Sự kiện này có sự tham gia của đại diện Vụ Khoa học Công nghệ , Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), đại diện các doanh nghiệp Pavana, MobiFone Global, Viettel, Lumi, Bkav, VNPT Technology…
Hiện nhu cầu thị trường camera thông minh phục vụ cho các hộ gia đình, tòa nhà và cho các đơn vị tổ chức cũng như phục vụ cho công tác giám sát quản lý xã hội rất lớn. Tuy nhiên, có một thực tế là hơn 90% thị phần camera tại Việt Nam đang là camera xuất xứ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng phải quan tâm. Thậm chí một số dòng camera hoạt động theo cơ chế Cloud kết nối về server đặt tại Trung Quốc và người dùng ở Việt Nam phải "vòng" qua server này, trước khi kết nối vào camera của mình.
Xu hướng sử dụng camera ngày càng phổ biến, nó là thành phần quan trọng trong hệ thống Chính phủ điện tử, Chính quyền số và thành phố thông minh, giúp giám sát giao thông, an ninh trật tự... Vì vậy, việc chủ động sản xuất camera là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Việt Nam. Việc các doanh nghiệp Việt Nam chủ động phát triển các thiết bị này với chất lượng tốt và đảm bảo an toàn là hết sức cần thiết, điều này cũng sẽ giảm thiểu được các nguy cơ lộ dữ liệu nhạy cảm cho người dùng.
Nhiều ý kiến cho rằng, các camera được sản xuất hay lưu hành cần có tiêu chuẩn và quy định để đánh giá được chất lượng, tính an toàn. Và nó không chỉ áp dụng cho các camera có xuất xứ từ các công ty Trung Quốc, mà kể cả các nhà cung cấp đến từ những quốc gia khác. Đặc biệt là thiết bị được dùng trong các hệ thống giám sát an ninh, thu thập thông tin của cơ quan nhà nước và các hệ thống quan trọng của quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn.
Camera giám sát (CCTV) là công cụ an ninh trong nhiều năm. Công cụ tốt nhất để đánh giá chất lượng hình ảnh CCTV là Rotakin Test 1600mm x 400mm do Bộ Nội vụ Anh phát triển những năm 1980. Nó được bao gồm trong Tiêu chuẩn Anh quốc 50132 và tiêu chuẩn này sau đó phát triển thành Tiêu chuẩn ISO của Châu Âu và cuối cùng là Tiêu chuẩn ISO toàn cầu. ISO 50132 xác định chất lượng của hình ảnh camera quan sát theo tỷ lệ phần trăm màn hình bị mục tiêu Rotakin tiêu chuẩn chiếm giữ.
Tuy nhiên, camera quan sát vào thời điểm đó dựa trên công nghệ analog đen trắng và khi ngành bảo mật chuyển sang hình ảnh màu ở định dạng kỹ thuật số, Rotakin và ISO 50132 đã trở nên lỗi thời. Rotakin đã được thay thế bằng các target tốt hơn và 50132 đã được thay thế bằng tiêu chuẩn IEC 62676, trong đó nêu rõ rằng các mục tiêu thử nghiệm phải cho phép đo cả màu sắc và mật độ điểm ảnh. Dù thử nghiệm Rotakin đã lỗi thời, khái niệm ban đầu của nó vẫn là trọng tâm của các phương pháp phân tích video hiện đại.
Tại Vương quốc Anh đã đưa ra quy định khá chi tiết về các dữ liệu thu thập từ camera giám sát đối với hộ gia đình và doanh nghiệp. Quy định bảo vệ dữ liệu được Anh đưa ra dựa trên Luật Bảo vệ dữ liệu 2018 (DPA 2018) và Luật bảo vệ dữ liệu chung của Anh (UK GDPR).
Tại Phillipines, hướng dẫn sử dụng hệ thống CCTV được nước này ban hành tháng 11/2020, dựa trên ba nguyên tắc, trong đó việc quay chụp, sử dụng, lưu trữ và hủy các cảnh quay video hay âm thanh thu thập từ CCTV được xem là xử lý dữ liệu cá nhân theo Đạo luật bảo mật dữ liệu 2012 (DPA). Tại Singapore tuy chưa có luật cụ thể dành cho CCTV, nhưng có những hướng dẫn chi tiết khi sử dụng CCTV tại các địa điểm khác nhau như chung cư, nhà đất.
Ông Võ Đăng Thiên, Phó tổng biên tập VietNamNet, bày tỏ hy vọng qua buổi tọa đàm này sẽ góp tiếng nói thiết thực cho các cơ quan quản lý, cảnh báo xã hội, đồng thời tạo niềm tin và niềm hứng khởi cho các nhà sản xuất camera Make in Vietnam.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ [email protected] để tham gia tọa đàm cùng với các diễn giả.
Nguyễn Thái
" alt=""/>Tiêu chuẩn nào cho camera được sản xuất, lưu hành tại Việt Nam?Ông Thể đã có 5 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai phần mềm quản trị tổng thể cho các doanh nghiệp lớn. Ông chia sẻ, việc sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ cùng lúc gây khó trong quản trị tổng thể, dẫn tới dữ liệu không đồng bộ, phân tán nhiều nơi, tốn nhiều thời gian và công sức để tổng hợp lại, trải nghiệm sử dụng không tốt.
Ngoài ra, đa số phần mềm ngoại hoặc phần mềm thiết kế riêng có giá cao so với ngân sách dự trù của doanh nghiệp SME, vốn tiềm lực tài chính chưa mạnh. Thực tế cho thấy, nhiều phần mềm hàng tỷ đồng chưa triển khai xong, gây lãng phí tài nguyên, cản trở quy trình vận hành và đà tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà quản trị cũng “đau đầu” khi phải tìm được phần mềm phù hợp với tài chính, văn hóa và con người của doanh nghiệp.
Cũng theo ông Thể, “ý thức của người lao động và sự quyết liệt của Ban lãnh đạo sẽ là yếu tố chủ chốt trong việc thành bại của ứng dụng công nghệ vào vận hành và quản trị”.
Để giải quyết các “nỗi đau” này, doanh nghiệp SME có thể tìm đến giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể. Chỉ cần một phần mềm duy nhất, sẽ giải quyết tất cả bài toán về quản trị doanh nghiệp nhờ khả năng tùy biến linh hoạt và tự động cao dựa trên đặc thù của mỗi doanh nghiệp, chi phí hợp lý chỉ với 2000đ/user/ ngày và dễ dàng sử dụng đối với mọi nhân sự.
Thay vì phải sử dụng nhiều phần mềm khác nhau cho mỗi phòng ban, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng một phần mềm duy nhất để quản lý, theo dõi và cập nhật dữ liệu, thông tin về hoạt động, quy trình, nhân sự. Nhờ đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận hiệu quả giải pháp quản trị tổng thể để tối ưu hóa vận hành, giảm chi phí quản lý, tăng năng suất lao động và số hóa toàn diện.
Trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp, mọi thông tin đang cần sẽ được lưu trữ tại một nơi duy nhất, không lãng phí giấy tờ, tiết kiệm không gian và chi phí bảo quản, lưu trữ. Không những vậy, nhân viên được tiếp cận chính sách công ty nhanh chóng, người quản trị nắm bắt thông tin quản trị được tích hợp và tổng hợp trên phần mềm có thể sử dụng online mọi lúc mọi nơi. Từ đây, chúng ta có thể nhận thấy doanh nghiệp nên gia tăng các yếu tố giúp người lao động thấy thỏa mãn, tạo động lực nhằm nâng cao tinh thần làm việc, mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.
" alt=""/>Lời giải cho bài toán quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏPhát biểu khai mạc phiên toàn thể, ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA cho biết, mới đây VNISA đã thực hiện khảo sát 135 tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam về việc đảm bảo an toàn thông tin.
Kết quả khảo sát đã nêu ra một số vấn đề lớn cần được quan tâm và khắc phục thời gian tới, đó là cứ 4 tổ chức, doanh nghiệp thì có 1 đơn vị từng bị gián đoạn hệ thống - dịch vụ, bị tấn công mạng trong năm 2022; 76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện tại.
Khảo sát cũng cho thấy, có 87% tổ chức, doanh nghiệp lo sợ yếu tố “Con người”, 58% đơn vị lo ngại về “Công nghệ” và 47% lo ngại về lỗ hổng trong “Quy trình”. Cùng với đó, 68% tổ chức, doanh nghiệp cho biết chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin hàng năm. “Cũng vì thế, năm nay chúng tôi chọn chủ đề “Chung tay bảo vệ người dân và doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn” cho hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam hôm nay”, ông Nguyễn Thành Hưng chia sẻ.
Trao đổi tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, chuyển đổi số là một chương trình lớn, dài hạn của quốc gia. Chuyển đổi số là đưa các hoạt động của mọi người lên môi trường số. Đồng nghĩa với việc chúng ta phải bảo vệ hơn 3.000 hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước cùng hoạt động trên không gian mạng của gần 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 26 triệu hộ gia đình và 100 triệu người dân.
Nhận định khối lượng công việc trên là rất lớn mà không một lực lượng đơn lẻ nào có thể làm hết được, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chỉ rõ, việc bảo đảm an toàn không gian mạng và an toàn cho các tổ chức, người dân trên không gian mạng là trách nhiệm, sự chủ động vào cuộc của tất cả cơ quan, tổ chức và cả người dân với nguyên tắc “thực sao ảo vậy”.
Tức là, cơ quan quản lý lĩnh vực nào trong đời thực thì cũng có trách nhiệm quản lý nội dung đó trên không gian mạng. Bên cạnh 3 lực lượng nòng cốt là Quốc phòng, Công an và TT&TT, chúng ta còn có sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp và cả người dân.
Tại sự kiện, cùng với việc cập nhật thông tin về tình hình an toàn thông tin mạng năm 2022, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa cũng chia sẻ về một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Theo thống kê, trong 11 tháng đầu năm nay, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 11.213 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ các hệ thống thông tin đã phê duyệt hồ sơ bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ mới đạt 54,8%.
Vì thế, theo ông Khoa, một nhiệm vụ trọng tâm của Cục An toàn thông tin trong năm tới là xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Chỉ thị về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Trong khuôn khổ phiên toàn thể, đã diễn ra lễ ký kết thành lập Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng giữa 10 đơn vị gồm Cục An toàn thông tin, VNISA, Viettel, VNPT, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, Cốc Cốc, Tiktok Việt Nam.
" alt=""/>Bảo vệ người dân và doanh nghiệp trên mạng theo nguyên tắc ‘thực sao ảo vậy”