Mary Todd Lincoln một mình đi lại trong phòng khách. Vài giờ trước, bà đã chứng kiến vụ ám sát chồng mình là Abraham Lincoln tại Nhà hát Ford gần đó. Giờ đây, bà bị Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton đuổi khỏi phòng của Tổng thống, khi bắt đầu khóc lóc vì thấy chồng mình đang hấp hối.Tổng thống Lincoln mất vào ngày 15/4/1865. Sau vụ ám sát, bà phải vật lộn để tồn tại và trở thành đối tượng bị đàm tiếu do sức khỏe tâm thần có phần không bình thường.
Ngày nay, khi nhìn lại, chúng ta hiểu rằng hành vi thất thường trong tính khí của bà có thể là bằng chứng cho thấy bà mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Hoặc cũng có thể đó là biểu hiện của những tổn thương và cô đơn mà bà đã phải trải qua trong những ngày hỗn loạn sau khi chồng bị sát hại dưới bàn tay của John Wilkes Booth.
Nhưng vào thời điểm đó, hành vi của Mary được coi là bằng chứng cho thấy bà là một người phụ nữ cư xử không đúng mực.
 |
Tranh vẽ vụ ám sát Tổng thống Abraham Lincoln tại Nhà hát Ford ở Washington, D.C năm 1865. |
Mary Todd Lincoln luôn gặp khó khăn trong việc đáp ứng những kỳ vọng khắt khe với phụ nữ trong thời đại của bà. Phụ nữ, ngay cả vợ những người nổi tiếng, được mặc định là sẽ tập trung cho gia đình và không tìm kiếm sự chú ý hay xuất hiện trước công chúng, nhưng bà Mary lại yêu thích ánh đèn sân khấu và sự hào nhoáng. Điều này gây ra những mâu thuẫn trong cuộc hôn nhân giữa bà và Tổng thống Lincoln. Sau khi ông qua đời, chuyện này càng trở nên bi thảm hơn.
Rắc rối đầu tiên ập đến là phản ứng của bà Mary trước cái chết của chồng mình. Mặc dù, khi đó phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu phải kìm nén cảm xúc của mình ở nơi công cộng nhưng Mary, người đã từng mất 2 người con trai, đã không kìm chế được nỗi đau. Ngay sau khi Tổng thống Lincoln qua đời, Washington tràn ngập tin tức về nỗi đau mà bà Lincoln đang trải qua trong Nhà Trắng. Bà khiến người dân khiếp sợ với vẻ mặt đau đớn.
Sau đó, trong một cuốn sách kể về những ngày sau vụ ám sát, người hầu, người thợ may váy và người bạn tâm giao của Mary, Elizabeth Hobbs Keckley đã nhớ lại rằng đó là “tiếng khóc của một trái tim tan vỡ, tiếng thét thảm thiết và những cơn co giật khủng khiếp” của người góa phụ. Mặc dù những phản ứng đó có vẻ phù hợp với một người phụ nữ chứng kiến vụ ám sát đau thương của chồng mình ở cự ly gần, nhưng chúng được coi là biểu hiện của sự thèm muốn được chú ý ở thời điểm đó.
 |
Tổng thống Abraham Lincoln hấp hối trên giường bệnh sau phát súng ám sát. |
Bà Mary đã không tham dự lễ tang của chồng. Trong khi đó, Tổng thống mới, Andrew Johnson, cũng không đến thăm bà hay thậm chí viết thư bày tỏ sự thương cảm sau vụ ám sát. Điều này khiến bà Mary tức giận, và thậm chí còn nói bóng gió rằng Johnson đã âm mưu với Wilkes Booth để giết chồng mình.
Cựu Đệ nhất phu nhân Mary chưa bao giờ được yêu mến ở Washington. Bà xuất thân giàu có và thường mua sắm cho bản thân và gia đình. Bà đã được cấp một khoản ngân sách hậu hĩnh để trang trí lại Nhà Trắng, nhưng đã chi quá mức.
Bà còn có một tủ quần áo xa hoa, thậm chí bị xem là phản cảm, đặc biệt là khi quốc gia này đang trong thời kỳ Nội chiến.
Sau khi chồng mất, cựu Đệ nhất phu nhân không có yêu sách gì khi rời Nhà Trắng. Bà sớm ổn định cuộc sống tại một khách sạn ở Chicago. Nhưng khi hết tiền, bà chuyển đến một khách sạn rẻ hơn. Bà bắt đầu kiến nghị với Quốc hội để được trợ cấp với tư cách một góa phụ. Quốc hội tỏ ra do dự vì trước đó, họ đã không cấp cho vợ của William Henry Harrison (Tổng thống thứ 9 của Hoa Kỳ) lương hưu sau khi ông qua đời vào năm 1841 vì bệnh viêm phổi. Hơn nữa, thói quen chi tiêu xa hoa của bà Mary thì ai cũng biết.
Mặc dù, Quốc hội đã miễn cưỡng trao cho bà khoản lương hưu 3.000 USD/năm vào năm 1870, nhưng nó không đủ để bà trả hết nợ hoặc sống trong một căn nhà riêng. Sau đó, con số được tăng lên 5.000 USD/năm, nhưng số tiền đó cũng không đủ. Bà phải vật lộn với vấn đề tài chính trong suốt quãng đời còn lại của mình.
 |
Cựu Đệ nhất phu nhân Mary Todd Lincoln (1818-1882). |
Năm tháng trôi qua, Mary vẫn tiếp tục bị sỉ nhục. Đối tác cũ của Tổng thống đã cáo buộc Mary không phải là một tín đồ Cơ đốc giáo và tung tin đồn về cuộc hôn nhân của Lincoln cho báo chí. Khi Mary phản bác những tuyên bố, bà bị chỉ trích là cư xử không giống như một người phụ nữ.
Áp lực trở nên quá lớn đối với cựu Đệ nhất phu nhân vốn đã có tâm lý không ổn định. Khi con trai bà, Tad, qua đời vào năm 1871, bà bắt đầu cư xử ngày càng thất thường hơn. Sức khỏe của bà giảm sút và bà bắt đầu mắc chứng hoang tưởng. Kinh hoàng trước những biểu hiện của mẹ, con trai Robert đã bắt bà vào trại tâm thần vào năm 1875.
Sau khi vào trại được vài tháng, bà đấu tranh để được công nhận là khỏe mạnh rồi ngay sau đó chuyển đến châu Âu sinh sống cho đến năm 1881. Khi trở lại Hoa Kỳ để sống với chị gái ở Springfield, Illinois, bà qua đời vì đột quỵ vào ngày 16/7/1882 ở tuổi 63. Bà bị báo chí và công chúng lên án cho đến tận những ngày cuối đời.
Đăng Dương(Theo History)

Ông Obama và vợ với cuộc sống thú vị hậu Nhà Trắng
Rời Nhà Trắng, cựu tổng thống Barack Obama và phu nhân Michelle tích cực tham gia nhiều hoạt động ở mọi nơi trên thế giới, cũng như dành thời gian đi du lịch cùng hai con.
" alt=""/>Cuộc đời bi kịch của Đệ nhất phu nhân Mỹ Mary Todd Lincoln
Cuộc sống ý nghĩa hơn nhờ sách“Trong suy nghĩ của mình, niềm tin là một điều ai cũng cần phải có để sống cuộc đời này một cách có ý nghĩa nhất. Niềm tin đối với mình là điểm tựa để vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống”. Đó là những chia sẻ của cô gái Nguyễn Lan Hương (27 tuổi) ở xã Đông Hợp, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trong chương trình Nối trọn yêu thương vừa được phát sóng trên kênh VTV1 vào cuối tháng 11.
Khi mới chào đời, Hương chỉ nặng có 1,5kg, được chẩn đoán mắc căn bệnh bại não. Đến 6 tháng tuổi, thân hình Hương vẫn nhỏ thó, cha mẹ đặt đâu Hương chỉ biết nằm im đó. Lớn lên dần, nhìn thấy các bạn cùng trang lứa cắp sách đến trường, Hương ước mơ được như các bạn.
 |
Câu chuyện của Hương được chia sẻ trong chương trình Nối trọn yêu thương |
Hương bắt đầu học đọc, học viết khi em trai vào lớp 1. Lúc đó mẹ dán bảng chữ cái lên tường để dạy em trai học, Hương nằm bên cứ nhìn bảng chữ cái học theo rồi tự đọc được lúc nào không hay.
Hương kể: "Việc học chữ với mình rất khó khăn. Mình không làm chủ được đôi tay, nên không viết được. Nhưng bây giờ thì mình có thể ngậm bút bằng miệng và viết được chữ".
Ngày chưa có điện thoại, chưa có những cuốn sách làm bạn, suốt ngày lủi thủi với 4 bức tường, Hương chỉ biết nói chuyện một mình. Những ánh mắt soi mói của mọi người khiến Hương cảm thấy tự ti và trong đầu luôn hiện câu hỏi tại sao mình sinh ra lại như vậy? Và khi đó Hương nghĩ đến người mẹ đã sinh ra mình như vậy, mẹ vẫn vượt qua những đau đớn ấy thì Hương càng phải cố gắng hơn, sống tốt hơn.
Từ ngày biết đọc, biết viết Hương luôn có tình yêu với sách. Những cuốn sách đầu tiên Hương đọc là sách giáo khoa của em trai, sau này là sách về kỹ năng sống, phát triển bản thân. Sách là con đường giúp cô tiếp cận với thế giới bên ngoài.
“Mình rất thích đọc sách, vì sách là một người bạn, một người thầy để cho mình học hỏi được nhiều điều, mình không phải suy nghĩ, tự ti về cuộc sống hiện tại”, Hương tâm sự.
Lấy từ cảm hứng từ anh Đỗ Hà Cừ, một người khuyết tật đã mở không gian đọc mang tên “Hy vọng”. Hà Cừ cho Hương mượn nhiều cuốn sách, mẩu chuyện. Hương mở thư viện sách mang tên “Niềm tin” tại nhà mình từ cách đây 6 năm với mong muốn mang văn hóa đọc đến nơi mình đang sinh sống.
"Không gian đọc ở nông thôn rất hiếm. Nhưng người có sách đọc xong, để không cũng lãng phí. Trong khi thư viện là chỗ để mọi người có thể góp sách để cho nhiều người khác cùng đọc. Mình thấy cuộc sống ý nghĩa hơn khi có thể làm được điều gì đó cho cộng đồng, đặc biệt là các bạn học sinh ở nông thôn, thông qua thư viện này", Hương tâm sự.
Khi mới thành lập, thư viện chỉ có 500 đầu sách xin được từ những nhà hảo tâm. Dần dần, số lượng sách tại thư viện ngày càng nhiều và phong phú hơn với hơn 2.985 đầu sách. Thư viện luôn mở cửa miễn phí cho những người yêu sách.
Từ ngày có thư viện, Hương có thêm nhiều niềm vui hơn, không cảm thấy cô đơn nữa vì có nhiều bạn đến giao lưu trò chuyện như người thân trong nhà. Có những dịp cuối tuần thậm chí có 20-30 bạn đến đọc sách và trò chuyện với Hương.
Tiếp tục truyền cảm hứng, lan tỏa không gian đọc
 |
Thư viện của Hương tiếp nhận cuốn sách thứ 2.986 |
Mới đây, trong một dịp rất đặc biệt, không gian đọc của Hương đã tiếp nhận cuốn sách thứ 2.986, đó chính là cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”. Cuốn sách là những dòng cảm xúc, những suy nghĩ, ghi chép được gom góp bằng mọi sự kính nể, trân trọng và yêu thương của người con khi viết về cha, gia đình mình.
Nổi bật trong cuốn sách chính là hình ảnh một người phụ nữ mạnh mẽ, giỏi giang, dám đương đầu với mọi thử thách nhưng cũng là người luôn hy sinh vì gia đình, hết mực yêu thương chồng con. Bà là một người phụ nữ bản lĩnh, cá tính, bà biết lúc nào phải cứng rắn, lúc nào phải mềm mỏng với người chồng làm kinh doanh của mình. Bà chính là hậu phương vững chắc để CEO Trần Quí Thanh (người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát) tự tin đi trên con đường “vươn ra biển lớn”. Đây thực sự là câu chuyện của gia đình mà bất cứ gia đình nào cũng nhìn thấy một phần của mình ở trong đó.
Niềm vui mừng và hạnh phúc càng lớn hơn khi Hương được trò chuyện với chính tác giả của cuốn sách, đó là chị Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Chị Phương cũng là một thành viên đặc biệt trong ekip sản xuất chương trình “Nối trọn yêu thương” trong suốt 3 năm qua.
 |
Hương rất vui khi được trò chuyện với chị Trần Uyên Phương |
Chia sẻ về cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”, chị Phương cho biết “Mối quan hệ của ba mẹ với con cái là mối quan hệ rất quan trọng trong cuộc sống, có thể tạo nên rất nhiều năng lượng, nên chị đã suy nghĩ và viết cuốn sách mà trong đó thể hiện tình cảm của những người con dành cho ba mẹ và đặc biệt là sự hy sinh thầm lặng của mẹ dành cho gia đình”.
Đồng cảm với những chia sẻ từ chị Trần Uyên Phương, Hương cho biết người mẹ luôn là một người vĩ đại, mẹ của em cũng vậy, mẹ là người đã chăm sóc em từ bé đến bây giờ.
Qua những câu chuyện mà Hương đã chia sẻ, chị Trần Uyên Phương rất cảm phục về nghị lực và gửi tặng đến em một món quà, hy vọng em sẽ tiếp tục truyền cảm hứng, lan tỏa không gian đọc đến cho các bạn nhỏ ở vùng nông thôn.
“Tôi rất vui khi vào ngày thứ 2 cuối cùng của mỗi tháng lại được gặp gỡ mọi người trong ekip Nối trọn yêu thương. Qua mỗi lần gặp gỡ, tôi lại được truyền một nguồn năng lượng rất lớn từ những nhân vật trong chương trình. Dù có hoàn cảnh khác nhau nhưng khi đối diện trước những biến cố, khó khăn trong cuộc sống, họ luôn có niềm tin và yêu cuộc sống của mình, cũng như truyền cảm hứng cho cộng đồng bằng tinh thần Không gì là không thể”, chị Trần Uyên Phương chia sẻ. Nguyễn Lan Hương chia sẻ cùng “Nối trọn yêu thương”: https://www.youtube.com/watch?v=Rpxmn-0FAiI |
Thế Định
" alt=""/>Tình yêu sách đặc biệt của cô thủ thư bị bệnh bại não