- Neymar đầu têu cùng các đồng đội dùng trứng và bột mì ném lên đầu Coutinho khiến tiền vệ người Brazil có kỷ niệm đáng nhớ trong ngày sinh nhật thứ 26.
- Neymar đầu têu cùng các đồng đội dùng trứng và bột mì ném lên đầu Coutinho khiến tiền vệ người Brazil có kỷ niệm đáng nhớ trong ngày sinh nhật thứ 26.
Thời gian gần đây, thị trường BĐS TP.HCM xuất hiện một hình thức vay tiền mua nhà mới và ngay lập tức nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là với những người trẻ đang có nhu cầu về nhà ở.
Cụ thể, chủ đầu tư một dự án BĐS ở TP.Thủ Đức đã tung ra chính sách “mua nhà 0 đồng”, dành cho khách hàng, nghĩa là khách hàng sẽ không cần bỏ vốn để đầu tư.
Hình thức mua nhà 0 đồng được chủ đầu tư một dự án ở TP.HCM đưa ra nhận được sự quan tâm của nhiều người. |
Để tìm hiểu rõ hơn về hình thức vay mua nhà này, PV VietNamNetđã liên hệ và được một tư vấn bán hàng cho biết, “mua nhà 0 đồng” là hình thức vay mua nhà mới và lần đầu tiên được chủ đầu tư áp dụng tại dự án.
Khách hàng có nhu cầu vay mua nhà theo hình thức nói trên sẽ thực hiện theo quy trình nhiều bước. Đầu tiên là đặt cọc, khách hàng sẽ đặt cọc 50 triệu đồng/căn hộ hoặc 500 triệu đồng/nhà phố.
Sau khi hoàn tất hồ sơ vay, ngân hàng sẽ giải ngân số tiền tương ứng 30% giá trị căn hộ để khách hàng ký thoả thuận đặt cọc. Tiếp đó, khách hàng ký hợp đồng mua bán và ngân hàng sẽ giải ngân 70% giá trị căn hộ còn lại. Bước cuối cùng là khách hàng sẽ được nhận nhà.
Theo tư vấn bán hàng, để tham gia chính sách “mua nhà 0 đồng”, khách hàng phải có tài sản đảm bảo với 30% giá trị căn hộ cho đợt giải ngân đầu tiên. 70% còn lại được đảm bảo bằng chính căn hộ/nhà phố chọn mua.
“Nếu không có tài sản đảm bảo, khách hàng có thể dùng tài sản của ba mẹ, anh chị em ruột. Tài sản đảm bảo là bất động sản thì phải có giấy chứng nhận. Bất động sản là đất ở, nhà ở, đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp… tại nơi có trụ sở của ngân hàng”, tư vấn bán hàng nói.
Cũng theo tư vấn bán hàng này, sau khi khách hàng nhận nhà thì 15 tháng sau mới phải trả gốc và lãi vay cho ngân hàng. Hình thức vay mua nhà mới này sẽ giúp cho người trẻ có cơ hội sở hữu nhà, còn người đã có nhà sẽ có thêm căn nhà thứ hai.
Đẩy khách hàng vào bẫy nợ?
Đánh giá về hình thức “mua nhà 0 đồng” đang được nhiều người quan tâm như trên, Giảng viên Trần Nguyên Đán (Trường Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, thực ra đây là một trong những “tuyệt chiêu” kiếm tiền của ngân hàng.
“Khi vay mua nhà, khách hàng cố gắng làm sao vay từ 50% giá trị căn nhà trở xuống. Khi đó, khả năng trả nợ rất tốt. Bức thiết lắm người mua nhà mới phải vay 70%. Với hình thức cho vay mua nhà 0 đồng này, ngân hàng đang tìm cách nâng tạo lập tài sản lên 100%, bằng cách gán tài sản đảm bảo thứ hai vào.
Về bản chất, đây vẫn là hình thức cho vay thế chấp. Chính sách này tạo điều kiện cho những người chưa có tài sản gì vẫn mua nhà được bằng cách nhờ người thân gánh nợ giúp. Đây là hình thức nâng hạn mức tín dụng lên để thu lãi nhiều hơn của các ngân hàng”, Giảng viên Trần Nguyên Đán chia sẻ.
![]() |
Hình thức cho vay mua nhà 0 đồng dễ khiến khách hàng rơi vào bẫy nợ. |
Cũng theo giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, những người vay mua nhà với hình thức nói trên rất dễ rơi vào bẫy nợ vì không có khả năng hoàn trả. Thông thường, muốn mua nhà 3 tỷ đồng, khách hàng phải có tối thiểu 30%. Ngân hàng sẽ cho vay 70% còn lại, tương ứng 2,1 tỷ đồng. Nếu lãi suất 10%/năm, mỗi năm người mua nhà phải trả lãi 210 triệu đồng, tương ứng 17,5 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, nếu khách hàng vay luôn cả 3 tỷ đồng để mua nhà như chính sách chủ đầu tư dự án trên đưa ra, thì với lãi suất 10%/năm, họ sẽ phải trả lãi 300 triệu đồng/năm, tương ứng 25 triệu đồng/tháng. Như vậy, khách hàng sẽ bị áp lực rất lớn về khả năng trả nợ.
Theo Giảng viên Trần Nguyên Đán, với hình thức cho vay này, ngân hàng không vi phạm nguyên tắc quản trị rủi ro vì họ gán hai tài sản đảm bảo. Còn với quan điểm tài chính cá nhân, đây không phải là hình thức giúp đỡ, hỗ trợ cho người mua nhà. Người mua nhà cần cân nhắc kỹ khả năng tài chính của mình và đánh giá tiềm năng, giá trị của tài sản sẽ mua trước khi quyết định mua nhà theo hình thức này vì rất có thể họ sẽ bị đẩy vào bẫy nợ.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, so với thời điểm cuối 2019, lãi suất cho vay mua nhà cố định năm đầu tiên đã thấp hơn và theo các chuyên gia ngân hàng hiện đang có xu hướng giảm về vùng thấp nhất trong 10 năm.
" alt=""/>Cẩn trọng ‘bẫy nợ’ với hình thức mua nhà 0 đồngTheo đó, UBND TP nhận được văn bản của Sở Xây dựng Hà Nội về việc tổng hợp đề xuất danh mục công trình trọng điểm cấp bách được phép hoạt động trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 17 về thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19. Sau khi xem xét, UBND TP chấp thuận cho phép tổ chức thi công xây dựng trong thời gian giãn cách xã hội đối với các công trình: Dự án Nhà máy Sản xuất vắc xin tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất), chủ đầu tư là Công ty cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart; Công trình nhà giải phẫu bệnh lý - Bệnh viện Quân y; các dự án cải tạo, nâng cấp các Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Tín, thị xã Sơn Tây, quận Hà Đông; công trình Bệnh viện K (quận Hoàn Kiếm).
Yêu cầu chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà thầu thi công trong giãn cách xã hội phải có phương án, kịch bản duy trì thi công bảo đảm phòng, chống dịch gửi UBND quận, huyện, thị xã chấp thuận và giám sát thực hiện (Ảnh minh hoạ) |
Ngoài ra, có các công trình trọng điểm, xử lý cấp bách chống sạt lở kè bờ sông và công trình thoát lũ, gồm 19 dự án, trong đó, có 17 dự án do Sở NN&PTNT Hà Nội đề xuất, 1 dự án do UBND huyện Ba Vì đề xuất, 1 dự án do UBND thị xã Sơn Tây đề xuất; công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng doanh trại cơ quan Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng) đang triển khai tại địa bàn huyện Gia Lâm; trụ sở làm việc Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an); trụ sở Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội; công trình Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Samsung Việt Nam tại Khu trung tâm Tây Hồ Tây do Công ty TNHH Samsung Việt Nam làm chủ đầu tư.
UBND TP yêu cầu chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà thầu phải có phương án, kịch bản duy trì thi công bảo đảm phòng, chống dịch gửi UBND quận, huyện, thị xã chấp thuận và giám sát thực hiện.
Bên cạnh đó, đăng ký hoạt động sản xuất với UBND xã, phường, thị trấn (số lượng, danh sách lao động, phương án bảo đảm sản xuất an toàn phòng, chống dịch, thời gian hoạt động sản xuất) và bảo đảm thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch của đơn vị.
Đối với nhóm công trình, dự án do UBND quận, huyện, thị xã đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, thành phố giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát kỹ, chấp thuận các công trình đủ điều kiện để tiếp tục triển khai thi công trong thời gian giãn cách xã hội, bảo đảm nguyên tắc là công trình trọng điểm, cấp bách theo đúng Chỉ thị số 17 và các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc về việc triển khai thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Sở yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng dừng mọi hoạt động xây dựng tại tất cả các công trình trong vòng 15 ngày, kể từ 6h ngày 24/7.
Đối với các công trình trọng điểm cấp bách, chủ đầu tư có văn bản đề nghị, cam kết gửi UBND quận, huyện, thị xã sở tại, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội để tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP xem xét cho phép hoạt động. Công trình thuộc diện trọng điểm cấp bách chỉ được hoạt động sau khi được UBND TP cho phép.
Thuận Phong
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu dừng mọi hoạt động xây dựng tại tất cả các công trình dân dụng trong 15 ngày để thực hiện Chỉ thị 16.
" alt=""/>Loạt công trình ở Hà Nội được thi công trong giãn cách xã hội