 có ý tưởng ghép động cơ hai thì cho xe đạp. Chiếc xe máy đầu tiên của hãng Honda có động cơ hoàn chỉnh còn có tên gọi là )
Ban đầu, xe trang bị một động cơ phụ trợ công suất nhỏ được thiết kế như một máy phát điện (máy phát điện xách tay cho phát thanh vô tuyến quân sự thời bấy giờ). Chính động cơ này đã đánh dấu nguồn gốc ra đời của Honda Motor.
Mới đây, một chiếc xe Honda A-Type - mẫu xe 73 tuổi được bảo quản, tân trang tại Nhật Bản đã được một nhà sưu tầm nhập khẩu về Việt Nam. Qua tìm hiểu của VietNamNet, hiện tại ở Việt Nam, chỉ có ba chiếc xe cổ Honda Type-A.
Anh Trịnh Ngọc Đức, một dân chơi đam mê xe cổ ở Hà Nội là một trong những người may mắn đã sở hữu được chiếc xe độc đáo này.
 |
Chiếc xe máy cổ Honda A-Type đời 1947 được nhập về Việt Nam |
 |
Nhờ được tân trang, gìn giữ và bảo quản, chiếc xe vẫn còn khá mới sau 73 năm ra đời |
Chia sẻ với VietNamNet, anh Đức kể: “Với tôi, chiếc xe không phải để lăn bánh ngoài đường mà một "tác phẩm" đặc biệt, một kỷ vật gắn liền với giai đoạn lịch sử của hãng Honda và là một minh chứng sống động cho nền khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực phương tiện giao thông".
"Sau hơn 70 năm, xe đã qua nhiều đời chủ từ các tay chơi xe cổ tại Nhật Bản nhưng nhờ gìn giữ và bảo quản kỹ lưỡng, vì vậy nhiều chiếc trông còn như mới", anh Đức hồ hởi chia sẻ.
Theo kinh nghiệm của người chơi xe cổ, tìm kiếm, sưu tầm được những chiếc xe như thế này ngay tại Nhật Bản cũng là rất khó. Mức giá giao dịch thường rất cao, từ 2.000 - 3.000 USD tùy tình trạng xe.
Những chiếc cũ và không còn hoạt động được, chỉ để trưng bày sẽ dễ tìm hơn nên giá thường rẻ hơn, khoảng 500 USD.
 |
Phía sau xe, vẫn chưa trang bị đèn xi nhan đèn hậu như những mẫu xe máy ngày nay. |
Xét về thiết kế, thoạt nhìn, chiếc xe máy sơ khai này không khác gì chiếc xe đạp bình thường với bộ khung mảnh khảnh, trọng lượng nhẹ, chỉ khoảng 10 kg. Tuy nhiên, mẫu Honda A-Type được gắn thêm khối động cơ 2 thì, dung tích 50 phân khối, được làm mát bằng không khí. Sau đó, mẫu xe được cải tiến sử dụng nguồn nhiên liệu xăng pha nhớt với bình xăng dung tích chứa khoảng 3 lít.
Theo nhà sản xuất, tốc độ tối đa của Honda A-Type có thể đạt 45 km/h- chỉ ngang với tốc độ của xe máy điện, xe đạp điện hiện nay.
 |
Khối động cơ 2 thì (2 kỳ) dung tích 50 phân khối của Honda A-Type. |
Thực tế, Honda A-Type giống như một dạng xe đạp máy, tức có thể đạp như xe đạp khi không nổ máy. Hệ thống xích tải liên kết đến bộ nhông phía sau theo hai hướng, một bên nối với động cơ và một bên nối với trục bàn đạp.
Khi vận hành, tài xế chỉ cần đạp xe để khởi động động cơ 2 thì hoạt động. Động cơ hoạt động truyền lực thông qua xích tải sẽ làm bánh xe quay. Nguyên lý này tương tự những dòng xe đạp gắn động cơ nổi tiếng như Mobylette hay Vélosolex.
Ảnh 6.
Tại Việt Nam, trên cả nước hiện có 3 chiếc xe cổ Honda A-Type đời 1947 và tất cả đều được chủ nhân trùng tu và dọn lại. Với chiếc Honda A-Type đời 1947, khi có khách hỏi mua lại, anh Trịnh Ngọc Đức rao giá lên tới 65 triệu đồng – ngang ngửa với một chiếc tay ga Honda SH Mode.
Tuấn Dương

Dân chơi Hà Nội săn xe máy Nhật 28 năm tuổi đẹp như mới
Suzuki SW1 chỉ được sản xuất cho thị trường Nhật Bản với số lượng 200 chiếc cách đây 28 năm giờ trở thành “mẫu vật” đáng giá với giới sưu tầm.
" alt=""/>Xe máy Honda cổ 73 tuổi giá 65 triệu, cả Việt Nam có 3 chiếc
Tháng 1-2016 trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) xảy ra vụ trộm gây xôn xao dư luận. Tên trộm đã cuỗm đi chiếc xe ô tô, bên trong có 400 cây vàng 9999, 80 cây vàng tây và 1 tỷ đồng tiền mặt. Sau gần 150 ngày khẩn trương điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an TP Hà Nội phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ đã tìm ra thủ phạm. Hắn là nhân viên của một công ty truyền thông, với thủ đoạn vô cùng tinh vi…
1.Trong bộ âu phục cổ cồn, cưỡi xế hộp và tiêu tiền như "rác", Vũ Duy Kiên (38 tuổi, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) luôn thể hiện mình là một người trẻ thành đạt. Ít ai ngờ rằng, Kiên lại chính là thủ phạm của vụ việc gây xôn xao dư luận đầu năm 2016 vừa qua.
Khi bị đưa về cơ quan điều tra để thẩm vấn, Kiên một mực khẳng định không liên quan gì đến vụ trộm kia. Phải sau 2 ngày đấu tranh kiên trì, với những chứng cứ thuyết phục, Kiên mới cúi đầu nhận tội.
 |
Đối tượng Vũ Duy Kiên tại cơ quan Công an. |
Theo tài liệu điều tra ban đầu của cơ quan công an, 8 giờ ngày 7-1-2016, ông Vũ Đức Phi (56 tuổi, chủ hiệu vàng Phi Đoan, Hà Đông, Hà Nội) đến trình báo về vụ mất trộm "khủng" ở nhà ông ta. Cụ thể, khoảng 6h40 cùng ngày, hai nhân viên của tiệm vàng khiêng một hòm tôn bên trong có khoảng 400 cây vàng ta, 80 cây vàng tây và khoảng 1 tỉ đồng tiền mặt từ nhà ông Phi tại số 73 Bế Văn Đàn ra xe ôtô hiệu KIA CD5 để trước cổng.
Hai nhân viên này sau khi cất hòm tôn chứa vàng, tiền vào xe đã khóa xe lại và mang chìa khóa vào nhà cho ông Phi rồi đi ra cửa hàng trên mặt phố Quang Trung (Hà Đông). Khoảng 5 phút sau, ông Phi đem chìa khóa xe xuống để ra cửa hàng thì phát hiện chiếc xe cùng chiếc hòm tôn đã biến mất.
Vụ trộm xảy ra dịp gần Tết Nguyên đán, tổng số tiền bị đánh cắp lên tới 15 tỷ đồng thực sự đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người dân ở quận Hà Đông nói riêng, thủ đô nói chung ít nhiều cảm thấy rất bất an. Với quyết tâm phải làm rõ vụ việc càng sớm càng tốt, PC45 đã phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ khẩn trương khám nghiệm hiện trường tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm truy tìm thủ phạm.
Trung tá Mai Văn Thuần, Đội trưởng Đội chống tội phạm xâm phạm sở hữu (Đội 6) PC45 cho chúng tôi biết: Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã tiến hành lập Ban chuyên án để tập trung lực lượng, phương tiện tổ chức điều tra. Quá trình điều tra gặp rất nhiều khó khăn, khi những hình ảnh ban đầu thu được không rõ ràng vì lúc đó là sáng sớm, trời nhiều sương. Đối tượng lại bịt kín mặt, trùm kín đầu nên rất khó nhận diện. Hiện trường cũng hầu như không để lại dấu vết gì.
Ban chuyên án đã tổ chức nhiều cuộc họp, phân công các trinh sát Đội 6 phối hợp với Công an quận Hà Đông tiến hành rà soát các mối mâu thuẫn của bị hại và người thân. Các bạn hàng, những món nợ của chủ tiệm đều được "khoanh vùng" kỹ lưỡng. Tuy nhiên sau nhiều ngày mà chưa có manh mối.
Qua thu thập hình ảnh từ những chiếc camera, một hướng điều tra khác được tập trung vào chiếc xe ôtô bán tải màu đen lượn lờ quanh khu vực trước thời điểm xảy ra vụ án vài giờ. Cơ quan công an đã tiến hành mời một số chuyên gia về xe hơi đến để "nhận diện".
Theo nhận định ban đầu của các chuyên gia, nhiều khả năng là chiếc xe thuộc dòng Isuzu D-max. Từ đó mấy chục trinh sát của Đội 6 đã được tỏa đi nhiều quận huyện, nhiều tỉnh thành từ miền Bắc tới miền Trung để xác minh hơn 500 chiếc xe mang nhãn hiệu này. Tuy nhiên, sau nhiều ngày tìm kiếm mà vẫn chưa có kết quả.
Ban chuyên án tiếp tục phối hợp với Phòng CSGT, công an TP tích cực rà soát thu thập tài liệu, hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đây, một manh mối quan trọng đã hiện ra. Chiếc xe bán tải lởn vởn gần hiện trường không phải là Isuzu D-max mà được xác định là Mitsubishi Triton.
Trên TP Hà Nội hiện có cả ngàn chiếc xe ôtô cùng loại, các trinh sát lại tiếp tục phải rà soát, sàng lọc những chiếc xe cùng dòng, cùng năm sản xuất… Có đến gần 1.500 chiếc Triton đã được rà soát. Vì dòng xe này khỏe, có thể leo dốc tốt mà chạy đường trường cũng "nuột" nên được nhiều người dân ở vùng cao ưa chuộng. Vì thế mà các trinh sát Đội 6 phải vất vả có mặt tại nhiều bản vùng cao của các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… để tìm bằng được tung tích của chiếc xe.
Cho đến khoảng tháng 4-2016, dồn dập những thông tin về chiếc xe Triton được chuyển về Ban chuyên án. Lai lịch của những người từng sử dụng xe này cũng được làm rõ. Trong số đó, nổi lên đối tượng Vũ Duy Kiên có nhiều biểu hiện bất minh. Dù thu nhập không ổn định nhưng gần đây Kiên liên tục đặt mua chung cư, sắm xế hộp, sử dụng các vật dụng đắt tiền như quần áo, điện thoại, kính… Cơ quan điều tra đã triệu tập Kiên để đấu tranh. Và "kịch bản hoàn hảo" của vụ trộm bạc tỷ đã được làm rõ.
2.Tại cơ quan công an, Kiên thú nhận từ cuối năm 2015 do ăn tiêu vô độ nên lâm vào tình trạng "cháy túi"; nhiều khoản nợ cũng đã đến lúc phải trả, Kiên luôn phải nghĩ cách kiếm tiền, thật nhiều tiền.
 |
Tang vật của vụ án. |
Hàng ngày đi làm, Kiên thường đi qua nhà ông Vũ Đức Phi và phát hiện những sơ hở trong việc vận chuyển vàng của ông ta. Vậy là Kiên lên một kế hoạch trộm cắp khá kỹ lưỡng, giống như những bộ phim hình sự mà Kiên từng xem.
Ban đầu Kiên thuê một số thợ sửa khóa xe đến sửa xe của mình, để học cách mở khóa. Tiếp đó, Kiên lên mạng Internet tìm cách mở loại xe KIA CD5 (giống xe của ông Phi). Kiên cũng dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng lịch trình vận chuyển hàng của chủ hiệu, chọn ra thời điểm sơ hở để thực hiện phi vụ.
Rạng sáng ngày 7-1-2016, sau khi đã chuẩn bị đủ dây dù, găng tay, mũ, khẩu trang, khăn hóa trang, xà cầy, thùng tôn và một bộ chìa khóa của xe KIA CD5, Kiên lái chiếc Mitsubishi Triton lên đường hành sự. Kiên cũng rất "quái" khi trước đó 20 ngày, Kiên đã làm giấy bán chiếc xe này để tạo chứng cứ ngoại phạm.
Khoảng 3 giờ sáng, Kiên đỗ xe gần nhà ông Phi ở 73 Bế Văn Đàn. Mặt mũi bịt kín, đội mũ sùm sụp, Kiên đi bộ đến chỗ chiếc xe KIA rồi cạy chốt cửa. Sau đó Kiên vào trong xe dùng bộ khóa đã chuẩn bị để dò và mở khóa điện của xe. Khoảng 30 phút sau, Kiên chuồn khỏi xe rồi về nhà ngủ.
Khoảng 6 giờ, Kiên quay lại phố Bế Văn Đàn. Đúng như Kiên đã tính toán, như thường lệ hai nhân viên của ông Phi mang hòm tôn chứa vàng từ trong nhà đặt vào xe KIA rồi lên xe máy đi ra đường Quang Trung. Kiên lập tức lao đến mở cửa xe, nổ máy, điều khiển xe đến chân cầu vượt đường sắt (trên đường CIENCO 5 từ khu đô thị Xa La đi Thanh Oai) thì đỗ lại. Kiên phá khóa nắp hòm tôn, lấy tất cả các hộp đựng vàng cùng tiền cho vào balo. Sau đó Kiên vứt hòm tôn tại một bụi cây khu vực gần chân cầu, rồi bắt xe taxi quay lại chỗ đỗ xe Triton của mình.
Cũng đã tính toán trước, Kiên vác balo vàng mang đến thuê phòng tại một nhà nghỉ ở Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội). Trước đó, Kiên đã chuẩn bị được một chiếc máy nung vàng. Tại đây, Kiên nung chảy toàn bộ số vàng thành nhiều cục nhỏ. Tiếp đó, Kiên liên hệ với vợ chồng anh Đào Văn H. (trú tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) nói rằng có nguồn cung cấp vàng từ Trung Quốc, Campuchia về nhờ vợ chồng H. bán hộ.
Vợ chồng anh H. nhận lời và đã bán 9kg vàng cho các cửa hàng trên phố Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được hơn 8 tỷ đồng. Số tiền này Kiên đã dùng để mua xe ôtô Madza CX5 hết 1,2 tỷ, mua 10.000 USD, làm hai sổ tiết kiệm 3,8 tỷ đồng gửi ngân hàng... và ăn tiêu.
3.Cũng theo Trung tá Thuần, khi được mời về cơ quan công an, ban đầu Kiên tỏ ra rất tự tin. Kiên luôn nghĩ rằng với kịch bản được chuẩn bị một cách công phu, kỹ lưỡng như vậy thì công an khó mà tìm ra hắn. Và dù cho có bắt được đi chăng nữa, cũng khó mà quy được trách nhiệm cho Kiên. Tuy nhiên, với những bằng chứng đầy thuyết phục, sau 2 ngày đấu tranh Kiên đã phải cúi đầu nhận tội. Chỉ vì cái tính "sĩ diện" mà Kiên đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng, khiến cho gia đình lao đao, vợ con xấu hổ.
 |
Sau khi khuân hết tiền vàng, Kiên vứt chiếc xe KIA CD5 ngoài cánh đồng, ung dung bán vàng tiêu xài. |
Gia đình thuộc dạng khá giả, nên Kiên thường tiêu xài khá bạo tay. Kiên có vợ hiện làm lãnh đạo tại một ngân hàng quốc tế, có thu nhập ổn định và có phần dư dả. Tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh, Kiên xin được vào làm việc tại một công ty truyền thông. Cũng để thể hiện mình là người "có điều kiện" Kiên luôn giắt ví vài chiếc Credit card (thẻ tín dụng) để có thể mua hàng, thanh toán bất kỳ lúc nào. Cũng chính vì thế mà Kiên sa vào nợ nần.
Bản thân Kiên sau khi tốt nghiệp đại học đã từng làm tại một đài truyền hình. Sau đó, Kiên "nhảy" sang làm tại một công ty chuyên sản xuất các chương trình về an ninh trật tự cho các đài truyền hình. Cuối cùng Kiên về đầu quân cho công ty truyền thông H. Tại đây thu nhập của Kiên rất bấp bênh. Kiên chỉ được trả thù lao theo chương trình.
Năm 2013, số nợ của Kiên đã lên tới gần 400 triệu đồng. Kiên nảy ra ý định trộm cắp để trả nợ. Tại cơ quan điều tra, Kiên thú nhận một phần do nợ nần nhiều, một phần cũng muốn thể hiện mình là người giỏi giang, cũng biết làm ra tiền nên mới nảy sinh ý định trộm cắp.
Qua những cuốn phim hình sự từng xem thời sinh viên, và kinh nghiệm làm các chương trình truyền hình về an ninh trật tự, Kiên đã dành hai tháng trời để tính toán vạch ra một kế hoạch trộm rất chi tiết tại nhà ông Phi. Kế hoạch này Kiên tự cho là "hoàn hảo" đến từng giây, và cảm thấy rất thỏa mãn. Kiên thậm chí còn vạch ra kế hoạch đối phó với cơ quan chức năng, nếu như bị phát hiện.
Nhưng dù có tính toán kỹ lưỡng đến mấy thì kế hoạch của Kiên vẫn có nhiều chỗ sơ hở, và bị cơ quan điều tra bóc trần. Hiện cơ quan công an đã ra lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Duy Kiên về hành vi trộm cắp tài sản.
Không chủ quan khi để đồ trên xe ôtô Vừa qua PC45 đã nhận trình báo của một phụ nữ, trú tại huyện Đông Anh (Hà Nội) về việc bị mất trộm hơn 400 triệu đồng trên xe ôtô. Theo chị P.V.L. , một buổi trưa sau khi đi thu tiền hàng về, chị để xe trước cửa ngân hàng V. ở thị trấn Đông Anh, chiếc túi đựng 450 triệu đồng đặt ở ghế phụ. Sau đó chị bấm khóa cửa và vào ngân hàng. Ít phút sau quay lại xe, chị L. không tin nổi vào mắt mình khi chiếc túi đựng tiền đã không cánh mà bay. Một số người dân ở gần hiện trường cho biết, trước đó có hai đối tượng ngồi trên xe Nouvo rình sẵn, khi thấy chị L. vào ngân hàng đã tiếp cận mở cửa xe để lấy đi túi tiền. Cơ quan Công an khuyến cáo người dân không nên chủ quan, quá tin tưởng vào các loại khóa xe. Đối tượng trộm cắp có thể dùng những chiếc vam, hoặc đồ chuyên dụng dễ dàng mở cửa xe để thực hiện hành vi trộm cắp. |
(Theo An ninh thế giới)
Thông tin bất ngờ vụ trộm xe vàng gây chấn động Hà Nội" alt=""/>Trộm xe vàng táo tợn giữa Hà Nội

Hàn Quốc là đất nước thịnh hành tiền ảo thứ 3 thế giới, chỉ sau Nhật Bản và Hoa Kỳ. Theo ghi nhận từ đất nước này, tiền ảo bắt đầu xuất hiện vào năm 2009, với tiên phong là Bitcoin. Tiếp đến là sự nối tiếp của hàng loạt các đồng tiền ảo khác, ví dụ như Ethereum, Ripple, hay mới đây là Dogecoin…
Từ năm 2017, Hàn Quốc đã có khoảng 3 triệu người chơi tiền ảo, chiếm 6% tổng dân số (khoảng 50 triệu người). Phần lớn họ thuộc Millennials (1981-1996) - hay Gen Y, và là công nhân viên chức, với tỷ lệ lên tới 80%.
 |
Phần lớn người đầu tư tiền ảo ở Hàn Quốc là Gen Y và Gen Z (Ảnh minh hoạ) |
Ước tính vào năm 2017, cứ 10 người làm công ăn lương ở Hàn Quốc thì có 3 đầu tư vào tiền điện tử. Tháng 4/2021, Hàn Quốc báo cáo kết quả thống kê tỷ lệ người chơi tiền ảo trên độ tuổi mới. Họ cho thấy, 60% thuộc độ tuổi 20-30.
Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2021, 4 nền tảng giao dịch tiền điện tử hàng đầu Hàn Quốc - Upbit, Bithumb, Coinone và Korbit có thêm hẳn 2,5 triệu người đăng ký mới. Trong đó, có 1,58 người thuộc độ tuổi từ 20-30, nâng tỷ lệ chiếm lên 63,5%. Trung bình, cứ trong 10 người đầu tư tiền ảo thì có tới 6 người thuộc Gen Y và Gen Z (1997 - 2012).
Rủi ro đầu tư ngang đánh bạc
Hàn Quốc là đất nước sở hữu tốc độ internet nhanh nhất hành tinh. Bên cạnh đó, họ cũng là quốc gia có tỷ lệ giới trẻ sở hữu điện thoại thông minh cao nhất quốc tế. Từ năm 2019, số người trẻ dùng điện thoại thông minh ở đây đã là 96%.
 |
Tỷ lệ giới trẻ Hàn Quốc dùng điện thoại thông minh cao suýt soát 100% (Ảnh minh hoạ) |
Đối với các hệ thống cung cấp tiền ảo, Hàn Quốc là mảnh đất màu mỡ nhất. Nhờ thông thạo và nhanh chóng thích nghi với các tiện ích kỹ thuật số mới, giới trẻ Hàn Quốc không vấp bất cứ khó khăn nào trong việc tiếp nhận và tham gia đầu tư.
Chơi tiền ảo là một hình thức đầu tư mạo hiểm. Người tham gia dùng tiền thật, đặt cược vào sự gia tăng lợi nhuận của loại đồng tiền điện tử mà mình chọn. Nếu nó tăng giá, họ kiếm được lời và ngược lại, họ có khả năng mất trắng. Tiền ảo không có giá trị nội tại như tiền thật hay vàng bạc. Giá trị của nó có thể thấp đến vô cùng là bằng 0.
Ngay từ những năm đầu tiên, chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố "không có nghĩa vụ quản lý tiền ảo hay bảo vệ lợi ích của người chơi". Cho dù có hack sạch tài khoản, người chơi cũng phải "bấm bụng chịu". Thực tế, vào năm 2019, Hàn Quốc từng "dính" một vụ hack nghiêm trọng, thất thoát 48,5 triệu đô tiền ảo. Người ta suy đoán đủ các loại thuyết âm mưu, nhưng không có ai hay tổ chức nào bị tố cáo và xử lý.
Hệ thống ngân hàng quốc gia Hàn Quốc cũng cảnh báo, tiền ảo không có giá trị thực tiễn, không đồng ý nhận đổi sang tiền mặt. Dù vậy, vào năm 2018, Hàn Quốc bùng nổ cơn sốt tiền điện tử. Giới trẻ bất chấp mọi can ngăn và rủi ro, điên cuồng lao vào lĩnh vực đầu tư đầy mạo hiểm này.
 |
Hàng triệu thanh niên Hàn Quốc mất trắng vì tham vọng làm giàu bằng tiền điện tử. (Ảnh minh hoạ) |
Năm 2019, Hàn Quốc chứng kiến thời kỳ ảm đạm nhất của tiền ảo. Hàng loạt các loại tiền ảo đua nhau rớt giá và hàng triệu người chơi "khóc hết nước mắt" vì mất sạch tiền. Thế nhưng, sau năm 2020, cơn sốt tiền điện tử đột ngột quay trở lại. Nó phồng to tới nỗi, chính phủ phải lo ngại nguy cơ vỡ bong bóng.
Lối thoát duy nhất cho tầng lớp "thìa đất"?
Hàn Quốc là đất nước ưa… đánh cược. Trước khi có tiền ảo, người Hàn Quốc thịnh hành đầu tư chứng khoán. Vào năm 2017, tỷ lệ người Hàn Quốc chơi cổ phiếu là 1/10. Trung bình cứ trong 10 người thì có 1 người "đánh bạc" với cổ phiếu.
Chơi cổ phiếu yêu cầu "khoản tiền khá khá". Phần lớn người chơi ở Hàn Quốc là từ 50 tuổi trở lên, với tỷ lệ 46,3%. Lý do rất đơn giản, tuổi trẻ không sẵn tiền. Kể từ khi bước vào thế kỷ XXI, Hàn Quốc đã liên tục phải đối mặt với vấn đề thanh thiếu niên thất nghiệp. Những năm gần đây, tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp ở Hàn Quốc luôn trong khoảng 9-10%.
 |
Tỷ lệ giới trẻ Hàn Quốc thất nghiệp tăng dần đều qua các năm. |
Xã hội Hàn Quốc phân cấp giàu nghèo sâu sắc. Họ gọi những đứa trẻ sinh ra trong tầng lớp thượng lưu là "thìa vàng", trung lưu là "thìa bạc" còn nghèo là "thìa đất". Trong khi "thìa bạc", "thìa vàng" thừa hưởng cả đặc quyền giáo dục lẫn lập nghiệp, thì "thìa đất" gần như "không có bất cứ cơ hội làm giàu nào".
"Dù tôi có quần quật làm việc suốt 30 năm sau khi tốt nghiệp đi chăng nữa, liệu tôi có đủ tiền mua nhà, sắm xe hay không?". Đây là nghi ngại đầy cay đắng của hầu hết "thìa đất" lúc "bước chân vào đời". Câu trả lời là "không". Tiền lương chỉ vừa đủ cho giới trẻ Hàn Quốc chi trả các khoản sinh hoạt phí.
Tiền ảo xuất hiện ngay trong thời đại giới trẻ Hàn Quốc "thìa đất" nản chí nhất. Với thủ tục đăng ký đơn giản, trực tuyến và không giới hạn lượng mua thấp nhất, nó nhanh chóng trở thành "canh bạc" hợp pháp và thuận tiện, cho phép mọi điều kiện tài chính tham gia.
 |
Tiền ảo là cơ hội "một bước lên tiên" cho "thìa đất" (Ảnh minh hoạ) |
Mặc dù đầy rủi ro, nhưng tiền ảo cũng đem lại cơ hội đổi đời ngay trong chớp mắt. "Nguyên nhân chính khiến thanh thiếu niên, đặc biệt là các sinh viên đổ xô vào tiền điện tử là vì có khả năng kiếm được lợi nhuận khổng lồ chỉ trong thời gian ngắn," - quan chức chính phủ Hàn Quốc thừa nhận.
"Tôi đã mất trắng 20.000 đô (tương đương 461 triệu VNĐ), nhưng không sao cả," – Oh Ye-won (Seoul) thú nhận. "Tôi tin vào giá trị của đồng tiền điện tử và sẽ lấy lại những gì đã mất thông qua vụ đầu tư khác".
Ước tính, trên 70% giới trẻ Hàn Quốc đầu tư tiền điện tử bị rơi vào tình cảnh thua lỗ và mất trắng. Nhưng giống như Ye-won, họ không vì thế mà buông bỏ "canh bạc" này. Tầng lớp "thìa đất" Hàn Quốc ảo vọng, tiền ảo là "lối thoát số phận nghèo duy nhất". Họ bất chấp "ngã đau", kiên quyết bám đuổi đến cùng.
Trước nguy cơ "vỡ bóng bóng tiền ảo", chính phủ Hàn Quốc bắt buộc phải vào cuộc. Hiện tại, họ đang lên nhiều dự luật đối với lĩnh vực tiền điện tử, dự kiến sẽ áp dụng kể từ đầu năm 2022.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, Theinvestor)

Cảnh giác tiền ảo núp bóng đa cấp được nghệ sĩ Việt quảng cáo
Trong cùng ngày, nhiều nghệ sĩ Việt đăng bài quảng cáo cho một loại tiền ảo được cho là của một sàn đa cấp tiền ảo mà nhà đầu tư cần hết sức thận trọng.
" alt=""/>Cơn bão tiền ảo của Gen Z Hàn Quốc: Đua nhau dốc sạch túi đầu tư bất chấp nguy cơ tán gia bại sản