Con đường… vòng vèo của cô thực tập sinh LinkedIn
Lê Hoàng Kim Ngân du học Mỹ từ cấp 3, khi mới 15 tuổi.
“Em phải học cách chăm sóc bản thân như giặt quần áo, mở thẻ ngân hàng, giấy tờ du học... Trong cuộc sống nếu vấp ngã, có đau thì cũng tự đứng dậy bằng chính đôi chân của mình chứ không có gia đình bên cạnh ôm ấp vỗ về mỗi khi buồn. Khi gặp khó khăn cũng phải tự tìm cách giải quyết vì gia đình ở xa” – Ngân chia sẻ về cuộc sống từ khi sang Mỹ học tập.
![]() |
Lê Hoàng Kim Ngân hiện đang teho học thạc sĩ công nghệ thông tin tại Đại học Northeastern và là thực tập sinh tại LinkedIn |
Học xong phổ thông ở Mỹ, Ngân quyết định theo học ngành quản trị kinh doanh và truyền thông ở bậc đại học.
Lý giải về sự lựa chọn này, cô cho biết đó là vì “Em không có định hướng. Em theo học ngành đó vì xung quanh em ai cũng học ngành đó”.
“Là du học sinh cũng có một điểm hạn chế là bố mẹ mình thường sẽ không thể giúp hướng tương lai vì bố mẹ không biết thị trường, lối học ở bên này. Vì vậy, mọi quyết định đều là ở em. Mà khi ấy em còn quá non trẻ để đưa ra lựa chọn”.
Tuy nhiên, sau khi ra trường và đi làm được hai năm ở cả Mỹ và Việt Nam, Ngân rẽ hướng.
Có 3 điều khiến Ngân quyết định chuyển ngành ở tuổi 24.
“Thứ nhất là hồi đó, em cảm thấy vì không phải là người bản địa, nếu làm marketing em sẽ không có lợi thế ngôn ngữ như các bạn bản địa.
Thứ hai, khi học ngành quản trị kinh doanh, cơ hội ở lại Mỹ rất khó. Dù tốt nghiệp ở trường tốt nhưng em đã gặp rất nhiều khó khăn khi đi xin việc.
Và thứ ba, hiện tại ở Mỹ ngành công nghệ thông tin đang rất hot, và em nghĩ đây là một ngành thú vị, với thu nhập rất tốt và môi trường làm việc cởi mở và nhiều lợi ích. Vì không ngại khó ngại khổ, nên em liều mình học thử xem sao”.
Với hành trình mới, Ngân cho biết cô cũng may mắn vì khi đi làm, dù làm sale và marketing, nhưng đều là ở các công ty công nghệ, được tiếp xúc nhiều với công nghệ.
Cô đã kết thân được với nhiều bạn làm kỹ sư phần mềm, mọi người cũng ủng hộ nhiều vè mặt tinh thần.
“Trải nghiệm ban đầu rất choáng ngợp. Khi em tới trường và vào lớp, lớp nào nhiều nhất cũng chỉ 20% là nữ. Rồi từ khi lập trình, em buộc phải tư duy theo một cách khác, bình tĩnh giải quyết vấn đề từng bước” - Ngân kể lại.
Để xin được việc ở công ty lớn với Ngân là một quá trình dài gần 2 năm.
“Mình phải học thuật toán, luyện phỏng vấn, đồng thời đi học suốt thời gian đó”.
Kim Ngân tại LinkedIn |
Trước khi tới Linkedin, Ngân làm thực tập ở Ericsson và Capital One. Bí quyết của Ngân là “kiên trì và không nản chí”.
“Mỗi cái cố gắng hơn cái trước đó một chút, em luôn từng bước cố gắng để cải thiện bản thân”.
Hiện tại, Ngân vừa đi làm vừa theo học thạc sĩ tại Đại học Northeastern (Mỹ).
'Hóa giải' 5 định kiến về ngành Công nghệ thông tin
Ngân nhìn nhận cuộc sống xa nhà từ sớm có mặt tích cực là đã giúp cô mạnh mẽ và tự lập, tự tin rằng luôn có thể vượt qua được các khó khăn trong cuộc sống bằng chính năng lực của bản thân mình.
“Em học được cách dễ dàng kết nối với những người xung quanh, vì đó là tất cả những gì mà em có. Nó giúp em thích nghi với môi trường mới một cách rất nhanh”.
Đối với sự thay đổi công việc ở độ tuổi mà nhiều người cho là đã muộn nhưng vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận, theo Ngân, cô đã “hóa giải” thành công 5 định kiến về công nghệ thông tin.
Định kiến thứ nhất là không phải ai cũng có thể học lập trình vì khó.
“Nhiều bạn nói với mình rằng các bạn chần chừ chưa học lập trình vì nghĩ không có đủ khả năng hay tố chất. Nhiều người vẫn cho rằng học lập trình phải là “thần đồng” mới học được. Ngay bản thân mình khi học đại học chưa từng nghĩ sẽ đi vào CNTT hay các ngành khoa học tự nhiên vì không đủ khả năng. Đúng là CNTT không phải là một ngành dễ nhưng tất cả những thứ bạn cần là động lực, tính kiên trì và lòng ham học hỏi” – Ngân lý giải.
Định kiến thứ hai là lập trình là ngành không phù hợp với phụ nữ.Tuy nhiên, theo Ngân, nghĩ CNTT là một ngành chỉ dành cho nam giới là điều hoàn toàn sai.
“Các bạn nữ hoàn toàn có khả năng như bất cứ người đàn ông nào, nếu họ làm được các bạn cũng làm được. Rào cản duy nhất chính là những định kiến về phụ nữ mà chúng ta phải nghe từ khi lọt lòng: Con gái học ít thôi, không cần giỏi quá đâu, bạn kia là con trai nên học giỏi toán là đúng rồi, con gái học cao làm gì rồi cũng đi lấy chồng, em được tuyển vào các công ty lớn vì em xinh chứ gì…
Trước đây mình cũng buồn khi nghe những câu hỏi, lời nhận xét như vậy. Nhưng từ khi thay đổi cách nghĩ, những câu nói đó là động lực để mình cố gắng. Mình hoàn toàn có khả năng đạt được những mong muốn đưa ra, nếu mình chịu khó và quyết tâm sẽ từng bước thành công”.
Làm kỹ sư phải giỏi toán – đây là định kiến thứ ba.Ngân cho biết điều này cô đã nghe rất nhiều và có thể hiểu tại sao mọi người nghĩ như vậy: vì cả hai đều đòi hỏi tư duy logic.
“Nhưng thực tế giỏi toán là một điểm cộng nhưng không bắt buộc. Khi học lập trình có thể chọn đi theo những con đường rất khác nhau, trở thành kỹ sư nghiên cứu hay ứng dụng”.
Lập trình thật khô khan chính là định kiến thứ tư.Tuy nhiên, Ngân cho rằng “đây là một công cụ vô cùng quyền lực giúp cho bạn có khả năng tạo ra những sản phẩm của riêng mình”.
Và vấn đề tuổi tác chính là định kiến thứ năm.
“Sự tự ti về tuổi tác làm chúng ta phải giấu đi tiềm năng của bản thân. Học lập trình cũng giống như học mọi thứ khác, muốn giỏi ở lĩnh vực nào cũng có thời gian rèn luyện. Chỉ cần không bỏ cuộc, cố gắng hàng ngày thì trình độ sẽ đi lên theo thời gian. Đây là một lĩnh vực rất hay mà khi đi làm mình có thể thấy được mọi người ở bất kỳ lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau”.
Ngân đã lập ra kênh Youtube mang tên Coding with Nina để chia sẻ kinh nghiệm học tập cũng như công việc, cuộc sống của một nữ kỹ sư lập trình.
“Một phần là vì em muốn làm mentor cho các bạn nữ khác, mặc dù em chưa có gì nhiều, cũng không phải dạng 'khủng' gì, nhưng muốn giúp các bạn thấy thêm một hướng đi và sự lựa chọn mới đi vào công nghệ và các ngành kỹ thuật liên quan, để các bạn phát huy hết được tiềm năng, có cuộc sống độc lập và thành công” – Ngân bày tỏ.
Phương Chi
Từ bỏ công việc đáng mơ ước sau 5 năm làm việc tại đại bản doanh Microsoft, Th.S Nguyễn Song Hà (1987) chuyển sang Code.org, một tổ chức giáo dục về khoa học máy tính tại Seattle, Mỹ.
" alt=""/>24 tuổi chuyển học lập trình, cô gái Việt thực tập ở loạt công ty công nghệ lớn“Ukraine sẽ gặp khó khăn, Ukraine sẽ yếu hơn, và đây sẽ là cơ hội để Nga tấn công”, ông Zelensky cũng cảnh báo sau đó có thể sẽ bùng nổ xung đột Nga – NATO.
Trong những tháng qua, ông Zelensky đã nhiều lần nói về kịch bản tồi tệ nhất. Nhưng với việc nguồn viện trợ từ Mỹ trở nên bấp bênh, trong khi Ukraine đang phải đối mặt với các cuộc tấn công liên tiếp từ phía Nga, lời cảnh báo của ông Zelensky đang ngày càng được chú trọng hơn.
Trong gần 2 năm bùng nổ xung đột Nga – Ukraine, 2 bên đều đang bị mắc kẹt. Cụ thể, cuộc phản công vào mùa hè năm 2023 của Kiev đã không đạt được mục tiêu đề ra, và các lực lượng Ukraine đang ở thế phòng thủ suốt mùa đông. Trong khi đó, Nga tiếp tục tấn công ở nhiều khu vực như Avdiivka, nhưng cũng không hề dễ dàng.
Giới chuyên gia nhận định, trước tình hình không ổn định hiện tại, các quyết định viện trợ của phương Tây cho Kiev có thể làm thay đổi tình thế.
Trên thực tế, Nga đã đặt ngành công nghiệp quốc phòng vào tình trạng chiến tranh, và liên tục bổ sung cho kho vũ khí. Nhưng Ukraine lại đang phải thu hẹp một số hoạt động do dạn dược cạn kiệt, trong khi nguồn bổ sung lớn nhất từ Mỹ vẫn chưa được thông qua.
Mỹ đã trao cho Ukraine gói hỗ trợ cuối cùng trị giá 250 triệu USD được Tổng thống Joe Biden phê duyệt vào cuối tháng 12/2023 nhằm cho phép vận chuyển khẩn cấp vũ khí cho các đồng minh mà không cần Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, đề xuất ngân sách bổ sung trị giá hơn 100 tỷ USD mà trong đó hơn 60 tỷ USD dành cho Ukraine từ Tổng thống Biden vẫn chưa được các thành viên đảng Cộng hòa chấp thuận.
Giới chức Liên minh châu Âu (EU) thừa nhận việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine bị trì hoãn do các vấn đề về sản xuất, và hậu cần.
Cha mẹ có nghĩa vụ trả nợ cho con?
Muốn mở quán cơm phải có chứng nhận VSATTP
Tính con rể thay đổi hẳn, liên tục nhiếc móc con gái tôi khiến vợ chồng tôi rất đau lòng. Chúng tôi nghĩ nên để chúng ly hôn rồi đưa con gái về chăm sóc cho thuận tiện. Tuy nhiên, con rể chưa muốn ly hôn bởi khối tài sản chung của vợ chồng hiện tại đều do nhà tôi cho (5 tỷ cách 3 năm) và công vợ chồng tạo dựng thêm. Tổng cộng có khoảng 15 tỷ, bao gồm 2 căn nhà, 1 miếng đất và 1,2 tỷ gửi ngân hàng, đều do con rể quản lý hết.
Tôi e rằng nếu cứ để tiếp tục tình trạng này, số tài sản sẽ bị tẩu tán hết, con gái tôi sẽ khổ. Giờ tôi phải làm sao để giúp con gái. Nếu không ly hôn có cách nào chia tài sản được không?
![]() |
Ảnh minh họa |
Về thông tin bạn đưa ra, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:
Trước hết, gia đình bạn cần thực hiện thủ tục giám định tâm thần cho con gái để xác định con gái bạn đã rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự hay chưa. Nếu con gái bạn bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức có quyền, tòa án ra quyết định tuyên bố con gái bạn là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 BLDS 2015 và khoản 3 Điều 24 Luật HNGĐ 2014, chồng của con gái bạn sẽ được xác định là người giám hộ đương nhiên. Tuy nhiên, cũng theo khoản 3 Điều 53 BLDS 2015, trong trường hợp vợ chồng ly hôn thì người còn lại không đủ điều kiện để giám hộ do có xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ. Do vậy trong trường hợp này, tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn (khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014).
Ngoài ra, Luật HNGĐ 2014 cũng có quy định cho phép cha, mẹ, người người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia (Điều 51, 56 Luật HNGĐ 2014). Các hành vi bạo lực gia đình được quy định chi tiết tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007.
Tuy nhiên, nếu không ly hôn thì vẫn có giải pháp khác, đó là yêu cầu chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Hiện tại con gái bạn và chồng con gái bạn vẫn là vợ chồng hợp pháp nên nếu muốn thực hiện thủ tục chia tài sản vào lúc này thì cần phải giải quyết theo thủ tục phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Trong thời kỳ hôn nhân, người có quyền yêu cầu chia tài sản chung là vợ chồng. Tuy nhiên, nếu con gái bạn đã giám định là tâm thần và bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì tòa án sẽ xác lập người giám hộ cho con gái bạn. Trong trường hợp phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, con rể bạn do có xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ với con gái bạn nên Tòa án có thể căn cứ vào khoản 3 Điều 53 BLDS 2015 mà xác lập cha, mẹ làm người giám hộ. Khi trở thành người giám hộ, bạn có thể yêu cầu chia tài sản chung do có nghĩa vụ đại diện hợp pháp cho con gái trong các giao dịch dân sự và quản lý tài sản của con gái. Nếu phân chia tài sản, tòa án sẽ dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014.
Như vậy, bạn nên thực hiện giám định tâm thần cho con gái bạn. Trường hợp con gái bạn có kết quả giám định là tâm thần thì thực hiện việc, yêu cầu tòa án tuyên mất năng lực hành vi, để từ đó bạn sẽ đứng đơn thay con gái thực hiện, kiện chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các biện pháp xác định tài sản trong hiện tại để tránh việc con rể tẩu tán tài sản.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Hi vọng bạn sẽ có phương án giải quyết phù hợp.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Tôi kết hôn vào năm 2005 và đã có 2 đứa con, một trai một gái. Do vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn nên chúng tôi đã sống ly thân được 5 năm.
" alt=""/>Chồng đối xử tệ bạc với vợ nhưng không chịu ly hôn