Không chỉ với trẻ nhỏ, người lớn cũng có tình trạng “á khẩu” sau cú sốc lớn. Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nữ bệnh nhân ngoài 40 tuổi mất khả năng giao tiếp sau khi chồng đột ngột gặp tai nạn và qua đời. Đi khám, người phụ nữ này chỉ phát ra các nguyên âm như “a”, “ê” “i”… dù rất muốn giao tiếp thành từ, câu nhưng bất lực.
Tiếp nhận các bệnh nhân này, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm, chụp chiếu, đánh giá loại trừ bệnh lý thần kinh, các tổn thương não cấp tính gây ra tình trạng “thất ngôn”. Sau đó, bệnh nhân sẽ được khai thác kỹ tiền sử để tìm nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị, trị liệu phù hợp.
Bác sĩ Minh cho hay so với người lớn, hầu hết trẻ em gặp rối loạn stress sau sang chấn có biểu hiện nhẹ hơn, thời gian để “chữa lành” nhanh. Nguyên nhân là phát triển thần kinh ở trẻ có tính linh hoạt hơn. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ không chỉ bị hạn chế ngôn ngữ mà còn có thể gây ra các xung đột quá mức khiến bé lầm lì, cục cằn trong ứng xử. Rối loạn ngôn ngữ có thể tạo ra rối loạn tâm lý và dần trở thành bệnh lý, nghiện game, trầm cảm…
Theo các bác sĩ, triệu chứng của rối loạn stress sau sang chấn thường bắt đầu trong vòng 3 tháng của sự kiện. Mỗi người một mức độ và thời gian khác nhau, có người chỉ 6 tháng nhưng có người dài lâu hơn.
Với trẻ gặp rối loạn stress sau sang chấn tâm lý, thành quả điều trị phụ thuộc lớn vào gia đình. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bố mẹ, gia đình tham gia trị liệu cùng trẻ. Đơn cử, với bé trai 4 tuổi trên đây, các bác sĩ đã phải tư vấn cha mẹ về cách dạy con giao tiếp, tăng cường đưa trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, hạn chế để trẻ nhìn thấy hình ảnh của ông để trẻ dần nguôi ngoai… Với trường hợp của bệnh nhi 8 tuổi, hiểu rõ vấn đề của con trai, bố mẹ cố gắng hòa hợp hơn, tránh tối đa việc tranh cãi, xung đột trước mặt con cái.
Cháo
Cháo với vị ngọt lành thanh đạm giúp điều chỉnh khẩu vị và kích thích thèm ăn. Các món cháo thanh đạm giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể sau khi ăn nhiều món ăn giàu protein và dầu mỡ trong bữa tiệc ngày Tết.
Gỏi cuốn
Gỏi cuốn là sự kết hợp hài hòa giữa tinh bột (trong bún), chất đạm (trong thịt heo luộc, tôm luộc), chất xơ và vitamin (trong rau sống). Đây là món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho một bữa ăn nhẹ, phù hợp với những người ăn kiêng hoặc muốn giảm cân.
Canh củ cải
Củ cải trắng còn được gọi là “nhân sâm mùa đông”, có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch, giảm viêm và cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, loại củ này còn giúp giải độc cơ thể, cải thiện hô hấp và hỗ trợ giảm cân.
Theo bác sĩ Vũ, canh củ cải không nên nấu chung với cà rốt, táo, lê, nho, nhân sâm, mộc nhĩ, nấm. Củ cải trắng còn làm giảm tác dụng của thuốc Bắc khi dùng chung. Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa canh này, tuyệt đối không ăn củ cải sống.
Canh bí đao
Với vị ngọt, tính hàn, món canh bí đao giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu phù thũng, làm mát ruột, tiêu khát. Khi kết hợp với tôm, thịt, món canh sẽ thêm bổ dưỡng.
Canh rau dền
Đây là món ăn có màu sắc bắt mắt, giúp thanh lọc, giải nhiệt, mát gan. Rau dền có vị ngọt, mát, giúp ổn định đường huyết, kháng viêm và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa loãng xương, giảm cholesterol máu.
Tuy nhiên, người có tính hàn hoặc phụ nữ mang thai, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout hay bệnh sỏi thận không nên dùng canh này. Ngoài ra, không hâm canh rau dền lại nhiều lần khiến nitrat trong lá sẽ chuyển thành nitrit làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Tại Bệnh viện Việt Đức, mỗi năm khoa Phẫu thuật Gan mật khám cho hơn 3.000 người bệnh có các bệnh lý về gan mật, thực hiện gần 1.600 ca phẫu thuật. Có tới hơn 1.000 ca liên quan đến bệnh lý sỏi mật.
Có 3 nguyên nhân chính gây sỏi đường mật: Bệnh tiêu hóa, ký sinh trùng đường ruột như giun; bệnh về chuyển hóa cholesterol và thói quen lười vận động.
Tương tự với sỏi đường mật, viêm túi mật là một trong những bệnh thường gặp ở Việt Nam, ở độ tuổi trung niên trở lên. 90% viêm túi mật có nguyên nhân do sỏi túi mật.
Ngoài triệu chứng đau hạ sườn phải lúc khởi đầu, bệnh nhân viêm túi mật còn có thể kèm theo sốt, nôn, có thể kèm bí trung đại tiện, đôi khi có đi ngoài phân lỏng. Triệu chứng toàn thân biểu hiện bằng hội chứng nhiễm trùng ở giai đoạn đầu hoặc kèm theo hội chứng nhiễm độc ở bệnh nhân viêm túi mật đã hoại tử.
Viêm túi mật có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm như: Viêm teo túi mật; Rò mật ra ngoài; Viêm túi mật gây rò vào đường tiêu hóa, tắc mật...
Viêm túi mật có nguy cơ tiến triển thành ung thư túi mật nếu không được điều trị đúng, bệnh tái diễn nhiều lần hoặc kéo dài, đặc biệt là trong trường hợp túi mật hóa sứ (vôi hóa). Ngoài ra, những biến chứng khác như áp xe túi mật, viêm túi mật hoại tử, viêm tụy cấp...
Bệnh viêm túi mật được điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, bồi phụ nước điện giải, thuốc giãn cơ trơn. Hiện nay, điều trị nội khoa chỉ để bổ trợ, hồi sức trước cho điều trị ngoại khoa trong điều trị viêm túi mật.
Người dân nên ăn chín, uống sôi, tẩy giun định kỳ 6 tháng -1 năm. Khi phát hiện sỏi mật, polyp túi mật và bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám sớm.