![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |


(Theo Tiền Phong)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
(Theo Tiền Phong)
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Phát triển nhanh và bền vững thì giải pháp phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay là phát triển xanh và phát triển số, vì nó tiêu tốn ít tài nguyên nhất. Các công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng tập trung chủ yếu cho phát triển xanh và số. Đổi mới sáng tạo thì cũng chủ yếu là trong lĩnh vực xanh và số. Phát triển xanh và phát triển số có thể coi là sự phát triển chủ đạo của nửa đầu thế kỷ 21. Quốc gia nào muốn bứt phá, vươn lên thay đổi thứ hạng thì phải tận dụng cơ hội này. Nhưng phải là đi trước người khác, đi trước quốc gia khác.
Phát triển kinh tế số và xã hội số thì cần một hạ tầng số hiện đại. Hạ tầng vật chất thì cần nhiều chục năm, cần rất nhiều tiền. Nhưng hạ tầng số thì có thể nhanh hơn nhiều, có thể chỉ một vài năm, và chi phí cũng nhỏ hơn hàng chục lần. Ngành TT&TT đặt mục tiêu hạ tầng số của Việt Nam sẽ vào top 30 thế giới trước năm 2025. Chiến lược phát triển Hạ tầng số Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành trong năm 2021 đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là hạ tầng số phải đi trước, phải lọt vào top đầu, để tạo nền tảng cho phát triển nhanh kinh tế số và xã hội số.
Kinh tế số kinh tế số hiện đang chiếm 15% GDP toàn cầu, tỷ lệ này của Mỹ là 21%, Trung Quốc là 30%, cao gấp 1,5 lần Mỹ. Tức là nước đi sau thì lại đi trước. Kinh tế số của Việt Nam là khoảng 10%. Chúng ta đặt mục tiêu 20% vào năm 2025. Để đạt mục tiêu này thì kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20-25%/năm. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 30%/năm như trong giai đoạn 2015-2020 thì kinh tế số của Việt Nam có thể chiếm tới 25% GDP vào năm 2025.
Lời giải của mục tiêu này nằm trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tháng 6 năm 2020 và Chiến lược Phát triển kinh số và xã hội số mà Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt trong Quý 3 năm 2021. Nếu nói gọn lại về lời giải này thì là sự kết hợp của thị trường mạnh và Nhà nước mạnh. Thị trường thì mạnh trong ngắn hạn còn Nhà nước thì phải mạnh trong dài hạn, mạnh về tầm nhìn xa trông rộng, dùng chi tiêu công và đầu tư công, khoảng 1-1,5% ngân sách hàng năm, để kích hoạt và dẫn dắt mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển kinh tế số và xã hội số.
Bất kỳ quốc gia nào đã hoá rồng, hoá hổ thì đều dựa vào sức mạnh tinh thần là chính. Mà sức mạnh này chỉ được kích hoạt khi quốc gia đó có một giấc mơ lớn, một khát vọng lớn. Đại hội 13 của Đảng lần đầu nói đến việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước hùng cường thịnh vượng và hạnh phúc. Nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam, của truyền thông Việt Nam là khơi dậy khát vọng này ở tất cả mọi người dân Việt Nam, và từ khát vọng này thành sức mạnh tinh thần, và từ sức mạnh tinh thần này thành hành động phát triển đất nước.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày 5/8/2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm vệc với Tổng công ty MobiFone về xây dựng chiến lược phát triển của MobiFone giai đoạn 2021-2025.
" alt=""/>Hạ tầng số đã sẵn sàng cho kinh tế số, xã hội sốMới đây, một đại lý bán ô tô cũ tại Hà Nội đã rao bán chiếc VinFast VF 6 Plus 2024 phiên bản thuê pin với mức giá 725 triệu đồng. Được biết, chiếc VF 6 Plus này chỉ mới di chuyển 3.000km và đăng ký biển số công ty. Người bán còn chia sẻ thêm: "Xe như mới, còn nguyên nilon và được miễn phí 2 năm thuê pin". Hiện nay, VF 6 Plus bản thuê pin đang có giá niêm yết 765 triệu đồng, người dùng hoàn tất thủ tục lăn bánh tại Hà Nội phải bỏ ra số tiền khoảng 790 triệu đồng.
So với mức giá lăn bánh thực tế hiện nay, chiếc VF 6 Plus chạy lướt đã mất giá khoảng 65 triệu đồng sau 3.000km lăn bánh, tương đương khấu hao khoảng 8,2%. Trong khi đó, đối thủ Honda HR-V RS cũ trong phân khúc cỡ B sau khi lăn bánh khoảng 3.000km chỉ có giá khoảng 870 triệu đồng, mất khoảng 130 triệu so với giá mua mới ban đầu khoảng 1 tỷ đồng, tương đương khấu hao 13%. Hyundai Creta Đặc biệt lăn bánh 4.000km có giá khoảng 670 triệu trên thị trường xe cũ, rớt giá khoảng 80 triệu so với giá mua mới 750 triệu, khấu hao khoảng 10,6%.
Qua đó có thể thấy, mẫu xe điện VinFast VF 6 có độ trượt giá sau sử dụng thấp hơn so với các mẫu xe chung phân khúc SUV cỡ B nhưng sử dụng động cơ xăng.
Anh Trung A. (thành viên một nhóm người dùng VF 6 trên Facebook) chia sẻ: "Nhiều đại lý báo giá VF 6 Plus mua kèm pin chỉ khoảng 780 triệu đồng, rẻ hơn 75 triệu so với giá niêm yết của hãng là 855 triệu đồng. Trong khi đó, VF 6 Plus thuê pin, đã qua sử dụng nhưng vẫn bán giá 725 triệu là khá cao, sẽ khó bán". Ngoài ra, những xe điện VinFast đăng ký gói thuê pin sẽ không được đổi qua gói mua pin trong tương lai và gói thuê pin sẽ có nhiều bất tiện đối với khách hàng mua để sử dụng cá nhân, gia đình.
So với các mẫu SUV cỡ B dùng động cơ đốt trong trên thị trường hiện nay như KIA Seltos, Mitsubishi Xforce, Hyundai Creta..., VinFast VF 6 Plus vượt trội hơn ở khả năng vận hành khi được trang bị mô tơ điện công suất tới 201 mã lực và mô-men xoắn 310Nm, mạnh nhất phân khúc và thậm chí ngang ngửa một vài mẫu SUV cỡ D. Ngoài ra, theo tính toán từ nhà sản xuất, chi phí sử dụng xe điện tiết kiệm 3 lần so với chi phí sử dụng xe động cơ xăng.
Theo thông số của VinFast, pin dung lượng 59,7kWh của VF6 Plus có thể cho phép đi được quãng đường 381 km, quy đổi chi phí sạc pin khoảng 230.000 đồng (3.858 đồng/kWh - tính theo điện kinh doanh).
So với đối thủ Honda HR-V G sử dụng động cơ xăng 1.8L khi đi ở quãng đường 381 km tương đương VF 6 Plus, người dùng phải tốn chi phí đổ xăng khoảng 641.000 đồng (điều kiện: quãng đường hỗn hợp, mức tiêu hao 6,74L/100km theo Honda công bố), cao hơn 2,78 lần so với chi phí tiêu hao năng lượng điện để chạy xe.
Qua đó, thấy được xe điện có chi phí vận hành xe rẻ hơn khá nhiều so với xe xăng.
Mặc dù có những lợi thế không thể bàn cãi nhưng người mua cũng lưu tâm là xe điện mất thời gian sạc pin ước chừng khoảng từ 1-2 tiếng tại trạm sạc hoặc 8-10 tiếng tại nhà. Thứ hai, khi xe điện chạy tốc độ cao (hơn 100km/h) sẽ hao pin hơn hơn khi chạy ở các dải tốc độ thấp (dưới 80km/h). Vì vậy, khi di chuyển trên cao tốc, người dùng xe điện thường sẽ tốn thời gian để sạc pin hơn di chuyển trong phố.
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ngoài bánh trung thu siêu rẻ, trên chợ mạng có nhiều loại bánh trung thu nhân trứng chảy, nhân phô mai, nhân trứng muối… được quảng cáo hàng nội địa nhập khẩu. Chị Nhâm (Hà Đông, Hà Nội) rao bán trên mạng giá hộp bánh trung thu mini 50g nhân trứng chảy chỉ có giá 90.000 đồng/hộp, 12 cái. Bánh được quảng cáo là hàng Đài Loan, ăn ngon, vị béo, không nhiều đường. Mỗi tháng, chị Nhâm bán hàng trăm hộp. Hạn dùng đến tháng 11/2023.
Trên nhóm sỉ đầu mối online, nhiều người còn rao bán các loại bánh này chỉ có giá 60.000-70.000 đồng/hộp, mua hàng trăm hộp giá chỉ còn hơn 50.000 đồng.
Trong khi đó, các cơ quan chức năng thường xuyên bắt giữ các lô hàng bánh trung thu không nguồn gốc. Ngày 31/8, Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tạm giữ 960 chiếc bánh trung thu nhân trứng chảy không hóa đơn chứng từ tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trước đó, ngày 21/8, Đội Quản lý thị trường số 22 Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Bắc Từ Liêm cũng phát hiện địa điểm đang kinh doanh 4.608 chiếc bánh trung thu Bibizan do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa. Toàn bộ số bánh trung thu trên cũng được lực lượng chức năng tạm giữ và xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo ông Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, trong thời gian từ nay đến Tết Trung thu, cơ quan này sẽ thường xuyên tiến hành kiểm tra các đơn vị sản xuất và cung cấp bánh trung thu từ nguồn gốc sản phẩm tới lấy mấu bánh mang đi kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
Để mua bánh trung thu an toàn, ông Phong khuyến cáo người tiêu dùng tốt nhất nên chọn mua các cửa hàng bánh có nguồn gốc rõ ràng, các thương hiệu có uy tín, được cấp phép. Tuyệt đối không mua các loại bánh giá rẻ bất thường. Các sản phẩm bán trên mạng thường không được kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm.
Cùng quan điểm, bác sĩ Hà Vũ Thành, Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết thành phần bánh trung thu có rất nhiều nguyên liệu. Nếu các nguyên liệu này không đảm bảo chất lượng đầu vào, người tiêu dùng mua phải sản phẩm kém chất lượng. Từ vỏ bánh là các loại bột, đường, bơ, mỡ lợn đến nhân các loại nhân đậu, nhân hạt sen, trứng muối đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Người làm có thể mua nguyên liệu rẻ, hết hạn sử dụng về "phù phép" làm lại bánh. Một thành phần trong số các nguyên liệu trên không an toàn sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Bác sĩ Thành lưu ý người dân mua bánh cần quan sát kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng, tốt nhất nên chọn mua sản phẩm mới xuất xưởng càng sớm càng tốt. Bánh phải có nguồn gốc rõ ràng gồm có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản. Người dân không chọn sản phẩm: dập nát biến dạng, bao bì rách nát, có màu sắc khác thường, có mùi khác lạ.