- Sinh ra và lớn lên xinh xắn như một thiếu nữ nhưng qua tuổi dậy thì, Hoa vẫn chưa có kinh nguyệt, ngực phẳng lì.Nguyễn Thị Hoa (21 tuổi, Bình Định) vừa tìm lại được giới tính thật của mình sau ca phẫu thuật tạo hình âm đạo tại bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.
Chị Thanh - mẹ bệnh nhân chia sẻ, khi mới sinh ra Hoa là "cô bé" xinh xắn, bộ phận sinh dục có đầy đủ môi lớn, môi bé và âm hộ nên chị chưa bao giờ mảy may nghi ngờ về giới tính của con.
Lớn lên, Hoa cũng rất nữ tính, từ giọng nói, cử chỉ, dáng đi, điệu bộ đều như bao thiếu nữ khác, duy chỉ có bắp tay, vai hơi thô.

|
Cơ thể của Hoa trước khi phẫu thuật, tuyến vú không phát triển |
"Đến năm 17 tuổi, tôi bắt đầu chột dạ khi thấy con vẫn chưa có kinh nguyệt, tuyến vú cũng không phát triển. Tôi hết sức hoang mang, tức tốc đưa con vào một bệnh viện phụ sản lớn tại TP.HCM để thăm khám. Tin sét đánh ngang tai khi kết quả xét nghiệm khẳng định cháu mang nhiễm sắc thể XY", chị Thanh kể lại.
2 mẹ con ôm nhau khóc như mưa ngay tại bệnh viện khi bác sĩ thông báo không có cách gì để khắc phục, khuyên nên chấp nhận số phận.
Trở về quê, từ "cô gái" hồn nhiên, vui vẻ, Hoa bỗng sống khép mình, luôn mặc cảm, sợ sệt, nhút nhát, ngại tiếp xúc.
Năm 18 tuổi, Hoa thi đỗ trung cấp nhưng sợ lộ bí mật nên kiên quyết không ở kí túc xá mà thuê nhà ở riêng 1 mình.
Vẫn không ngừng hy vọng, đầu năm nay 2 mẹ con chị Thanh lại tiếp tục quay lại bệnh viện tại TP.HCM để hỏi xem có phương pháp mới nào chưa, nhưng đều nhận được những cái lắc đầu.
Không từ bỏ, 2 mẹ con lên mạng tra cứu, biết bệnh viện Xanh Pôn có phương pháp mới để tạo hình "cô bé" nên gọi điện hẹn gặp để được tư vấn.
ThS.BS Phạm Thị Việt Dung, khoa Phẫu thuật tạo hình, bệnh viện Xanh Pôn là người đã trực tiếp tư vấn cho 2 mẹ con chị Thanh.
Tháng 5/2016, GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa đã thực hiện tạo hình âm đạo từ niêm mạc miệng cho Hoa. Và cuối tuần qua, Hoa tiếp tục quay lại để đặt túi ngực nhân tạo.
"Giờ cháu đã vui vẻ, tự tin trở lại. Cháu có rất nhiều bạn trai nhưng nó bảo phải cuối năm mới nhận lời", chị Thanh khoe.

|
Chị Thanh chia sẻ về những chuyển biến tích cực của con gái với BS Phạm Thị Việt Dung |
Theo BS Dung, lưỡng giới tính giả chia làm thành 2 loại: giả nam và giả nữ. Như trường hợp của Hoa là lưỡng giới giả nam, cơ thể mang giới tính XY, bề ngoài bộ phận sinh dục, gương mặt như nữ nhưng có tinh hoàn và không có tử cung, buồng trứng, âm đạo.
"Những trường hợp này sẽ tùy thuộc vào tâm lý từng bệnh nhân, tùy thuộc vào cuộc sống xã hội của bệnh nhân xem quen sống trong hình hài của một cô gái hay chàng trai để quyết định chuyển thành nam hay nữ", BS Dung chia sẻ.
BS Dung cho biết, với trường hợp của Hoa, việc quan hệ tình dục sẽ hoàn toàn bình thường, tuy nhiên không thể có con.
GS Trần Thiết Sơn cho biết thêm, đến nay khoa đã tiếp nhận khoảng 20 trường hợp lưỡng tính như Hoa, trong đó tỉ lệ chuyển thành nữ là 50/50.
Với những trường hợp chuyển thành nữ, GS Sơn sẽ dùng niêm mạc miệng để tạo hình âm đạo - đây là phương pháp do chính GS Sơn sáng tạo ra, thay thế cho việc dùng vạt da đùi hay bụng nhiều hạn chế trước kia.
Theo GS Sơn, niêm mạc miệng có tính chất mô học tương đồng với niêm mạc âm đạo, có khả năng tiết dịch nên khi tạo hình âm đạo sẽ tiết dịch vừa đủ độ ẩm, mềm nên quan hệ không đau.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Thúy Hạnh
" alt=""/>Lưỡng giới giả nam: Thiếu nữ 21 năm sống trong hình hài nửa nam nửa nữ
“Mỗi xe là một phòng cấp cứu di động có thể duy trì sự sống cho bệnh nhân lên đến 72 tiếng. Các thông số và dữ liệu của bệnh nhân được truyền trực tiếp từ xe cứu thương tới đội ngũ cấp cứu tại phòng khám”.Theo phòng khám Family Medical Practice (FMP), việc truyền dữ liệu này cho phép bác sĩ trao đổi trong suốt quá trình chuyển bệnh và sẵn sàng tiếp bệnh nhân.

|
Xe cấp cứu của phòng khám Family Medical Practice với trang thiết bị hiện đại. |
Vào ngày 21/9 vừa qua, Phòng khám Family Medical Practice chính thức công bố ra mắt Dịch vụ Điều phối Cấp cứu *9999 hoạt động 24/7. Đây là lần đầu tiên hệ thống công nghệ ProQA của Priority Dispatch được triển khai tại Việt Nam. Và Việt Nam là quốc gia thứ 53 triển khai công nghệ này.
Dịch vụ điều phối cấp cứu chuyên nghiệp đầu tiên ở VN
Khi tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu, ngoài việc lấy các thông tin cơn bản bao gồm địa chỉ, tên tuổi, số điện thoại, tình trạng bệnh nhân như các trung tâm cấp cứu khác của Việt Nam, đội ngũ tổng đài viên FMP sẽ tiếp tục hướng dẫn sơ cấp cứu qua điện thoại cho người dân tại hiện trường tai nạn, song song với việc điều xe cứu thương đến địa chỉ và cập nhật thông tin với đội xe cấp cứu lẫn bác sĩ tại phòng khám. Đây là lợi thế ưu việt mà dịch *9999 mang lại cho khách hàng, giúp người bị nạn giảm tử lệ tử vong đến 25%.

|
Các chuyên viên đang cấp cứu bệnh nhân tại hiện trường. |
Theo FMP, các tổng đài viên phải thực hiện theo hệ thống công nghệ ProQA của Priority Dispatch. Hệ thống ProQA thiết lập sẵn nhiều tình huống cấp cứu, chia thành 36 hạng mục chính với hơn 300 tình huống cụ thể. Nói cách khác, thông qua hệ thống, tổng đài viên có thể xác định được chuyện gì đang xảy ra với người bị nạn và đưa ra hướng dẫn để người dân sơ cấp cứu tại chỗ trong các tình huống khẩn. Để trở thành tổng đài viên, họ đều phải vượt qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế của Học Viện Điều Phối Cấp Cứu Quốc Tế (IAED).
Trước mắt, dịch vụ 9999 hoạt động trong khu vực quận 1, 2, 3, Bình Thạnh và Phú Nhuận với phí thường niên dịch vụ là 575.000 đồng/ người/ năm. Trong 1 năm đó, bệnh nhân có thể gọi cấp cứu không giới hạn và được sử dụng trọn dịch vụ cấp cứu trước khi được chuyển đến Bệnh viện. Phí phát sinh sau khi được bệnh viện tiếp nhận sẽ do người bị nạn thanh toán cho bệnh viện được đưa đến

|
Hình ảnh xe cấp cứu. |
Nhanh chóng, kịp thời, tính tiện lợi cao
Hiện tại, FMP có 6 xe cấp cứu được rải đều khắp nơi, có thể đáp ứng cuộc gọi cấp cứu một cách nhanh chóng, khoảng 180 cuộc gọi/ngày. Mỗi xe là một phòng cấp cứu di động với các trang thiết bị hiện đại, có thể duy trì sự sống cho bệnh nhân đến 72 tiếng.
“Thời gian đáp ứng đối với điểm xa nhất trong khu vực định danh cấp cứu là 14 phút.Xe chúng tôi được phân bố khắp nơi chứ không tập trung ở phòng khám nên sẽ rút ngắn thời gian đến nơi cấp cứu”, bác sĩ Rafi Kot khẳng định. “Trước mắt, dịch vụ 9999 hoạt động trong khu vực quận 1, 2, 3, Bình Thạnh và Phú Nhuậnnhằm đảm bảo xe đến hiện trường trong thời gian 15 phút, đúng theo tiêu chuẩn quốc tế”.
Trong tháng 11 sắp tới,FMP sẽ có thêm 4 xe và số lượng sẽ được cân nhắc tăng thêm khi nhu cầu dịch vụ tăng lên, và dự kiến sẽ nhận 30 – 35 lần xuất xe/ngày. Cứ mỗi 4 tháng, FMP sẽbổ sung vào phạm vi này thêm 1 quận, trung bình một năm sẽ thêm 3 - 4 quận.
Theo quy định của ngành y tế hiện nay, đi theo xe cấp cứu phải có một bác sĩ và một điều dưỡng. Điều này theoông Rafi Kot là lãng phí nhân lực bác sĩ. Trên thế giới đã có nghề gọi là Chuyên viên cấp cứu ngoại viện.Không phải là bác sỹ, chuyên viên cấp cứu ngoại viện chỉ mất 8 tháng đào tạolà có thể thực hiện công việc cấp cứu và luôn có mặt trên xe cứu thương. Vì thế, ông Rafi đề xuất Việt Nam nên đào tạo ngành nghề này để giảm tải tình trạng thiếu bác sĩ, tránh lãng phí nhân sự ngành y.

|
Hệ thống phần mềm ProQA giúp tổng đài viên nhận diện tình trạng người bị nạn như thế nào tại hiện trường. |
Family Medical Practice là hệ thống phòng khám đa khoa tư nhân 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Thành lập tại Hà Nội từ năm 1994, Family Medical Practice là hệ thống phòng khám tư nhân duy nhất tại Việt Nam có mật độ phủ sóng dịch vụ khắp Việt Nam, sở hữu 5 phòng khám hiện đại tại các thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Tất cả các phòng khám của Family Medical Practice đều có xe cứu thương hoạt động 24/7 được trang bị hiện đại. |
Tấn Tài
" alt=""/>Gặp người bị nạn, muốn cứu…hãy nhấn phím *9999