- Bằng hạng nhất/bằng Xuất sắc (First-Class Honours): GPA từ 70% trở lên.
- Bằng thứ nhất hạng hai/bằng Giỏi (Upper Second-Class Honours-2:1): GPA từ 60%- 69%.
- Bằng thứ hai hạng hai/bằng Khá (Lower Second-Class Honours -2:2): GPA từ 50%- 59%.
- Bằng hạng Ba/bằng Trung bình (Third-Class Honours): GPA từ 40%- 49%.
- Bằng thông thường (Ordinary degree): Để xét tốt nghiệp, dưới mức này sinh viên không được nhận bằng.
Kể từ thời kỳ dịch Covid-19, các đại học Anh bị chỉ trích vì “dễ dãi” trao cử nhân hạng nhất First-Class. Phân tích của tổ chức Office for student cho thấy gần 38% sinh viên đại học Anh được trao First-class vào năm học 2020/21, hơn gấp đôi mức 16% của thập kỷ trước. Những năm trước dịch, con số này cũng chỉ 29%.
Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Giáo dục Đại học (HESA) năm học 2020/21 cho thấy sự phân bổ bằng cấp giữa một số trường đại học nổi tiếng thuộc Russell Group- nhóm hội tụ các trường hàng đầu tại Anh.
Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE) có tỷ lệ bằng loại Giỏi trở lên đạt 96%, trong đó, bằng Xuất sắc đạt hơn 50%. Riêng tỷ lệ bằng Xuất sắc tại Đại học College London (UCL) là 57%. Đại học Cambridge có tỷ lệ cấp bằng Giỏi và Xuất sắc thấp nhất trong số các trường đại học trong nhóm Russell, ở mức 71%.
Mỹ: Khoảng 30% đạt danh hiệu Giỏi trở lên
Không có tiêu chuẩn quốc gia quy định sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp loại xuất sắc. Các trường Mỹ có toàn quyền quyết định các tiêu chuẩn.
Thông thường, các đại học Mỹ thường dựa trên điểm trung bình tích lũy, dùng Danh hiệu Latin (Latin honors) để xếp hạng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
Ba xếp hạng bao gồm: Summa cum laude (GPA: >3.8), Magna cum laude (GPA từ 3,6-3,8) và Cum laude (GPA từ 3,4-3,6).
Một số trường sẽ có các yêu cầu khác, chẳng hạn như Đại học Bang Ohio yêu cầu GPA> 3,9 cho Summa cum laude. Trong khi đó, Harvard yêu cầu sinh viên phải đạt điểm trung bình tối thiểu 3,6 để đạt Cum laude, và phải đạt 4.0 cho Summa cum laude.
Hàng năm, chỉ có khoảng 30% sinh viên Mỹ tốt nghiệp được trao Danh hiệu Latin, cho thấy tính cạnh tranh và đòi hỏi cao trong học thuật, theo Student Assembly.
Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Mark Kantrowitz trong cuốn sách “Who Graduates from College? Who Doesn't?” (Ai tốt nghiệp đại học? Ai không?), chưa đến 1/2 số sinh viên đại học Mỹ tốt nghiệp đúng thời hạn. Khoảng hơn 1 triệu sinh viên Mỹ bỏ học đại học mỗi năm, theo Forbes.
Hà Lan: Khoảng 20%, cân nhắc bãi bỏ hệ thống xếp loại tốt nghiệp
Khác với Mỹ, Hà Lan áp dụng chỉ áp dụng 2 cấp độ: Cum laude (tốt nghiệp loại giỏi) và Summa cum laude (tốt nghiệp loại xuất sắc). Những đánh giá này thường dựa chủ yếu vào GPA.
Khoảng 15% sinh viên tốt nghiệp Hà Lan đạt Cum laude và một tỷ lệ nhỏ hơn, từ 2%- 5%, đạt được Summa cum laude.
Tuy nhiên, nhiều trường đại học ở Hà Lan đang bỏ danh hiệu “Cum laude” dành cho những sinh viên tốt nghiệp y khoa có thành tích tốt nhất với hy vọng giảm bớt áp lực cho sinh viên và nguy cơ “kiệt sức”, theo Brussels Signal.
Đại học Amsterdam đã loại bỏ danh hiệu bằng cấp y khoa và nhiều trường đại học khác của Hà Lan đang xem xét thực hiện điều tương tự. Điều này dẫn đến khả năng một nửa số cơ sở giáo dục y khoa của quốc gia Tây Âu sẽ ngừng trao danh hiệu “xuất sắc” cho sinh viên tốt nghiệp.
Các trường muốn giảm bớt “áp lực về thành tích” đối với sinh viên, vì các nghiên cứu chỉ ra 1/4 sinh viên của đại học có nguy cơ kiệt sức.
Trung Quốc: Khoảng 30%, áp lực điểm số nặng nề để cạnh tranh
Số liệu của Bộ Giáo dục và Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc cho thấy số lượng sinh viên quốc gia tỷ dân dự kiến tốt nghiệp năm 2024 đạt 11,79 triệu người, tăng 210.00 so với năm 2023, theo Tờ 163. Đây là con số khổng lồ, gây áp lực quá tải lên hệ thống việc làm vốn đã cạnh tranh cực kỳ khốc liệt.
Nhìn chung, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc của Dự án 985 (các trường trọng điểm thuộc tầm đẳng cấp thế giới) là khoảng 30%, Dự án 211 (trường trọng điểm có thành tích đào tạo xuất sắc) vào khoảng 20%.
Học sinh, sinh viên Trung Quốc luôn thường trực áp lực đạt điểm số cao, điểm trung bình hạng ưu và bằng tốt nghiệp loại xuất sắc để tạo lợi thế cạnh tranh trong “chiến trường” tìm việc làm.
“Nhiều bậc cha mẹ có những kỳ vọng đặc biệt cao về điểm số ở con cái họ. Ngay cả khi một học sinh đạt điểm 98% trong một bài kiểm tra, các bậc cha mẹ Trung Quốc thường tập trung vào hai điểm còn thiếu thay vì khen ngợi con”, nhà tâm lý học Liu Zhen nói với Sixth Tone.
Một số trường đại học hàng đầu Trung Quốc như Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Phúc Đán đã thí điểm bỏ bảng điểm và sử dụng phương pháp đánh giá theo cấp bậc A-F để tránh “sinh viên mắc kẹt trong vòng xoáy căng thẳng và áp lực không cần thiết”.
Nhiều trường đã bỏ ghi xếp loại Xuất sắc, Giỏi hay Khá trên tấm bằng tốt nghiệp của sinh viên.
Tử Huy
Vợ chồng tôi lục lọi khắp nhà, hỏi xin hàng xóm nhưng cũng chỉ gom được có 20 vỏ lon bia và vỏ chai nhựa, còn thiếu tận 30 chiếc”, anh Mạnh cho hay.
Nam phụ huynh này cũng cho biết, không thu gom đủ để nộp kế hoạch nhỏ nên con trai anh buồn rười rượi vì lo ngày mai tới lớp, cô giáo sẽ bêu tên những bạn không hoàn thành chỉ tiêu.
“Tôi gợi ý con mang tiền tới nộp cho cô, bù vào chỗ còn thiếu kia nhưng con không chịu. Con nói cô không nhận tiền mà chỉ nhận phế liệu.
Thực sự, tôi thấy rằng, phong trào thu gom giấy vụn, vỏ lon, vỏ chai nhựa... để dạy cho các con thói quen tiết kiệm và gọn gàng là rất ý nghĩa nhưng đưa ra định mức cho học sinh, chạy đua thành tích đã vô tình tạo áp lực không hề nhỏ cho các con và phụ huynh.
Bởi lẽ, trong thời điểm hiện tại, thói quen sử dụng đồ dùng của người dân cũng có nhiều thay đổi, có những nhà không uống bia lấy đâu ra vỏ lon mà nộp?”, anh Mạnh chất vấn.
Cũng theo anh Mạnh, nhà trường cần có những yêu cầu thực hiện Kế hoạch nhỏ thiết thực hơn. "Ví dụ, hiện Nhà nước đã có các quy định về cấm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, ô tô. Theo đó, nhiều gia đình đã hạn chế sử dụng bia rượu, tại sao lại khuyến khích các con đi tìm, thu gom vỏ lon bia?", anh nói.
Cùng chung quan điểm, chị Nguyễn Thị Hà (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, trường con chị một năm tổ chức 2 lần thực hiện kế hoạch nhỏ là thu gom giấy vụn. Tuy nhiên, nhà chật nên hễ có giấy vụn, chị mang hết cho mấy người buôn đồng nát.
"Có phải lúc nào cũng có sẵn mấy cân giấy để nộp Kế hoạch nhỏ đâu? Tôi sợ nhất là mỗi lần họp phụ huynh, cô giáo còn đem thành tích nộp kế hoạch nhỏ của bạn này, bạn kia ra để so sánh khiến tôi rất áp lực. Lần sau nữa, nhà trường phát động Kế hoạch nhỏ, tôi phải đi mua giấy vụn về cho con nộp. Hai mẹ con khệ nệ đưa 5kg giấy vụn tới trường trong cảnh mướt mồ hôi mà thấy sợ”, chị Hà nói.
Nhiều phụ huynh cho biết, họ hoàn toàn ủng hộ ý nghĩa tốt đẹp và nhân văn của chương trình Kế hoạch nhỏ. Tuy nhiên, cần đơn giản hóa và trên tinh thần tự nguyện, tức là các em có bao nhiêu góp bấy nhiêu, chứ không phải cuống cuồng đi xin hay bố mẹ phải bỏ tiền ra mua để mang tới nộp.
Phụ huynh cũng mong muốn các trường xem lại cách làm để phong trào Kế hoạch nhỏ giữ được ý nghĩa nhân văn thay vì việc chạy theo thành tích và tạo áp lực cho phụ huynh cũng như học sinh.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Các ý kiến đóng góp xin gửi vào phản hồi dưới bài viết hoặc email [email protected]. Bài viết được chọn đăng tải sẽ nhận nhuận bút theo quy định. Xin cảm ơn!" alt=""/>Bi hài Kế hoạch nhỏ: Mẹ hỏi khắp nơi xin vỏ lon bia cho con đủ chỉ tiêuỞ bậc trung học, các em học sinh bước vào tuổi dậy thì có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Bản thân các em cũng phải đối diện với nhiều áp lực học tập, áp lực đồng trang lứa, áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ hay cả những áp lực mà bản thân các em tự đặt ra cho mình. Tuy nhiên, các em lại chưa đủ trưởng thành để thấu hiểu và quản trị được cảm xúc, đối diện và xử lý những điều bất như ý trong cuộc sống.
Vì vậy, thông qua các chương trình tâm lý học đường, các thầy cô cũng hiểu rõ hơn về khó khăn tâm lý mà các em tuổi vị thành niên đang gặp phải, từ đó có cách tiếp cận phù hợp để hỗ trợ học sinh sớm nhất, tránh những hậu quả không đáng có.
Đại diện Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cho biết đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ tâm lý học đường miễn phí tại các trường trung học thuộc Hà Nội như: Cầu Giấy, Nguyễn Tri Phương, Vinschool, Victoria Thăng Long, Marie Curie, Tân Yên… và nhận được những phản hồi tích cực từ phía các em học sinh, nhà trường và phụ huynh. Trong thời gian tới, Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai chương trình này tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Bà Bùi Thị Hải Yến - Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cho biết, đây là dự án xuyên suốt trong năm 2024 của trung tâm với khoảng 20 chủ đề sát thực nhất với các vấn đề tâm lý của học sinh trung học như: Quản lý cảm xúc và hành vi, tình bạn, tình yêu, mối quan hệ giữa con và cha mẹ, kỹ năng giao tiếp, sự tự tin, kỹ năng học tập hiệu quả… Thông qua các chủ đề này, NHC muốn giúp các em học sinh hiểu và có kỹ năng chăm sóc sức khỏe tinh thần, cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời khi cần.
“Trong quá trình tham vấn và trị liệu cá nhân cho các bạn thanh thiếu niên, chúng tôi nhận thấy các em gặp rất nhiều khó khăn về tâm lý mà không chia sẻ được với ai hoặc không nhận được sự hỗ trợ phù hợp khiến các em rơi vào trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, thậm chí tự làm hại bản thân. Song khi vấn đề tâm lý được tháo gỡ, các em học tập tốt hơn, tự tin thể hiện khả năng, tài năng của mình, trở thành cá nhân xuất sắc hơn. Với quan điểm “phòng” hơn “chữa”, chúng tôi mong muốn làm điều gì đó để giúp các em phát triển lành mạnh hơn và trở thành những công dân có ích trong tương lai”, CEO Bùi Thị Hải Yến chia sẻ.
Công ty CP Khoa học Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hỗ trợ trị liệu các vấn đề khó khăn, rối nhiễu tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, bằng phương pháp tâm lý trị liệu không dùng thuốc, không can thiệp vào cơ thể. NHC có cam kết rõ ràng về kết quả sau trị liệu, với hình thức chủ yếu là trị liệu cá nhân (1 chuyên gia - 1 khách hàng). Tâm lý trị liệu NHC hiện có 4 cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM. Hotline: 096 589 8008. |
Bích Đào
" alt=""/>Trung tâm NHC Việt Nam tổ chức chuỗi chương trình hỗ trợ tâm lý học đường