Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 150g mì khô
- 250g cà tím
- 150g thịt ba chỉ
- 12g ớt đỏ
- 10g ớt xanh
- 3 tép tỏi
- 5ml rượu nấu ăn, 15ml dầu hào, 15ml nước tương, một ít hành lá, tinh bột ngô, muối, dầu ăn.
![]() |
Sơ chế nguyên liệu
- Thịt rửa sạch thái nhỏ, cho thịt vào bát rồi thêm chút muối, rượu nấu ăn, nước tương và tinh bột ngô vào trộn đều rồi ướp một lúc.
- Ớt thái nhỏ, tỏi băm nhỏ.
- Cà tím rửa sạch thái hạt lựu, ngâm cà tím trong nước để không bị thâm sau đó vớt ra để ráo nước.
![]() |
Cách làm mì trộn xào cà tím
- Bước 1: Cho chút dầu ăn vào chảo xào tới khi cà tím chín mềm thì cho ra đĩa.
- Bước 2: Đổ thêm ít dầu ăn vào chảo, cho ớt vào chiên khô rồi vớt ớt bỏ đi. Thêm thịt đã ướp vào xào sém cạnh rồi thêm tỏi băm vào xào chung.
![]() |
- Bước 3: Cuối cùng đổ cà tím vào đảo đều, thêm chút muối, nước tương, dầu hào vào cùng chút nước lọc đun nhỏ lửa một lúc cho các nguyên liệu chín mềm rồi tắt bếp.
- Bước 4: Đun sôi lượng nước thích hợp trong nồi, cho mì khô vào luộc chín rồi vớt ra xả với nước lạnh cho tơi.
- Bước 5: Cho mì vào bát hoặc hộp, thêm thịt xào cà tím lên trên, khi ăn trộn đều là xong.
![]() |
Chúc bạn thực hiện thành công!
Nhiều món ăn được làm từ cua đồng được rất nhiều người yêu thích. Trong số đó phải kể đến món chả cua ăn kèm với cơm tấm.
" alt=""/>Cách làm món mì trộn cà tím thịt băm vừa ngon lại an toànLâm Vỹ Dạ cho biết dồn 200% công sức cho dự án, tự tay lên ý tưởng kịch bản MV, cùng người bạn Dạ Yến viết phần lời. MV được đạo diễn bởi Võ Thanh Hoà, Đạt Long Vinh đảm nhận vai trò sáng tác ca khúc.
Hoa giấyxoay quanh chuyện tình sóng gió kéo dài nhiều kiếp của cặp đôi do Lâm Vỹ Dạ, Hứa Minh Đạt vào vai. Cho đến khi thành vợ chồng, họ vẫn đối mặt với nhiều chông gai. Huỳnh Lập, Puka, Hoàng Mèo, Quách Ngọc Tuyên, Yuno Bigboi... và hai con trai của Lâm Vỹ Dạ tham gia MV với vai trò khách mời.
Lâm Vỹ Dạ chia sẻ, MV mang nhiều thông điệp ý nghĩa, từ câu chuyện tình yêu cho đến giá trị tình cảm gia đình. Người trong gia đình phải yêu thương, nhường nhịn nhau vì phải trải qua nhiều khó khăn mới có thể thành vợ chồng.
![]() | ![]() | ![]() |
Lâm Vỹ Dạ không đặt nặng việc lấn sân sang lĩnh vực ca hát nhưng cũng không xem việc ra mắt MV chỉ là “dạo chơi”. Nữ diễn viên thích hát từ nhỏ và luôn khát khao làm ca sĩ, yêu thích dòng nhạc bolero, dân ca, cải lương. Qua MV Hoa giấy, cô muốn cho khán giả thấy mình không chỉ là diễn viên hài mà là một nghệ sĩ đa năng song Lâm Vỹ Dạ không nhận bản thân là ca sĩ.
Nữ diễn viên sinh năm 1989 tâm sự, cô bị khàn giọng, nói không ra tiếng khi thu âm ca khúc vì quay một chương trình trước đó. Bà xã Hứa Minh Đạt phải uống kháng sinh liều mạnh, chích 5, 6 mũi thuốc để giọng trong hơn.
Lần đầu thử sức trong lĩnh vực ca hát, Lâm Vỹ Dạ cho biết lịch làm việc dày nên chưa chuẩn bị nhiều cho giọng hát ở sản phẩm lần này, chủ yếu tự luyện tập và hỏi các ca sĩ về kỹ thuật hát. Hứa Minh Đạt ngoài diễn xuất cũng hát và rap trong MV của vợ.
Mời nhiều nghệ sĩ tham gia sản phẩm âm nhạc mới, Lâm Vỹ Dạ cho biết được các đồng nghiệp yêu thương nên không phải trả cát-sê mà tập trung đầu tư MV. Cô tiết lộ, toàn bộ kinh phí của dự án là gần 1 tỷ đồng.
Sau MV Hoa giấy, Lâm Vỹ Dạ ấp ủ thực hiện phim ca nhạc mang thông điệp gia đình với nội dung phù hợp với các bạn nhỏ.
Cuối sự kiện, Lâm Vỹ Dạ được người hâm mộ tổ chức sinh nhật ngay trên sân khấu. Tuy không tham dự sự kiện, Trường Giang, Thu Trang, Tiến Luật, Gin Tuấn Kiệt... đều quay video clip chúc mừng sinh nhật nữ diễn viên. Trường Giang chia sẻ chỉ có hai người phụ nữ anh ở chung nhà, nấu cho ăn và đưa đi cấp cứu, đó là Nhã Phương và Lâm Vỹ Dạ. Nam diễn viên thấy mừng vì Lâm Vỹ Dạ ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp, luôn dành sự tin tưởng, yêu thương cho đàn em.
Lâm Vỹ Dạ sinh năm 1989, từng hoạt động tại sân khấu kịch Nụ Cười Mới. Cô được khán giả biết đến qua chương trình Ơn giời cậu đây rồitrong vai trò phó phòng (Trường Giang là trưởng phòng). Năm 2018 và 2019, Lâm Vỹ Dạ thắng giải Mai Vàng ở hạng mục Nghệ sĩ hài được yêu thích nhất năm.
MV 'Hoa giấy'
Thanh Phi
Tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng Ngâu hay tháng cô hồn hàng năm thường là thời gian thấp điểm nhất của thị trường ô tô nói chung và ô tô đã qua sử dụng nói riêng.
Ghi nhận của PV VietNamNet tại Hà Nội trong những ngày qua cho thấy, những "phố xe cũ" như Trần Thái Tông, Thành Thái (quận Cầu Giấy), Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân), Lê Quang Đạo, Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm), Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm), Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên),... các salon ô tô lớn nhỏ đều ở trong tình trạng thưa vắng khách chưa từng thấy.
Theo chia sẻ từ một số chủ salon kinh doanh ô tô cũ, thị trường trong 2-3 tháng trước đã rất ảm đạm, nhưng ít nhiều vẫn có giao dịch. Tuy nhiên trong nửa cuối tháng 8 (trùng với đầu tháng 7 âm lịch) thì gần như "đóng băng", đa số cơ sở đang phải làm ăn cầm chừng, bù lỗ.
Anh Đỗ Bình Minh - chủ một showroom bán xe cũ tại quận Cầu Giấy cho hay, gần 1 tháng nay cơ sở này bán được vỏn vẹn đúng 2 chiếc, đều là cho người quen. Đây là doanh số ở mức thảm hại nhất trong vòng hơn 10 năm "sự nghiệp" mua bán ô tô cũ của anh.
"Trong thời gian này, showroom không dám nhập thêm xe vì càng nhập càng lỗ. Nhiều chiếc tôi phải đưa qua các showroom lớn hơn để ký gửi, họ có khách bán được thì mình ăn nhẹ hơn, nhưng đỡ mất tiền bến bãi, bảo quản", anh Minh nói.
Còn anh Nguyễn Quốc Khánh - Quản lý của salon ô tô 668 trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ) nhận định, trong tháng Ngâu hiện nay, cánh buôn xe cũ chỉ làm ăn "cầm hơi" bởi khách hàng rất ngại mua bán tài sản lớn như ô tô.
"Với định vị là các dòng xe lướt có giá trên dưới 1 tỷ, thực sự tháng Ngâu vừa qua đối với chúng tôi là rất đáng quên khi khách hàng ở phân khúc này rất cẩn thận trong việc xuống tiền. Họ đến xem nhưng nếu có kết thì cũng hẹn hết tháng Ngâu mới lấy xe cho yên tâm", anh Khánh chia sẻ.
Theo anh Khánh, có rất nhiều nguyên nhân khiến tháng Ngâu năm nay thị trường xuống "đáy của đáy", đó là do ảnh hưởng dư âm của Covid-19 nên kinh tế vẫn chưa phục hồi.
Ngoài ra, 1 yếu tố nữa là do việc mua bán xe cũ gặp nhiều hạn chế bởi khách mua ngại quy định mới về sang tên đổi chủ, thu hồi và định danh biển số. Các showroom không chỉ gặp khó khăn trong bán hàng mà còn ở khâu nhập xe.
Vẫn loay hoay với thủ tục định danh biển số
Kể từ ngày 15/8 vừa qua, việc sang tên cho các phương tiện đã qua sử dụng theo Thông tư 24/2023/TT-BCA chặt chẽ hơn nhiều so với trước đây.
Việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số theo mã định danh cá nhân là bước ngoặt trong việc quản lý phương tiện, thể hiện rõ nỗ lực số hóa dữ liệu của cơ quan quản lý là Bộ Công an.
Theo những người có kinh nghiệm, hiện nay, muốn sang tên thuận lợi cho người mua, chủ cũ phải hoàn tất thủ tục thu hồi đăng ký, biển số bằng cách khai báo trên Cổng dịch vụ công, sau đó trực tiếp đi nộp đăng ký xe, biển số xe cho cơ quan đăng ký xe. Việc này thường mất đến mấy ngày làm việc do tại thời điểm này công tác tiếp nhận ở một số điểm đăng ký xe của Hà Nội còn gặp nhiều hạn chế.
Chưa kể đến, nhiều chiếc ô tô được các salon xe cũ thu mua từ trước gặp khó khăn trong việc sang tên cho khách hàng, do không liên lạc được với chủ cũ, chủ cũ bận việc, đang ở xa hoặc đơn giản là chủ xe...không hợp tác. Chính những lý do này phần nào dẫn đến tình trạng ế ẩm tại các cửa hàng xe ô tô cũ.
Chia sẻ thêm với VietNamNet, anh Đỗ Bình Minh kể, từ 15/8 đến nay, 4-5 anh em tư vấn bán hàng của salon chủ yếu tập trung vào giải quyết những việc "chẳng đâu vào đâu" như xử lý và hỗ trợ cho các khách hàng đang làm thủ tục sang tên chưa xong, các khách hàng cũ cần hỗ trợ trả lại biển số và bấm biển số mới,...
"Nhiều trường hợp xe giao dịch từ lâu nhưng khách hàng vẫn gọi điện nhờ, chúng tôi lại phải hướng dẫn cho cả người bán và người mua chiếc xe đó. Không ít người tiếc nuối vì trước đây mua xe có biển số khá đẹp nhưng vì chủ quan không sang tên nên sau ngày định danh mới "ngã ngửa", biển số đã được định danh cho chủ cũ, giờ muốn dùng biển đó cũng không được", anh Minh nói.
Còn anh Trần Thanh Tùng - phụ trách bán hàng của một chuỗi salon ô tô lớn tại Hà Nội thẳng thắn cho rằng, quy định hiện nay về định danh biển số đang làm khó những cơ sở kinh doanh ô tô cũ, nhất là những cơ sở lớn bởi công việc nhiều hơn mà rủi ro lại cao hơn.
"Trước đây hai bên chủ mới và cũ chỉ cần ra văn phòng công chứng làm giấy tờ mua bán là chúng tôi có thể đi làm cho khách, thủ tục rất nhanh gọn. Nhưng bây giờ cần sự xuất hiện của rất nhiều bên với các bước khai báo, thu hồi biển số, cấp mới,... rất phức tạp, lắm rủi ro. Mà nếu có vấn đề gì thì khách chỉ biết "gõ" vào đầu salon mà thôi", anh Tùng nói với PV VietNamNet.
Theo anh Tùng, bản thân các salon chuyên nghiệp cũng khó có thể tìm và nhờ được chủ cũ để thực hiện sang tên, rút hồ sơ. Còn người dân thì ngại xuống tiền vì cảm thấy chưa chắc chắn, lại mất thêm chi phí để gắn biển số mới. Thế nên thời điểm này, đa số khách hàng có tâm lý... từ từ để chờ đợi điều chỉnh quy định.
Giới kinh doanh ô tô đã qua sử dụng cho rằng, ngay cả khi tháng 7 âm lịch kết thúc và bước vào những tháng cuối năm thì thị trường ô tô nói chung cũng rất khó phục hồi và sôi động trở lại.
Hoàng Hiệp
Bạn có ý kiến hay góc nhìn gì về vấn đề này? Hãy để lại ý kiến trong phần bình luận. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!