Ngay sau khi thông tin này lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ bức xúc. Họ thừa nhận giá trị hiến máu, nhưng phản đối cách làm việc của nhà trường.
Liên quan đến vụ việc, đại diện Học viện Tài chính Cáp Nhĩ Tân khẳng định, thông báo hiến máu dựa trên tinh thần tự nguyện của sinh viên. "Chúng tôi nêu rõ đây là hoạt động khuyến khích, không ép buộc. Nhà trường hy vọng các đảng viên, lớp trưởng sẽ gương mẫu tham gia hoạt động hiến máu", đại diện học viện lên tiếng.
Người này nói thêm: "Sẽ làm rõ và xử lý đoạn tin nhắn cố vấn học tập đe doạ sinh viên không tham gia hiến máu bị trừ điểm rèn luyện". Lý giải của nhà trường hiện vẫn gây ra tranh cãi, vì họ cho rằng nếu là hoạt động tự nguyện, không nên áp đặt số lượng 5 sinh viên/lớp.
Giữa tháng 12, huyện Vũ Nghĩa (Chiết Giang, Trung Quốc) cũng ra thông báo, yêu cầu phụ huynh hiến 100ml máu hoặc quyên góp 1.000 NDT (3,4 triệu đồng) cho tổ chức từ thiện, để đổi lấy 2 điểm cộng khi đăng ký vào trường tiểu học cho con.
Huyện này quy định rõ, phụ huynh hiến 400ml máu sẽ đổi được 8 điểm, hiến tế bào gốc là 10 điểm, hiến tế bào gốc tạo máu là 30 điểm và tham gia hoạt động tình nguyện do chính phủ tổ chức được cộng 10 điểm. Tổng số điểm phụ huynh có thể tích lũy cho con lên đến 30.
Chia sẻ với truyền thông, đại diện phòng giáo dục huyện cho biết, 3 năm qua áp dụng chính sách nhập học dựa trên điểm cộng với những công dân mới, mong muốn cho con theo học tại các trường tiểu học địa phương.
Theo Sina
Quyết định “đi học hay nghỉ” sáng nay cũng là chủ đề xôn xao ở nhiều nhóm hội phụ huynh sáng nay, bởi nhiệt độ được thông báo dưới 10 độ C. Cũng không ít phụ huynh vẫn quyết định cho con đến lớp bởi lớp học có điều hòa giữ ấm.
Sau hồi lưỡng lự, chị N.P (quận Cầu Giấy) vẫn quyết định cho con đến lớp bởi các phụ huynh trong nhóm thông tin lớp có điều hòa ấm.
“ Có điều hòa giữ ấm trong lớp thì có khi còn ấm hơn ở nhà, chỉ lạnh một chút thời gian đi đến trường. Vợ chồng tôi đều phải đi làm nên con ở nhà cũng chẳng có ai trông, lại thêm lo lắng”, chị N.P chia sẻ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các nơi thuộc Bắc Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh, từ ngày 22/1, khu vực Hà Nội sẽ có những ngày rét đậm, rét hại có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.
Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các trưởng phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các nhà trường duy trì việc theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại bản tin dự báo thời tiết trong chương trình “Chào buổi sáng" trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình "Hà Nội buổi sáng" trên kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào 6h sáng hằng ngày.
Căn cứ vào thông tin này, hiệu trưởng các nhà trường trên địa bàn thành phố chủ động điều chỉnh giờ học hoặc cho học sinh nghỉ học. Theo đó, học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C; học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7°C.
Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết của từng địa phương, các nhà trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, nhà trường cần linh hoạt giải quyết để học sinh được vào học.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng lưu ý các nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại. Các trường phối hợp phụ huynh nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm. Nhà trường không bắt buộc học sinh mặc đồng phục trong những ngày trời rét; đồng thời, tăng cường kiểm tra và sửa chữa kịp thời cửa các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... bảo đảm tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đang nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đảm bảo cho trường chi trả lương và các chế độ phụ cấp năm 2023 cho cán bộ, viên chức và người lao động của trường trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
UBND tỉnh xin ý kiến Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho khoanh nợ đối với khoản kinh phí đào tạo không đạt chỉ tiêu của Trường Cao đẳng Y tế từ năm 2020 trở về trước, số tiền 15,5 tỷ đồng từ năm 2023 đến năm 2025.
Đồng thời, tạm hoãn việc giảm trừ dự toán của trường từ năm 2023 đến năm 2025 (mỗi năm 1,9 tỷ đồng) để có kinh phí trả lương cho cán bộ viên chức, giảng viên, người lao động.
Tỉnh tạm hoãn việc khấu trừ dự toán năm 2023 số tiền 1.322 triệu đồng do Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam cho Bệnh viện Đa khoa thuộc Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam tạm ứng năm 2021; Tạm cấp kinh phí để chi trả lương và chế độ cho cán bộ, viên chức, người lao động trước Tết Nguyên đán.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, ngày 14/12/2023, 18 cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam gửi thông báo quyết định ngừng việc tập thể. Các cán bộ này thuộc Khoa Điều dưỡng và Khoa Y tế. Thông báo ngừng việc bắt đầu từ ngày 18/12.
Lý do được những cán bộ, giảng viên này đưa ra là nhà trường đã không thanh toán tiền lương và phụ cấp cho họ trong 6 tháng, tính từ tháng 7/2023 đến nay. Trong thời gian nợ lương này, vì không muốn ảnh hưởng đến việc học của sinh viên nên các cán bộ, giảng viên vẫn đến trường làm việc.
Đến chiều 18/12, hai giảng viên khoa Y đã ngừng dạy, hơn 30 sinh viên phải nghỉ học. Cùng với đó, 9 giảng viên khoa Y cũng đã thống nhất ngừng việc tập thể từ ngày 20/12, nâng tổng số người lao động ngừng việc lên 27.
Ngày 19/12, sau cuộc họp với ban lãnh đạo nhà trường, đại đa số giảng viên đồng ý tiếp tục giảng dạy đến hết ngày 31/12 để đợi tiền lương trường con nợ. Đến ngày 20/12, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định cấp 1,239 tỷ đồng để “giải cứu” tạm thời vấn đề của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam.
Số tiền lương trường nợ giảng viên trong 6 tháng là 4,9 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội 1,4 tỷ đồng và chế độ phụ cấp 1,3 tỷ đồng. Tổng cộng 7,6 tỷ đồng.