
Công văn của Báo VietNamnet gửi các cơ quan:
![]() |
Ảnh minh họa |
![]() |
Ảnh minh họa |
Sau năm tháng (kể từ ngày 24/01) ứng dụng biện pháp kỹ thuật Mắt Diều Hâu (MDH) vào trò chơi Võ Lâm Truyền Kỳ Mobile(VLTKm), “VNG nhận được cả sự đồng thuận và không đồng thuận của cộng đồng người chơi về cơ chế hoạt động” của nó. Do đó, NPH của VLTKmđã chính thức phát ra thông cáo báo chí vào ngày hôm qua (28/5) để “một lần nữathông tin về cơ chế hoạt động của MDH và khẳng định tính minh bạch của biện pháp kỹ thuật này.”
Mở đầu thông cáo, VNG cho biết, họ đã cũng với KingSoft tích hợp MDH vào VLTKm“một biện pháp kỹ thuật với chức năng giám sát nhằm đảm bảo sự cân bằng trong trò chơi” khi “dựa trên mong muốn của khách hàng về việc trải nghiệm một sản phẩm lành mạnh và công bằng”.
“Mắt Diều Hâu là một sự phát triển ưu việt của các hoạt động hiện tại giữa người chơi với hệ thống của trò chơi”, VNG khẳng định trong thông cáo. “(MDH) sẽ thu thập, phân tích các hành vi của nhân vật (trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa cấp độ nhân vật, thời gian mở máy chủ, hoạt động của nhân vật, số lượng hoạt động, số lần hoạt động, giá trị có được của các hoạt động trong trò chơi so với giá tiêu chuẩn, mặt bằng chung, nhu cầu của người chơi trong máy chủ và các yếu tố khác mà hệ thống thu thập được) để tự động phát hiện hành vi đầu cơ Nguyên Bảo và tiến hành khấu trừ phần Nguyên Bảo chênh lệch và/hoặc khóa tài khoản nhằm đảm bảo quyền lợi của tất cả người chơi chân chính.”
NPH VLTKmcũng cho biết, với cơ chế hoạt động phức tạp của MDH thì “việc thực hiện khấu trừ Nguyên Bảo nêu trên không được thực hiện ngay lập tức và trên từng hoạt động trong trò chơi mà theo cơ chế tổng hợp, so sánh đối chiếu thông tin.”
“Biện pháp kỹ thuật Mắt Diều Hâu trước khi đưa vào áp dụng đã được VNG xem xét và yêu cầu Nhà sản xuất sửa đổi lại cho phù hợp với thị trường, sự phát triển của phiên bản trò chơi và hoạt động của người chơi”, VNG nhấn mạnh trong bản thông cáo báo chí.
“Trong một số trường hợp, có thể Mắt Diều Hâu phát sinh lỗi”
Trước đó, MDH đã gây ra nhiều vụ lùm xùm khiến cho nhiều người chơi VLTKmbức xúc. Đơn cử như trường hợp của anh Hoàng Anh (1988), hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Đông, Hà Nội đã khẳng định với GameSaotài khoản của mình không hề có hành vi “đầu cơ Kim Nguyên Bảo” vào hồi giữa tháng 02 vừa qua.
“Tôi khẳng định VLTKM không có cái gọi là ‘hệ thống Mắt Diều Hâu’, bởi rất nhiều anh em trong bang (của tôi) nằm trong top 10 server đều gặp trình trạng giống như vậy khi đều không sử dụng hack, cheat, bug để xâm nhập vào game. Những nhân vật ít tên tuổi khác đều làm theo cách thức mà chúng tôi vẫn làm, nhưng đều không bị hệ thống Mắt Diều Hâu phát hiện”, anh Hoàng Anh chia sẻ với GameSao.
Tại thời điểm đó, VNG đã từ chối phản hồi thông tin liên quan đến tài khoản ThỏNgọcMinhAnh, top 1 server S62, của anh Hoàng Anh mà GameSaođã đề cập liên quan tới những thắc mắc về MDH.
Đây không phải là lần đầu tiên hệ thống MDH tạo điểm nhấn trong cộng đồng người chơi game VLTKm tại Việt Nam. Vào ngày 09/02 vừa qua, một game thủ có tên T.V. đã đăng một đoạn clip lên YouTube có chia sẻ rằng, tài khoản của anh bị rơi vào trạng thái xấu và bản thân anh cũng nghi ngờ đó là một sự lạm dụng quyền hạn để trục lợi từ phía NPH VNG.
Lý giải về điều này, T.V. khẳng định, nhân vật của anh đã bị hệ thống MDH truy quét và phát hiện ra trong quá trình sử dụng tính năng Bày Bán trong VLTKm. T.V. chia sẻ thêm trong đoạn clip, việc dùng nhiều tài khoản để mua vật phẩm nhằm gom Kim Nguyên Bảo lại là hoàn toàn không được coi là phạm luật vì tài khoản nào cũng phải bỏ công sức, nạp tiền vào chơi.
Ngoài anh Hoàng Anh và T.V., một game thủ khác có tên Trần Xuân Tùng có tới ba tài khoản đểu bị “Nợ trạng thái xấu” tương tự cũng đang tỏ ra bức xúc với VNG. “Tôi không làm gì vi phạm quy định khi chơi game, tôi chỉ bày bán vật phẩm ra là đã bị trừ KNB (Kim Nguyên Bảo) khiến tôi bị nợ rất nhiều KNB trong game. Và tôi sẽ theo đến cùng vụ này để giành lại công bằng cho game thủ cũng như bản thân”, game thủ Trần Xuân Tùng nói với Game8, trong bài viết được đăng tải trên trang tin vào ngày 13/02.
Sự việc đã lên tới đỉnh điểm vào ngày 24/5 vừa qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip được cho là ghi lại hình ảnh hai người chơi VLTKmcó mặt tại trụ sở của VNG tại TP.HCM để “kêu oan”. Đoạn clip có độ dài gần 18 phút với liên tục những lời to tiếng qua lại giữa hai bên khách hàng và đại diện VNG đã thu hút hàng chục nghìn lượt xem cùng rất nhiều lượt bình luận, chia sẻ từ phía cộng đồng Facebook Việt Nam.
Đề cập trong bản thông cáo, VNG cho biết, “trong một số trường hợp, có thể Mắt Diều Hâu phát sinh lỗi” và “đều thực hiện tiếp nhận, xử lý và đảm bảo quyền lợi của khách hàng.”
“Kể từ khi ra mắt, VNG đã ghi nhận được nhiều sự ủng hộ của các khách hàng đối với Mắt Diều Hâu vì đã mang lại được một môi trường trải nghiệm công bằng hơn; bên cạnh đó, cũng có một số khách hàng chưa hiểu rõ về biện pháp kỹ thuật này nên dẫn đến các khiếu nại không đáng có”, trích lược thông cáo báo chí của VNG. “Trường hợp có bất kỳ tính năng, biện pháp kỹ thuật nào không còn phù hợp, VNG sẽ chủ động đề xuất, làm việc với Nhà sản xuất để có những cập nhật, thay đổi cho phù hợp.”
Kết lại bản thông cáo báo chí, VNG lý giải, “do Mắt Diều Hâu là một biện pháp kỹ thuật hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam” dẫn đến “thông tin hướng dẫn cũng chưa được đầy đủ nên dẫn đến một số hiểu nhầm không đáng có trong cộng đồng người chơi.”
NPH VLTKmtại Việt Nam chốt lại: “Trong thời gian tới, VNG sẽ thực hiện hướng dẫn khách hàng chi tiết và đầy đủ hơn nữa liên quan về các biện pháp kỹ thuật của trò chơi.”
Gamer
" alt=""/>VNG: “Mắt Diều Hâu là một sự phát triển ưu việt”Ngày 23/4/2018, Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT đã có văn bản gửi các đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet; các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; các Ngân hàng TMCP, các tổ chức tài chính và hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin để đôn đốc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2018.
Cục An toàn thông tin cho biết, qua công tác theo dõi, giám sát, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhận thấy thời gian gần đây tình hình tấn công mạng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tấn công mạng tăng mạnh về quy mô, số lượng cũng như mức độ nguy hiểm.
Tháng 12/2017 là vụ lộ lọt dữ liệu liên quan đến các địa chỉ thư điện tử trong đó có 1056 địa chỉ thư điện tử có tên miền .gov.vn, 806 địa chỉ thư điện tử của các ngân hàng.
Tiếp đó, vào cuối tháng 1/2018 là chiến dịch tấn công lừa đảo (với trên 1.000 trang giả mạo) nhằm thu thập thông tin cá nhân của người dùng thông qua các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà tri ân cho khách hàng. Ngày 18/4/2018 Cục An toàn thông tin cũng đã phát hiện ít nhất 20 trang lừa đảo thu thập thông tin cá nhân của người dùng với hình thức tương tự như chiến dịch tấn công trước đó, có thể trong dịp nghỉ lễ chiến dịch tấn công này lại bùng phát trở lại.
Đầu tháng 4/2018 có nhiều cuộc tấn công mạng ở nhiều quốc gia trên thế giới lợi dụng nhóm lỗ hổng trên các thiết bị router/switch. Tại Việt Nam có trên 1000 thiết bị có khả năng bị ảnh hưởng.
" alt=""/>Yêu cầu cơ quan, doanh nghiệp giám sát liên tục ATTT hệ thống dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5Theo báo cáo của trang The Investor, bắt đầu từ tháng tới, hai phân xưởng hiện tại sẽ được mở rộng trong khi một phân xưởng dự định dùng để sản xuất các tấm màn hình cỡ lớn cho TV sẽ được thay đổi mục đích sử dụng để đáp ứng nhu cầu bùng nổ của lĩnh vực di động.
Tổng số tiền đầu tư lên tới 3,57 tỷ USD sẽ giúp công ty sản xuất được 120.000 sản phẩm mỗi tháng cho đến năm 2019. Để so sánh, Samsung sản xuất được 240.000 sản phẩm mỗi tháng và hiện tại đang chiếm lĩnh 95% thị phần OLED di động.
" alt=""/>LG rót 3,5 tỷ USD để mở rộng việc sản xuất màn hình OLED