Ngôi mộ nằm giữa phòng khách trong căn biệt thự ở Bến Tre
Giữa căn phòng sang trọng, một ngôi mộ ốp đá hoa cương màu vàng nằm im lìm như chìm trong giấc ngủ.
Giữa căn phòng sang trọng, một ngôi mộ ốp đá hoa cương màu vàng nằm im lìm như chìm trong giấc ngủ.
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bên cạnh việc cấp phép và nhập khẩu thuốc thương mại thông thường, năm 2020 để phục vụ các ca nhiễm độc tố Botilinum do sử dụng patê chay có chứa độc tố, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) đã đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ tìm kiếm nguồn cung thuốc BAT và WHO đã có những hỗ trợ rất kịp thời 10 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (A,B,C,D,E,F,G) – (Equine). Lô thuốc này đã góp phần kịp thời cứu chữa các bệnh nhân.
Với các trường hợp ngộ độc Botilinum đang mắc tại TP.HCM, ngay khi nhận được báo cáo của Sở Y tế thanh phố này, ngày 21/5, Cục Quản lý dược đã khẩn trương liên hệ với WHO để hỗ trợ giải quyết.
Bộ Y tế cho biết WHO đang khẩn trương liên hệ để tìm nguồn thuốc hỗ trợ. Ngoài ra Cục Quản lý dược cũng chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy liên hệ với các công ty nhập khẩu, cung ứng để có thêm nguồn cung thuốc.
Bệnh viện Chợ Rẫy đang theo dõi, điều trị cho 3 bệnh nhân ngộ độc Botulinum, gồm 2 anh em ruột (26 tuổi và 18 tuổi) cùng một người đàn ông 45 tuổi. Đây là các ca ngộ độc bolutinum xuất hiện ngay sau khi 3 trẻ nhỏ nhập viện vì ăn chả lụa bán dạo.
Chiều 22/5, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết cả 3 bệnh nhân đều có sức cơ 0/5-1/5, gần như liệt hoàn toàn và phải thở máy.
Theo bác sĩ Hùng, nguyên nhân khiến bệnh nhân bị liệt là do độc chất botulinum. Thuốc giải sẽ được sử dụng hiệu quả nhất khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng yếu liệt, giúp trung hòa chất độc.
Trong trường hợp không có thuốc giải, độc tố tiếp tục tấn công bệnh nhân. Botulinum tấn công vào hệ thống thần kinh khiến dẫn truyền không còn, các cơ không điều khiển được và gây liệt. Khi liệt cơ hô hấp, bệnh nhân sẽ suy hô hấp, tử vong nếu không được điều trị hỗ trợ.
Giải pháp căn cơ nào cho nguồn cung thuốc hiếm?Bộ Y tế cho biết, để chủ động hơn với các thuốc chống ngộ độc nói riêng, các thuốc hạn chế về nguồn cung nói chung, Bộ Y tế đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý, chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.
Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế - xã hội; đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến (vì không có bệnh nhân).
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý, không bảo quản và sử dụng thức ăn đã được chế biến từ lâu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc nói chung, ngộ độc độc tố Butilinum nói riêng.
" alt=""/>Bộ Y tế: 'WHO đang liên hệ khẩn tìm nguồn thuốc giải độc Botulium'Theo giới quan sát, trung bình một năm người sử dụng ô tô thường di chuyển ở mức phổ biến từ 10.000-15.000km, tương đương khoảng 834-1.250km/tháng. Như vậy, với những dòng xe điện VinFast đang bán ra thị trường, trung bình một tháng người sử dụng chỉ cần sạc pin khoảng 4 lần. Do đó, thời gian dành cho việc sạc pin không phải vấn đề quá lớn với chủ xe điện như một vài lầm tưởng.
“Nhìn bản đồ trạm sạc hiện tại, đi bất cứ đâu từ đồng bằng đến vùng đèo núi cũng có trạm sạc với đủ công suất khác nhau. Tỉnh lộ, quốc lộ khoảng 30-40km lại có một trạm”, anh Đỗ Trường, một chủ xe VF 9 cho biết.
Thực hiện khá nhiều chuyến đi dài từ khi nhận xe, anh Trường chưa từng cảm thấy bất tiện vì chuyện sạc điện. Theo anh, chỉ cần lên kế hoạch để nghỉ ngơi đúng các điểm có trụ sạc trên lộ trình là ổn thoả. Còn khi sử dụng hàng ngày, với tần suất đi khoảng 30km/ngày, chủ xe VF 9 này chỉ cần sạc pin một lần vào dịp cuối tuần là đủ. Thời gian chờ đợi, anh thoải mái làm những việc khác như đi mua sắm, cafe… hay ngồi trong xe bật điều hoà nghe nhạc.
Ngoài sạc ở trạm công cộng, anh Trường cũng chủ động sạc ở nhà với bộ sạc 3,5kW theo xe, qua khoảng 10 tiếng, tương đương một giấc ngủ qua đêm, chiếc VF 9 của anh có thể đi được khoảng 130km, đủ cho quãng đường đi làm vài ngày. Vị chủ xe còn ví von việc sạc pin “dễ dàng như cắm quạt hay sạc điện thoại”.
Đầu tư khủng, hệ thống trạm sạc sắp tăng tốc phủ sóng
Ngoài những chia sẻ từ chính chủ xe, tốc độ phát triển hạ tầng trạm sạc của VinFast cũng liên tục được cập nhật trên website của hãng và các ứng dụng bản đồ thông dụng. Với quy hoạch 150.000 cổng sạc, đến nay, hệ thống sạc VinFast đã phủ rộng ở 63 tỉnh, thành phố. Trên 125 tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cao tốc, chủ xe đều có thể dễ dàng tìm thấy trụ sạc, với khoảng cách trung bình giữa hai điểm sạc là 65km. Thậm chí, mật độ này trong đô thị còn thấp hơn, chỉ khoảng 3,5km giữa mỗi điểm sạc.
Không dừng lại ở đó, hãng xe Việt cho biết vẫn tiếp tục công cuộc phát triển trạm sạc để thu hẹp hơn nữa khoảng cách giữa các điểm sạc. Điểm nhấn mới nhất trên hành trình này là sự xuất hiện của V-GREEN - công ty mới được tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập, đóng vai trò đối tác phát triển mạng lưới trạm sạc xe điện cho VinFast trên quy mô toàn cầu. Tại Việt Nam, V-GREEN có kế hoạch đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng trong vòng 2 năm tới để xây mới, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống trạm sạc đang có của VinFast.
Giới chuyên gia dự báo, với khoản đầu tư bổ sung này, hệ thống cổng sạc trong nước sẽ mọc lên như “nấm sau mưa” trong những năm tới.
Ngoài việc phủ rộng về quy mô, VinFast đang cung cấp cho chủ xe hệ thống trụ sạc với công suất đa dạng từ 11kW, 30kW, 60kW, 180kW và 250kW, được lắp đặt tại các địa điểm tiện lợi cho khách hàng như bãi đỗ xe, trạm xăng, dầu, trạm dừng nghỉ... Gần đây, hãng xe Việt bắt đầu triển khai thử nghiệm loại trụ sạc công suất đến 360kW tại Đà Nẵng, cho phép sạc nhiều xe cùng lúc với công suất tối ưu tùy theo số lượng xe và khả năng tiếp nhận, từ đó giảm thiểu thời gian chờ đợi cho khách hàng.
Với những nỗ lực của VinFast, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có hạ tầng trạm sạc tốt nhất thế giới, đi tiên phong trong công cuộc chuyển đổi sang các loại phương tiện xanh. Theo tính toán, trong năm 2023, hạ tầng trạm sạc của VinFast có mức tăng trưởng lên tới 75% (so với năm 2022). Đây là tốc độ phát triển đáng nể, thậm chí vượt trội so với nhiều nước phát triển trên thế giới.
Trong bối cảnh thị trường xe điện ngày càng thu hút sự quan tâm của những thương hiệu “ngoại binh”, việc sở hữu hạ tầng trạm sạc có độ phủ rộng nhất, được đầu tư kỹ lưỡng sẽ là lợi thế cho hãng xe Việt duy trì vị thế đứng đầu, đồng thời tiến gần hơn tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành hình mẫu về giao thông xanh trong khu vực.
Phương Cúc
" alt=""/>Trạm sạc phủ khắp nẻo đường, nạp điện ô tô tiện như đổ xăng