![]() |
Các hành khách trên một chuyến tàu ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters |
Theo Sabnis, tháng 9/1981, Aarti Mhaskar - mẹ ruột của anh đã mang theo cậu con trai nhỏ rời thị trấn quê hương Pune để tới thành phố Mumbai tìm cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp phim ảnh. Bà Mhaskar sau đó đã bỏ lại đứa con thơ một mình trên tàu ngay khi họ tới Mumbai.
Đơn kiện nói, một nhân viên đường sắt đã tìm thấy bé trai lạc mẹ và nhà chức trách đã quyết định gửi em tới một trại trẻ mồ côi. Sau đó, Sabnis bị buộc phải sống như một kẻ ăn mày cho tới khi bà của anh phát hiện và giành lại quyền nuôi dưỡng cháu.
Nguyên đơn cho biết, anh không hay biết nhân dạng của mẹ cho tới tận năm 2017 và gặp mẹ một năm sau đó. Trong cuộc đoàn tụ, người mẹ thú nhận đã bỏ rơi Sabnis cách đây gần 4 thập niên do "hoàn cảnh xô đẩy", nhưng bà và người chồng hiện tại yêu cầu anh không hé lộ cho các con của họ biết anh thực sự là ai.
Theo đơn kiện, sau khi trải qua cuộc sống khốn khó, đau khổ vì bị bỏ rơi khi còn nhỏ, Sabnis cảm thấy "suy sụp hoàn toàn vì điều kiện không chấp nhận được do mẹ ruột nêu ra". Do đó, anh muốn bà Mhaskar phải chính thức công nhận anh là con trai, đồng thời bồi thường cho anh 15 triệu rupee (hơn 4,9 tỷ đồng) vì những tổn thương tinh thần nghiêm trọng suốt thời gian qua.
Tuấn Anh
" alt=""/>Bị mẹ bỏ rơi khi nhỏ, con trai kiện đòi bồi thường 5 tỷTại cơ sở y tế, nơi cách ly y tế, nơi lưu trú có người cách ly hoặc giám sát y tế, tất cả phải đeo khẩu trang, trừ những người cách ly ở trong phòng đơn, người bị suy hô hấp, người đang phải thực hiện thủ thuật y tế, trẻ em dưới 5 tuổi.
Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, quy định bắt buộc đeo khẩu trang áp dụng với hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện; người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, khi tiếp xúc với hành khách.
Tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay), nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc với khách hàng cũng phải đeo khẩu trang.
Quy định này cũng áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người, nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch.
Các trường hợp khác được khuyến khích sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trong phòng, chống dịch Covid-19
Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội yêu cầu UBND các quận/huyện/thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Các địa phương cần triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm vắc xin Covid-19, nhất là với các nhóm nguy cơ cao.
Chỉ đạo tăng cường nhân lực hỗ trợ cho y tế cơ sở theo diễn biến dịch, giám sát người nhiễm Covid-19 tại nhà, quản lý chặt chẽ đối tượng nguy cơ khi mắc Covid-19 để chuyển viện kịp thời, tránh để bệnh nặng mới chuyển viện.
UBND TP.Hà Nội yêu cầu Sở Y tế chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế đảm bảo công tác chăm sóc, điều trị hiệu quả, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp tử vong.
Theo số liệu của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, tính tới cuối giờ chiều 18/4, Hà Nội hiện có gần 120 ca Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện của thành phố, trong đó có 33 ca phải thở oxy.
Trong 1 tuần nay, số mắc mới mỗi ngày ở Hà Nội xấp xỉ 100 ca, trung bình 30-50 ca vào viện/ngày, chủ yếu là người cao tuổi, bệnh nền, tỷ lệ trẻ em chỉ chiếm 2-6%.
" alt=""/>Hà Nội yêu cầu một số nhóm người cần đeo khẩu trang phòng dịch Covid