Nghị định thay thế cũng đưa ra yêu cầu về việc các doanh nghiệp cần mô tả quy trình, cách thức phân phối nội dung trên nền tảng của mình và công bố công khai trong thỏa thuận cung cấp dịch vụ hoặc trong mục tiêu chuẩn cộng đồng để người dùng biết và có thể đưa ra lựa chọn sử dụng.
Trong dự thảo Nghị định thay thế, các mạng xã hội được yêu cầu cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quét nội dung theo yêu của của Bộ TT&TT. Điều này nhằm giúp cơ quan chức năng thuận tiện hơn trong việc rà quét nội dung vi phạm.
Bên cạnh đó, theo quy định mới, các doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc cung cấp thông tin, phổ biến quy định pháp luật có liên quan đến người dùng Việt Nam.
Nội dung đáng lưu ý trong dự thảo Nghị định thay thế còn có các quy định về việc xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động, quy định về quản lý livestream, các quy định nhằm bảo vệ người dùng mạng xã hội,...
Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT, do Nghị định 72/2013 và Nghị định 27/2018 ban hành đã lâu, không bao quát hết được những thay đổi của thực tiễn, Nghị định thay thế sẽ giúp cập nhật, bổ sung, điều chỉnh cho các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Hội thảo diễn ra trong không khí trao đổi, thảo luận, trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Từ ý kiến đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, Bộ TT&TT sẽ tập hợp trình Chính phủ để tiến tới việc sớm ban hành Nghị định thay thế về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Nam MC cũng chia sẻ, hiện tài khoản của anh vẫn còn quyền kiểm soát nhưng tên và hình đại diện đã bị thay đổi. Một số video của Đức Bảo cũng bị xóa khiến anh phần nào hụt hẫng bởi có đăng tải lại lên mạng cũng không còn nguyên vẹn cảm xúc, suy nghĩ như ban đầu.
"Những nơi mình đi, những người mình gặp, những sự kiện mình dẫn, những khoảnh khắc của gia đình mình 'bốc hơi' trong nháy mắt. Bản thân mình luôn cẩn trọng với công tác bảo mật thông tin trong 20 năm dùng mạng nhưng cuộc sống ai biết được chữ ngờ", MC Đức Bảo tiếc nuối.
Chia sẻ với VietNamNet, MC Đức Bảo xác nhận việc khoảng một tuần vừa qua, anh liên tục bị tấn công trên môi trường mạng. Những tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội của nam MC đều bị hacker tấn công.
"Mình chỉ mong mọi người cẩn thận với các tài khoản email, mạng xã hội, ứng dụng điện thoại thông minh, ngân hàng... Hãy thường xuyên để ý cảnh báo nếu có hiện tượng bị rò rỉ thông tin, mật khẩu, không sử dụng Wi-Fi công cộng đặc biệt là mạng không có mật khẩu. Mọi người cũng nên đổi mật khẩu 6 tháng 1 lần để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc", MC Đức Bảo chia sẻ bài học với người dùng mạng.
MC Đức Bảo, sinh năm 1987 là gương mặt quen thuộc với khán giả qua chương trình truyền hình Chúng tôi là chiến sĩ. Năm 2022, Đức Bảo đoạt giải Biên tập viên dẫn chương trình ấn tượng tạiẤn tượng VTV. Anh cũng được chọn dẫn trong các sự kiện lớn như SEA Games 31, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, Vietnam Idol 2023...
Clip hậu trường buổi làm việc của MC Đức Bảo:
Theo đó, thời gian gần đây huyện đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử. Cụ thể, huyện Yên Châu đã phối hợp với các Sở, ban, ngành đẩy mạnh việc tập huấn, phổ biến các kiến thức, kỹ năng trong thương mại điện tử cho các HTX, người dân.
Theo đó, vừa qua đã có trên 40 doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh được tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật và các kiến thức cần thiết khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử ở các xã như Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Chiềng Tương, Chiềng On, Yên Sơn...
Tại lớp tập huấn các chuyên gia đã trực tiếp hướng dẫn cho doanh nghiệp, HTX, các hộ sản xuất, kinh doanh thực hành tại vườn về các kỹ năng xây dựng quy trình, chức năng và liên kết tài khoản Tiktokshop, Zalo, các kỹ năng livestream, chỉnh sửa, hậu kỳ video, lồng tiếng, phụ đề, để thu hút người xem, quảng bá, bán hàng trên kênh Tiktok, mạng xã hội Facebook cũng như hướng dẫn đăng ký, mở gian hàng, lập tài khoản, hướng dẫn quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội...
Thông qua buổi tập huấn đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh từng bước tiếp cận và hiểu được vai trò, lợi ích của thương mại điện tử mang lại, từ đó có kỹ năng triển khai ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Đây là cách làm đúng hướng theo nhận định của Cục Xúc tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) khi cho rằng đối với Sơn La, hình thức bán hàng trực tuyến qua livestream là phù hợp và hiệu quả hơn thương mại điện tử.
Bởi bán hàng trên kênh thương mại điện tử sẽ liên quan đến các vấn đề bao gói, bảo quản, làm thương hiệu sau thu hoạch... Trong khi đó, tại Sơn La chủ yếu các trang trại, HTX còn yếu khâu này. Hình thức bán hàng trực tuyến qua livestream sẽ phù hợp với điều kiện của người nông dân.
Bên cạnh các kênh tiêu thụ truyền thống, năm 2021, UBND tỉnh Sơn La cũng đã ký kết thoả thuận với sàn thương mại điện tử Shopee, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (sàn thương mại điện tử Postmart) hợp tác nhằm hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản và các sản phẩm tiêu biểu khác của địa phương lên sàn thương mại điện tử.
Theo đó, mận hậu và xoài tròn Yên Châu (Sơn La) cũng chính thức lên sàn thương mại điện tử Shopee và được phân phối tại thị trường Hà Nội và TP. HCM. Các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử đều được Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.
Với những cách làm đổi mới, sáng tạo mà UBND tỉnh Sơn La triển khai tới từng huyện như vừa qua, nông sản địa phương này ngày càng có mặt ở nhiều thị trường không chỉ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu.
" alt=""/>Sơn La, hướng dẫn người dân bán nông sản trên Tiktok, mạng xã hội Facebook