











![]() |
Bị "bêu xấu" trước mặt người khác, trẻ càng chống đối và dễ trở nên bất cần.(Ảnh minh họa) |
Do đó, ông Khanh đề xuất, cần duy trì loại hình đào tạo điều dưỡng trung cấp, sơ cấp, có thời gian đào tạo ngắn. Ở bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện hạng 1, tỷ lệ điều dưỡng trình độ cử nhân có thể chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng ở tuyến quận huyện, chỉ nên duy trì 40-50%.
So với các bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM còn gặp khó hơn ở nhóm nhân sự này. Theo đó, bệnh viện sau khi tuyển dụng điều dưỡng đa khoa sẽ phải đào tạo lại về y học cổ truyền mới có thể làm việc.
Trong khi đó, nhóm y sĩ y học cổ truyền dù phù hợp hơn với yêu cầu bệnh viện nhưng lại không được tuyển. Theo quy định, y sĩ y học cổ truyển phải học qua điều dưỡng, có chứng chỉ hành nghề rồi mới được tuyển dụng.
“Vậy chúng ta có cơ chế đặc thù gì cho riêng y học cổ truyền khi tuyển dụng hay không? Thực sự, y sĩ y học cổ truyền đào tạo qua điều dưỡng nhanh hơn và đáp ứng công việc tốt hơn", đại diện bệnh viện nói.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ ở các bệnh viện công lập đang giảm dần. Về lý thuyết, cần 3-4 điều dưỡng/bác sĩ nhưng hiện nay tỷ lệ này là 1,86, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chăm sóc bệnh nhân.
Nguyên nhân được cho là do chế độ, chính sách hiện nay chưa phù hợp với áp lực công việc của điều dưỡng, hộ sinh. Chưa có chế độ, chính sách hỗ trợ thu nhập giữ chân được người có tay nghề, người đang cống hiến cho các đơn vị y tế công lập trực thuộc. Ngoài ra, còn do khó khăn, bất cập trong việc nâng chuẩn trình độ của điều dưỡng, hộ sinh lên trình độ cao đẳng.
“Ở bệnh viện nhi hay lão khoa, cần người chăm sóc, thường xuyên liên tục. Khi người bệnh cần, nhấn nút gọi là có ngay. Nhưng thực tế, mỗi đêm trực, một khoa có khoảng 70 bệnh nhân nhưng cao nhất chỉ có 3 điều dưỡng. Nếu không có loại hình trung gian sẽ rất khó”, ông Dũng bày tỏ.
Trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM đề nghị bổ sung đào tạo chức danh trợ lý điều dưỡng. Trợ lý điều dưỡng có các nhiệm vụ như: Giúp bệnh nhân trong việc vệ sinh cá nhân, sắp xếp giường bệnh, hỗ trợ di chuyển trong bệnh viện, lấy dấu hiệu sinh tồn, hỗ trợ 1 số việc khác do điều dưỡng quản lý phân công..
Ở nhiều quốc gia, điều dưỡng có nhiều loại hình chức danh khác nhau. Trong đó có điều dưỡng chính (thực hành có giấy phép, chứng chỉ hành nghề), trợ lý điều dưỡng (chỉ cần giấy chứng nhận, không cần chứng chỉ hành nghề, đào tạo ngắn hạn ít nhất 3 tháng).
Chia sẻ trong buổi làm việc, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngành y tế TP theo đuổi 2 mục tiêu. Thứ nhất, dù phát triển thế nào cũng phải đảm bảo công bằng chăm sóc sức khỏe cho người giàu và người nghèo. Thứ 2, đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên y tế với nhau.
“Mục tiêu thứ 2 dù ít nói ra nhưng chúng tôi rất lo lắng và phải làm cho được”, ông Thượng nhấn mạnh, càng ngày, chênh lệch thu nhập giữa các cơ sở y tế lại khác nhau càng nhiều. Trong khi về sức lao động, chưa chắc nơi có thu nhập cao làm nhiều hơn cơ sở có thu nhập thấp (trong khối y tế công lập).
“Có nơi chênh lệch thu chi cả trăm tỷ, có nơi chênh lệch về âm. Vậy chính sách sắp tới có điều tiết được không, điều tiết sao mà vẫn còn động lực. Tôi phải nói ra điều này, đang có sự mất chênh lệch và công bằng”, ông Thượng tâm tư.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng cho rằng, thời gian tới, nếu sửa đổi riêng luật Khám chữa bệnh cũng chưa thể giải quyết được hết các vấn đề của y tế. Tuy nhiên, phải sửa sớm vì nhiều điều đã quá lạc hậu.
Ví dụ, trợ lý điều dưỡng rất cần cho các bệnh viện. Thế giới đã làm từ lâu nhưng Việt Nam lại nâng trình độ điều dưỡng lên đại học gây ra thiếu hụt lực lượng lao động chăm sóc người bệnh.
Bức Điện có đoạn viết:
“Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và Nhân dân Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới của Lào và tin tưởng vững chắc rằng, tiếp nối truyển thống lịch sử vẻ vang của dân tộc và phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Tổng Bí thư Thongloun Sisoulith đứng đầu, đất nước và Nhân dân Lào anh em sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ IX giai đoạn 2021- 2025, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng; xây dựng thành công đất nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Chúng tôi hết sức vui mừng và tự hào nhận thấy, cùng với những thành tựu quan trọng hai Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước đã đạt được trong thời gian qua, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong kính yêu sáng lập và được các thế hệ lãnh đạo, Nhân dân hai nước dày công vun đắp đã không ngừng được củng cố và phát triển ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển ở mỗi nước.
Chúng tôi sẽ làm hết sức mình cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và Nhân dân Lào giữ gìn, bảo vệ và vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, vì lợi ích nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới".
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã gửi Thư mừng tới Quyền Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Bounlua Phandanouvong và Bộ trưởng Ngoại giao Thongsavanh Phamvihane; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện mừng đến Bộ trưởng Ngoại giao Thongsavanh Phamvihane.
(Nguồn: Báo điện tử VOV)Link: https://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-to-lam-gui-dien-mung-quoc-khanh-lao-post1139442.vov
" alt=""/>Các nhà lãnh đạo Việt Nam gửi Điện mừng Quốc khánh Lào