Một trường hợp bị tai biến sau khi thực hiện thẩm mỹ nội khoa (Ảnh: BV).
Tai biến tiêm chất làm đầy diễn ra đa dạng ở nhiều vị trí, như thái dương, mũi, má, vùng môi, khiến da và vùng mặt của bệnh nhân bị biến dạng nặng nề. Ngoài ra, còn có những ca bị biến chứng nặng sau tiêm thuốc tan mỡ…
Bác sĩ Thúy nhận định, có một số nguyên nhân dẫn đến tai biến, như bệnh nhân thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ "chui", người hành nghề thẩm mỹ chưa được đào tạo chuyên khoa, quảng cáo quá sự thật khiến người dân đặt niềm tin không đúng chỗ.
Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM phân tích, có thực trạng nhân viên thực hiện thủ thuật thẩm mỹ không đảm bảo điều kiện vô khuẩn, không sử dụng găng tay vô khuẩn, chưa được đào tạo để đánh giá nguy cơ nhiễm trùng cũng như sử dụng kháng sinh dự phòng sau đó.
Một loại máy laser da được quảng cáo trên mạng xã hội với hình ảnh "bắn cháy giấy" (Ảnh: BV).
Kế đến, nhiều cơ sở sử dụng sản phẩm không rõ loại, các thiết bị laser chưa qua thẩm định, năng lượng không chuẩn, dễ gây bỏng. "Máy bắn đến cháy giấy, lông nào chịu nổi", bác sĩ Thúy dẫn chứng.
Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu TPHCM đưa ra thống kê báo động, khi có hơn 77% người thực hiện thủ thuật thẩm mỹ không phải bác sĩ, hơn 15% người hành nghề làm đẹp không rõ có là nhân viên y tế có chuyên môn hay không.
Từ thực tế trên, bác sĩ Thúy đề xuất nhiều giải pháp xử lý tình trạng tai biến liên quan đến thẩm mỹ nội khoa.
Thứ nhất, các phòng khám cần công khai giấy phép hoạt động, đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn, với đội ngũ bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, thiết bị và thuốc dùng trong thẩm mỹ phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định an toàn.
Một trường hợp làm đẹp mà người thực hiện thủ thuật thẩm mỹ không phải bác sĩ (Ảnh: BV).
Ở góc độ điều trị, các cơ sở y tế cần xử trí tốt các tai biến thẩm mỹ và tăng cường công tác báo cáo Thanh tra Sở Y tế khi gặp các trường hợp nghi ngờ, xác định tai biến.
Song song đó, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, như các bài và clip truyền thông, đăng các thông tin khoa học trên mạng xã hội, phối hợp báo chí… Ngoài ra, việc cập nhật trau dồi kiến thức, đào tạo thường xuyên rất quan trọng trong phòng ngừa tai biến thẩm mỹ da.
" alt=""/>Nhiều ca laser thẩm mỹ bị tai biến vì "máy bắn cháy giấy"Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng
Mặc dù HPV không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra ung thư vòm họng, nhưng virus HPV sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vòm họng.
Các yếu tố rủi ro khác bao gồm
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với tất cả các bệnh ung thư đầu và cổ, bao gồm cả ung thư vòm họng. Những người hút thuốc lá nặng thường xuyên, lâu dài có nhiều khả năng bị ung thư vòm họng hơn những người không hút thuốc.
- Tiếp xúc với các chất nguy hiểm: Tiếp xúc lâu dài với những chất sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ: bụi sơn, bụi gỗ, một số hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp nhựa, kim loại và dệt may.
- Rượu: Việc uống nhiều đồ uống có cồn liên tục cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vòm họng. Đồ uống có cồn chứa tỷ lệ ethanol khác nhau. Hầu hết các bằng chứng đều cho thấy rằng chính ethanol làm tăng nguy cơ ung thư.
Các triệu chứng của ung thư vòm họng
Theo bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, các dấu hiệu sớm thường nghèo nàn, dễ bỏ qua vì hay bị nhầm với các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm vùng tai mũi họng. Các triệu chứng lúc đầu thường xuất hiện ở một bên hay một vị trí, sau đó tăng dần.
Các triệu chứng có thể gặp:
- Hạch cổ: Vị trí hay gặp là hạch cổ vị trí góc hàm hoặc xuất hiện nhiều hạch ở 1 hay 2 bên cổ.
- Các triệu chứng tai: Thường biểu hiện một bên như nghe kém, ù tai hoặc hiếm gặp hơn là đau tai hay chảy dịch ở tai.
- Các triệu chứng mũi như ngạt, tắc mũi một hoặc 2 bên hoặc chảy máu mũi dai dẳng điều trị nội khoa không cải thiện.
- Các triệu chứng thần kinh gồm nhìn đôi và lác trong, đau nửa mặt hoặc đau họng, đau đầu hoặc đau nửa đầu khi u xâm lấn nội sọ.
- Các triệu chứng mắt như xâm lấn ổ mắt hiếm gặp, chủ yếu gặp lồi mắt hoặc liệt vận nhãn.
" alt=""/>Quan hệ tình dục bằng miệng có gây ung thư vòm họng không?