có đủ người tham gia vào chương trình này, công ty sẽ bắt đầu thương lượng giá cả với các đối tác trong ngành chăm sóc sức khỏe”, CEO công ty nói.
Theo quy định của luật pháp Mỹ, các công ty kinh doanh dữ liệu y tế phải lược bỏ 18 loại thông tin để đáp ứng yêu cầu khử định danh, do đó làm giảm đi đáng kể giá trị của dữ liệu với quá trình nghiên cứu và sử dụng của bên mua.
“Cách đây 6 tháng, tôi từng là giám đốc kỹ thuật của một công ty trị giá 8 tỷ USD với doanh thu 4 tỷ USD dữ liệu y tế không định danh mỗi năm. Tuy nhiên, chất lượng dữ liệu bán ra là khá tệ, đi kèm với đó là những lo ngại về nguy cơ bị tái định danh”, Etwaru chia sẻ.
Việc sử dụng công nghệ blockchain, trao quyền cho người bán quyết định về mức độ sử dụng thông tin cá nhân của mình, sẽ vừa cho phép bệnh nhân có thêm thu nhập và các doanh nghiệp có dữ liệu chất lượng cao.
Vinh Ngô
Nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng các giải pháp xác thực mạnh, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho rằng, phương thức xác thực không mật khẩu có thể tạo ra cách mạng bảo vệ dữ liệu người dùng.
" alt=""/>Dữ liệu ẩn danh: “Mỏ vàng mới” thời công nghệ số