- Quý ông 78 chưa kịp vui vì có bạn gái trẻ đã vội buồn vì “bộ máy” vận hành trục trặc, đành cầu cứu bác sĩ nam khoa trợ giúp.
Khi tuổi tác ào đến, hầu hết quý ông đều mặc định thời kỳ đỉnh cao phong độ của mình đã qua đi không trở lại khiến tâm lý tình dục trở nên hết sức nặng nề.
Tuy nhiên có không ít quý ông U80 vẫn còn hừng hực lửa yêu và tìm mọi cách để không tắt lửa lòng.
ThS.BS Nguyễn Thế Lương, PGĐ Bệnh viện Thận Hà Nội là người được nhiều quý ông trao gửi nỗi niềm khó nói. Anh đã giúp không ít bệnh nhân tìm lại lửa thanh xuân khi tuổi đã toan về già.
BS Lương cho biết, bệnh nhân cao tuổi nhất anh từng nhận lời giúp đỡ là cụ ông 78 tuổi sống tại Hà Nội. Cách đây vài năm, cụ khoe mới có bạn gái trẻ, ngoài 40 tuổi. Cả 2 có tình cảm mặn nồng nhưng chuyện “yêu” không được như ý muốn, luôn trong tình trạng trên bảo dưới không nghe.
 |
BS Nguyễn Thế Lương |
Cụ lấy làm phiền lòng lắm. Quyết không để bạn gái thất vọng, cụ thân chinh đến tìm gặp BS Lương nhờ tư vấn. Sau khi nghe cụ trải lòng, anh đã xây dựng liệu trình toàn diện cho cụ, từ nâng cao thể chất, tăng cường dinh dưỡng, tập luyện, thay đổi lối sống và điều trị rối loạn cương, xuất tinh sớm.
“Sau khoảng 3 tháng đạt kết quả thấy rõ. Ngày đẹp trời cụ gọi reo lên ‘Lương ơi, giờ chú rất tự tin rồi!'. Nghe xong bản thân tôi cũng thấy vô cùng hạnh phúc”, BS Lương chia sẻ.
Giờ cụ đã 81 và vẫn rất hài lòng chuyện gối chăn với bạn gái, cứ đều đặn 3 tháng, cụ đến tái khám một lần.
Ở độ tuổi 60-70, niềm khao khát giữ lửa còn mãnh liệt hơn nữa. BS Lương cho biết, cách đây 2 hôm anh có tư vấn cho một doanh nhân 54 tuổi.
Vị doanh nhân này cùng vợ trẻ 22 tuổi đến bệnh viện khám vì mãi không có con sau 1 năm kết hôn. Nhưng khi hỏi lần lượt từng người thì vỡ lẽ ra, cặp đôi này không chỉ cần có con mà còn muốn chất lượng đời sống tình dục cao hơn nữa.
Ông chồng than phiền cương kém, thời gian ngắn quá. Trong khi đó cô vợ trẻ không chút e dè, bộc bạch rằng chưa hài lòng, mong muốn được chồng đáp ứng nhiều hơn, nhất là khi chồng thường xuyên đi công tác xa nhà.
Thời điểm ‘tắt lửa’ tuỳ thuộc mỗi người
Sẽ không có mốc chung về thời điểm “tắt lửa” cho tất cả mọi đối tượng vì còn phụ thuộc vào sức khoẻ của mỗi người. Có điều tương đối là phụ nữ thường mãn kinh sớm hơn đàn ông.
BS Lương cho biết, với phụ nữ ngoài 40 tuổi sẽ bắt đầu cảm nhận rõ thời kỳ mãn kinh. Lúc này hàm lượng estrogen sẽ giảm không phanh, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, lúc dài lúc ngắn đến các cơn bốc hoả, tình trạng khô âm đạo bắt đầu xuất hiện. BS Lương gọi giai đoạn này ở phụ nữ như “máy bay bổ nhào”.
 |
Tuổi tác là yếu tố tác động lớn nhất đến khả năng tình dục nhưng không phải là tất cả |
Với các quý ông, khả năng tình dục cũng không phải vô biên. Từ sau 30 tuổi, mỗi năm sụt giảm 0,8-1,3% hàm lượng hormone nhưng giai đoạn này cơ thể vẫn có thể bù lại nên không nhận thấy rõ.
Từ 40 tuổi, các dấu hiệu mãn dục sẽ rõ nét hơn ở nam giới. Dễ thấy là giảm ham muốn, độ cương cứng giảm, chất lượng tinh trùng giảm dần, khối lượng cơ bắp giảm, mỡ tích nhiều hơn, có người bị bốc hoả, giảm chú ý, rối loạn giấc ngủ...
Trên 60 tuổi, độ cương sẽ không tốt dẫn đến “chưa đến chợ đã hết tiền”, không tạo được cú dứt điểm mà chỉ "kéo cưa lừa xẻ" khiến các quý ông dễ chán, quý bà cũng nản nên dần cả 2 giảm ham muốn.
Chưa kể, từ 60 trở đi, phổ biến mỗi người mắc 2-3 bệnh lý mãn tính, sức khoẻ suy giảm nên khả năng tình dục cũng giảm theo.
“Tuy nhiên yếu tố tuổi tác không phải là tất cả, nó ảnh hưởng nhiều nhất đến thời điểm tắt lửa nhưng ngoài ra còn phụ thuộc vào thể chất, lối sống, quan niệm tình dục của mỗi người”, BS Lương nói.
Do đó nếu 60, 70 tuổi nhưng sức khoẻ dồi dào, tập luyện thường xuyên và vẫn có nhu cầu là chuyện hết sức bình thường.
Với người Việt, phần lớn người cao tuổi thường bị rào cản tâm lý, sợ con cháu cười chê. Chưa kể nhiều bà thường ngủ với cháu, xuề xoà bản thân vì nghĩ có tuổi rồi cần gì chăm chút. Sự thiếu kết nối khiến nguồn cảm hứng vơi cạn rồi tắt dần.
Trong khi nếu vẫn duy trì được đời sống tình dục, sẽ trở thành một liệu pháp cân bằng tâm lý rất tốt, có thể tạo được ra các hormone nội sinh có tác dụng rất tốt với cơ thể.
Minh Anh
" alt=""/>Chuyện phòng the: Bác sĩ nam khoa kể chuyện ‘yêu’ của quý ông U80
Chất psychedelic tìm thấy trong “nấm ma thuật” với khả năng gây ảo giác đã được các nhà khoa học chứng minh đem đến hiệu quả tốt trong việc điều trị lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân ung thưChất psychedelic tìm thấy trong “nấm ma thuật” với khả năng gây ảo giác đã được các nhà khoa học chứng minh đem đến hiệu quả tốt trong việc điều trị lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân ung thư
Nấm ma thuật
Nấm ma thuật là còn có tên gọi khoa học là nấm Psilocybe mọc phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như Bắc Mỹ, Mexico, Nam Mỹ, bán đảo Scandinavia và một số vùng thuộc châu Á. Cây nấm này có chiều cao khoảng 5-12cm, mũ nấm có đường kính từ 1-2cm, màu nâu vàng, oliu xám, khi khô mũ nấm chuyển sang màu vàng rơm.
Mũ nấm hình nón hoặc chóp nhọn, phủ một lớp bọc nhầy trong. Cuống nấm dài và mỏng từ 5-12cm x 0,2cm có màu như mũ nấm, cũng có khi màu xanh lục hoặc xanh lam.
Thịt nấm màu nâu nhạt, mùi như mùi củ cải, vị nhạt, mọc ở nơi có nhiều vi khuẩn như phân bò, cỏ mục hay gỗ mục. Nấm ma thuật mọc ở khắp mọi nơi trên thế giới, được phát hiện và sử dụng từ thời cổ đại trong cả mục đích giải trí và tôn giáo.
Những năm gần đây, các nhà khoa học phát hiện hợp chất Psilocybin có trong nấm ma thuật hứa hẹn mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh nhân trầm cảm nặng không đáp ứng được với các liệu pháp khác.

|
Nấm ma thuật.
|
Các nghiên cứu khoa học
Các nghiên cứu về tác dụng của Psilocybin đã được tiến hành từ những năm 1950 đến những năm 1970 sau chiến dịch đàn áp quy mô lớn về việc cấm sử dụng ma túy.
Tuy nhiên sau đó, nghiên cứu về nấm ma thuật ngừng lại trong đầu thập niên 70 sau khi Psilocybin được phân loại vào chương trình thuốc loại 1, có nghĩa thuộc danh sách loại thuốc bất hợp pháp và cấm sử dụng trong y tế. Cho đến những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về Psilocybin được tiến hành lại.
TS. Stenphen Ross thuộc Đại học New York và TS. Roland tại Đại học Johns Hopkins cùng các đồng nghiệp nghiên cứu về tác dụng của cây nấm ma thuật đối với những bệnh nhân ung thư mắc trầm cảm kháng trị. Nghiên cứu tại Đại học New York với sự tham gia của 29 bệnh nhân, tại Đại học Johns Hopkins với sự tham gia của 51 bệnh nhân.
Trong cả hai nghiên cứu này các bệnh nhân được chia nhóm ngẫu nhiên dùng Psilocybin hoặc giả dược. Kết quả cho thấy ở cả hai nghiên cứu, điều trị Psilocybin đều hiệu quả hơn so với giả dược. Cụ thể, trong nghiên cứu của Đại học New York, 83% người tham gia đều giảm các triệu chứng trầm cảm sau 7 tuần điều trị bằng Psilocybin so với 14% những người dùng giả dược.
Những bệnh nhân này cũng cho biết chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện đáng kể, ít xuất hiện các triệu chứng lo lắng, trầm cảm. Trong nghiên cứu tại Đại học John Hopkins, 67% người tham gia cho biết họ đã trải nghiệm được sự thay đổi trong cách nhìn nhận thế giới theo chiều hướng tích cực hơn sau thời gian dùng nấm ma thuật.
Hướng đi trong tương lai
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 350 triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm, rối loạn với các đặc trưng: mất hứng thú hoặc niềm vui, mệt mỏi, xem thường giá trị bản thân, ngủ không ngon, mất cảm giác ngon miệng và kém tập trung.
Có nhiều biện pháp chữa trị căn bệnh này, tuy nhiên có khoảng 20% bệnh nhân không đáp ứng việc dùng thuốc hay điều trị tâm lý và 20% này được xếp vào nhóm trầm cảm kháng trị. Do đó, việc phát hiện ra hợp chất Psilocybin trong nấm ma thuật sẽ là hướng đi mới, hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm ở người mắc bệnh ung thư.
Theo các chuyên gia tâm lý, ngay từ khi phát hiện ung thư, các bệnh nhân thường có biến chuyển tiêu cực trong tâm lý và nhanh chóng chuyển sang trạng thái lo lắng cao độ dẫn tới trầm cảm, thậm chí có nguy cơ tự sát cao.
Theo các nhà khoa học, chất Psilocybin tác động vào thần kinh bằng cách phá vỡ mạng lưới thông tin liên lạc bình thường của não cho phép kết nối các vùng não vốn không tương tác với nhau. Điều này sẽ dẫn đến hưng phấn, ảo giác và thay đổi nhận thức.
Tuy nhiên, hợp chất này cũng gây ra một số tác dụng phụ như lo lắng và hoang tưởng, do đó các nhà khoa học đang tiếp tục tìm hiểu việc sử dụng Psilocybin như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời tránh được các tác dụng phụ.
TS. Jeffrey Lieberman, Trưởng khoa Tâm thần học của Đại học Columbia cho biết: “Mặc dù thử nghiệm sử dụng Psilocybin trong điều trị trầm cảm mang kết quả đầy hứa hẹn, tuy nhiên liều dùng tối ưu và tần suất dùng psilocybin vẫn chưa được đưa ra tiêu chuẩn.
Đồng thời, đối tượng nghiên cứu cần nhân rộng ra nhiều nhóm người không chỉ với các bệnh nhân ung thư bị trầm cảm ngoài ra nghiên cứu cũng cần tiến hành ở nhiều khu vực địa lý khác nhau để thu được kết quả tổng quát”.
Nghiên cứu này được công bố trên số ra ngày 1/12 của Tap chí Psychopharmacology.
Theo Sức khỏe và Đời sống
" alt=""/>Chữa ung thư: 'Nấm ma thuật' trị trầm cảm ở bệnh nhân ung thư