Hoàng trong mắt bạn bè, gia đình là một người đàn ông thành đạt, nghiêm túc. Tuy nhiên, do mải mê công việc kinh doanh nên đến khi 39 tuổi Hoàng vẫn chưa lập gia đình. Bố mẹ Hoàng đã lớn tuổi, ngày ngày vẫn thúc giục cậu con trai nhưng có vẻ Hoàng vẫn chưa tìm được ý trung nhân đúng với tiêu chuẩn của anh.Nhưng khi Hoàng thông báo với gia đình sẽ cưới Liên, gia đình cậu chẳng những không vui mừng mà lại hết lời can ngăn. Lý do mẹ Hoàng đưa ra là vì Liên và Hoàng chênh lệch tuổi tác quá lớn, Liên kém Hoàng tận 18 tuổi, mẹ anh sợ rằng khoảng cách quá xa về tuổi tác sẽ khiến Hoàng và Liên không thể tìm được sự đồng cảm và tiếng nói chung trong gia đình. Nhưng có lẽ chính vì sự khác biệt quá lớn về tuổi tác đã khiến Hoàng hoàn toàn bị Liên chinh phục.
Hoàng gặp Liên khi anh tham gia một sự kiện hướng nghiệp của trường đại học nơi Hoàng theo học trước kia. Lần đầu gặp Liên, anh ấn tượng với hình ảnh một cô sinh viên năng động, trẻ trung trong vai trò người dẫn chương trình của buổi tọa đàm. Vẻ đẹp trong sáng và tính cách thẳng thắn, cầu thị của cô khiến anh bị cuốn hút. Càng tiếp xúc với Liên, anh càng cảm thấy cảm mến cô sinh viên trẻ trung này. Hoàng thấy mình có thể quên đi mọi mệt mỏi, bon chen chốn thương trường để tận hưởng những phút giây vui vẻ bên Liên. Cũng chính vì lý do đó mà bỏ qua mọi lời ngăn cấm của gia đình, Hoàng vẫn quyết định tổ chức hôn lễ mà không chờ đến ngày Liên hoàn thành việc học ở trường đại học.
Những ngày tháng ban đầu sau hôn lễ là những ngày tháng tuyệt vời với Hoàng khi anh luôn nhận được những lời khen của bạn bè, đối tác về cô vợ trẻ trung nhưng hiểu chuyện của mình. Trong mọi bữa tiệc, Liên luôn tạo ấn tượng tốt với các quan khách với hình ảnh xinh đẹp, trẻ trung và cũng rất duyên dáng của mình.
 |
Nhưng ngay sau khi hoàn thành việc học tại trường, Liên cũng không hề có ý định bù đắp cho gia đình vì quãng thời gian vừa qua (Ảnh minh họa). |
Đúng như lời hứa trước kết hôn, Hoàng vẫn để Liên tiếp tục theo học tại trường. Liên vẫn được tự do làm những gì mình thích mà không lo Hoàng cấm cản gì. Có lẽ cũng vì quá bận rộn công việc kinh doanh nên Hoàng cũng không căn vặn cô vợ trẻ về giờ giấc cho đến khi mẹ anh bắt đầu phàn nàn vì cô con dâu liên tục vắng nhà, về muộn. Nghe mẹ than phiền chưa từng được ăn bữa cơm chỉn chu nào từ cô con dâu khiến Hoàng rất ái ngại. Nhưng anh hiểu, trước khi gặp Hoàng, Liên vẫn luôn là một cô sinh viên năng động, ưa thích hoạt động ngoại khóa, nếu đề nghị Liên hạn chế công việc tại câu lạc bộ thì chắc chắn Liên sẽ không đồng ý nên anh động viên mẹ đợi khi Liên hoàn thành việc học ở trường cô sẽ toàn tâm toàn ý cho gia đình.
Nhưng ngay sau khi hoàn thành việc học tại trường, Liên cũng không hề có ý định bù đắp cho gia đình vì quãng thời gian vừa qua. Cô vẫn đi tối ngày, lý do nào cô đưa ra cũng hết sức hợp lý khiến Hoàng chẳng thể trách được Liên, chỉ thầm trách mình ngày ấy vì mê mẩn cô vợ trẻ mà bây giờ vẫn chưa thể để bố mẹ an tâm về cô con dâu.
Nhưng việc ham chơi của Liên vẫn chưa làm Hoàng đau đầu bằng chuyện cô chưa có ý định lên kế hoạch sinh con với Hoàng. Dù sao Hoàng cũng đã lớn tuổi, bố mẹ đã già, việc sinh cháu cho ông bà cũng là điều Hoàng nên làm. Nhưng Liên lại không nghĩ vậy, cô nói cô còn trẻ, cô còn công việc và tương lai, nếu mới đi làm đã sinh con, cô sẽ không thể có được chỗ đứng vững chắc trong Công ty của cô. Không ít lần hai vợ chồng đã cãi cự nhau chuyện về chuyện sinh con. Dường như Liên cố tình không hiểu hai năm chờ đợi Liên chuyên tâm học hành là quãng thời gian quá dài so với khao khát có con, có cháu đang thường trực trong Hoàng và gia đình anh. Cô vẫn vô tư với những dự tính tương lai của mình, vì cô cho rằng mình vẫn còn quá trẻ để sinh con. Nhìn bố mẹ héo mòn trong sự chờ đợi, Hoàng không khỏi xót xa.
Hôm nay, Liên nhắn tin cho Hoàng về sớm để nói chuyện, anh mừng lắm, anh nghĩ rằng Liên đã hiểu chuyện và sẽ đồng ý sớm sinh con. Nhưng mọi chuyện còn tồi tệ hơn anh tưởng. Liên thông báo cô sẽ đi du học hai năm để theo học chương trình đào tạo thạc sĩ tại Anh mà theo cô đó là cơ hội duy nhất để cô tạo dựng được tương lai sau này. Chưa làm anh hết choáng váng, Liên còn đề nghị hai vợ chồng sẽ tìm người mang thai hộ vì theo cô "tìm hiểu sơ qua", chuyện đẻ thuê hiện đã được xã hội và pháp luật chấp nhận, đứa con vẫn là của vợ chồng cô, cô vẫn có thời gian theo học như dự định.
Không kịp để Liên tiếp tục cuộc “thuyết trình” của mình về lợi ích của kế hoạch thuê người mang thai hộ, Hoàng đã cho Liên một cái tát nảy lửa. Hoàng gằn lên từng tiếng: “Nếu cô cảm thấy sự nghiệp của cô quan trọng hết tất cả, thì tôi sẽ để cô tự do làm theo ý mình. Còn tôi, tôi sẽ tìm cho mình một người vợ biết vun đắp cho hạnh phúc gia đình và đem đến cho tôi những đứa con mà không phải vay mướn từ bất cứ ai”. Nói rồi Hoàng bỏ đi trong sự ngỡ ngàng của Liên. Cô cứ nghĩ rằng Hoàng yêu mình nên sẽ chấp nhận mọi yêu cầu của cô. Nhưng cô không ngờ, trong Hoàng đã nhen nhóm sự ân hận khi cưới một cô vợ trẻ về và đề nghị ngày hôm nay của cô chính là giọt nước tràn ly cho những chịu đựng của Hoàng suốt thời gian qua.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Ngã ngửa với lời đề nghị của cô vợ trẻ
Nhiều người muốn về hưu sớmNghiên cứu “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” trên 2.019 đối tượng từ 30 - 44 tuổi, tại 6 tỉnh thành phố thuộc các vùng kinh tế đại diện phạm vi quốc gia do Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học phối hợp thực hiện với sự hỗ trợ của công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam cho thấy, hơn một nửa số người ở thành thị có dự định nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 45 - 55 (52,6%), khoảng 38,93% dự kiến nghỉ hưu ở độ tuổi từ 55 đến dưới tuổi quy định.
 |
Tỷ lệ dự kiến nghỉ hưu theo từng độ tuổi, giới tính và khu vực |
Theo đó, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của nhóm được khảo sát, hơn 80% người nói rằng thu nhập của họ bị giảm và 65% người có thu nhập giảm trên 20%.
Mặc dù nhiều người có ý định về hưu sớm nhưng đi kèm theo mong muốn này là áp lực từ bài toán thu nhập, tiết kiệm và đầu tư trong hiện tại và tương lai.
Theo PGS.TS Giang Thanh Long - Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên gia nghiên cứu cao cấp Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm tuổi 30 - 44 được xem là nhóm quan trọng, do không chỉ đang tăng về số lượng và tỷ lệ trong tổng dân số, mà còn là nhóm có thu nhập bình quân đầu người cao nhất.
Điều đáng chú ý là nhóm này sẽ bước sang độ tuổi "về già'' trong khoảng 15 năm nữa, đây cũng là khoảng thời gian mà Việt Nam từ thời kỳ “dân số vàng” bước sang thời kỳ “dân số già”, đồng nghĩa với gánh nặng an sinh xã hội sẽ cao hơn.
 |
PGS.TS Giang Thanh Long (thứ 2 bên trái sang) tại hội thảo |
Đặc biệt, đánh giá về triển vọng cuộc sống hưu trí và cuộc sống khi về già, PGS.TS Giang Thanh Long chia sẻ, mức độ tự tin về chuẩn bị cho cuộc sống tuổi già theo cả độ tuổi, giới tính và khu vực còn chưa cao, đặc biệt về mặt tài chính (đạt hơn 5/10 điểm).
Khảo sát cho thấy, nguồn tài chính để về hưu phần lớn đến từ các khoản lương hưu hoặc các khoản tiết kiệm. Dù vậy, tỷ lệ dự kiến có nguồn thu nhập từ lương hưu chưa cao, chỉ chiếm 32,43%, đi cùng đó là tỷ lệ người tham gia BHXH và kỳ vọng về thu nhập đủ sống từ hưu trí còn thấp. Thậm chí, có gần 5% người tham gia khảo sát chia sẻ rằng, không biết hoặc sẽ không có nguồn thu nhập nào khi về già.
Khảo sát cũng thể hiện mặc dù tỷ lệ mong muốn độc lập khi về già ở mức cao, nhưng tỷ lệ lên kế hoạch chỉ ở mức 28,4%. Có thể thấy, việc lên kế hoạch cho một cuộc sống hưu trí viên mãn chưa đi sát với ý định về hưu sớm.
Nâng cao nhận thức về thu nhập, tiết kiệm và đầu tư
Theo bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Quốc gia - Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam (HelpAge International), để chuẩn bị cho cuộc sống về hưu như mong đợi, ngoài việc chuẩn bị một sức khỏe tốt, cần phải nâng cao mức thu nhập từ việc làm. Tuy nhiên, thách thức là phần lớn những người trẻ đang có mức thu nhập thấp, thậm chí chưa đủ lo cho cuộc sống hiện tại.
 |
Bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Quốc gia - Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam (HelpAge International) |
Một thách thức khác mà TS. Nguyễn Hữu Dũng - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội lưu ý là khả năng tích lũy về thu nhập của hai nhóm người trẻ và già, khả năng tạo thu nhập sau khi nghỉ hưu của mỗi người là khác nhau. Thêm nữa, bức tranh về gánh nặng thu nhập cần làm rõ hơn khi nhiều người cao tuổi sau khi nghỉ hưu vẫn là trụ cột thu nhập của gia đình.
Do đó, thách thức của người trẻ là vừa phải tăng tốc tạo thu nhập, vừa có kế hoạch cho bài toán tiết kiệm trong dài hạn, để chuẩn bị cho kế hoạch về hưu sớm trong tương lai.
 |
Thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và xây dựng kế hoạch tài chính là 3 việc nên ưu tiên để chuẩn bị cho cuộc sống về già |
Ngoài ra, vấn đề tiết kiệm cũng là một thách thức cho người Việt nói chung hiện nay, ông Long cho biết. Thống kê ở thời kỳ dân số vàng của Nhật Bản cho thấy tỷ lệ tiết kiệm lên đến 53%, con số này được đầu tư lại vào nền kinh tế để tạo thu nhập cho tương lai. Trái lại, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam ở thời kỳ dân số vàng hiện chỉ khoảng 28%.
Nhưng nhìn về hướng tích cực, ngày càng có nhiều người trẻ có nhận thức về việc tiết kiệm. Theo thống kê trong khảo sát trên, nhận thức của người dân hiện nay về bảo hiểm tốt hơn trước. Hơn một nửa (52,31%) người khảo sát cho rằng bảo hiểm nhân thọ là một phần tiết kiệm, đầu tư nhằm đảm bảo cho cuộc sống về già.
 |
Ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam chia sẻ, số lượng người trẻ mua bảo hiểm đang tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. Nếu như trước đây đa phần khách hàng tham gia bảo hiểm nằm ở nhóm tuổi trên 45 thì hiện nay có khoảng 25% ở trong độ tuổi 30 - 44.
Trong khoảng 15 năm nữa, các diễn giả đều cho rằng Việt Nam cần gấp rút chuẩn bị cho tương lai dân số già với áp lực an sinh xã hội lớn. Bài toán tiết kiệm, trong đó có đầu tư, tham gia bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm nhân thọ, đều là những hướng đi cần thiết để tạo nguồn thu nhập ổn định và bền vững trong tương lai.
“Chúng ta dễ bấp bênh về tài chính khi về già nếu không có sự chuẩn bị tốt từ khi còn trẻ”, ông Long nhận định.
Dung Nguyên
" alt=""/>‘Bài toán’ tài chính cho kế hoạch về hưu sớm của người Việt