Với mong muốn hành khách đi máy bay tạm quên đi cảm giác hối hả; cười nhiều hơn, tươi vui hơn và trở về nhà với gương mặt rạng rỡ hạnh phúc vào thời khắc ý nghĩa nhất trong năm, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất triển khai chương trình lễ hội Giáng sinh và chào đón năm mới đặc biệt Gift of happiness (từ ngày 17/12/2019 đến 31/1/2020).Mang nụ cười theo hành trình trở về
Tâm điểm của “Gift of Happiness” là trò chơi gắp quà vui nhộn tại khu vực đảo check-in ga đi quốc tế với máy gắp quà thông minh lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Dựa trên công nghệ AI, máy gắp quà được kích hoạt bằng nụ cười của hành khách đi máy bay. Nhiệm vụ trước tiên của người tham gia là cười tươi vào camera để kích hoạt nút cảm ứng điều khiển cần gắp quà. Có 4 mặt diện, máy gắp quà phục vụ cùng lúc 4 lượt hành khách tham gia. Nụ cười và sự hào hứng khi thắng giải của người tham gia đã gây sự chú ý và làm vui lây các hành khách khác. “Nụ cười có lẽ là ngôn ngữ chung nhất trên toàn thế giới. Khi bạn nở nụ cười, bạn như đang chia sẻ sự vui vẻ, hạnh phúc và mọi người cũng sẽ cười lại với bạn. Trò chơi này vì vậy tạo được hiệu ứng vui vẻ cho mọi người”, một nữ hành khách Hàn Quốc nhận xét.
 |
|
Với tổng giá trị quà tặng 2 tỷ đồng, chương trình này mang lại cho hành khách hàng loạt giải thưởng hấp dẫn: voucher mua sắm trị giá từ 5 USD- 1.000 USD tại cửa hàng SASCO Shop, SASCO Duty Free; voucher sử dụng các dịch vụ: phòng chờ hạng thương gia, L’Azure Resort & Spa (Phú Quốc)….
Ông Tasudaiki, một người vừa thắng voucher 100 USD cho biết ông sẽ mua những món quà Giáng sinh cho gia đình. “Người ta thường nghĩ khi ta vui, ta sẽ mỉm cười. Nhưng trò chơi này sẽ ngược lại, khi bạn mỉm cười, bạn sẽ có niềm vui và bạn còn có thể chia sẻ niềm vui đó với người thân nữa”, ông Tasudaiki cười lớn.
Lưu giữ khoảnh khắc hạnh phúc
Không chỉ mang đến niềm vui cho hành khách đi máy bay, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất còn mang trải nghiệm thú vị đến người thân đón tiễn tại nhà ga Quốc nội. Một photo booth tràn ngập màu sắc Giáng Sinh được đặt tại tiền sảnh nhà hàng Phoenix giúp du khách lưu giữ những hình ảnh đẹp trong mùa lễ hội. Trong khung giờ từ 8-10 giờ mỗi ngày, taị photo booth, du khách còn có cơ hội được nhận voucher giảm giá đặc biệt một số dịch vụ tại sân bay.
Ngoài ra, Giáng sinh năm nay, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất trang trí cây thông tươi và hoa trạng nguyên rực rỡ, tạo nên không khí Giáng sinh ấm áp khắp nhà ga. Thêm một điểm nhấn trong chương trình là sự kiện âm nhạc Give Joy tại khu SASCO Duty Free cách ly ga đi Quốc tế, mang đến một không gian âm nhạc rộn ràng với các ca khúc Giáng sinh bất hủ.
Với thông điệp: Hạnh phúc không phải đích đến mà chính là trải nghiệm cuộc sống từng ngày, chương trình “Gift of Happiness” tạo nên khoảnh khắc vui vẻ, niềm vui bất ngờ như góp thêm một niềm vui, nụ cười, trải nghiệm thú vị cùng hành khách trong khoảnh khắc ngang qua sân bay Tân Sơn Nhất. Đồng thời đây là một trong những sự kiện nổi bật tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong nỗ lực không ngừng của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) nhằm cải tiến, triển khai kế hoạch mới và ứng dụng công nghệ hiện đại mang tới trải nghiệm tốt nhất cho hành khách qua các sân bay.
Tấn Tài
" alt=""/>Rực rỡ Giáng sinh, rộn rã nụ cười năm mới 2020 trên sân bay Tân Sơn Nhất

 |
|
Ở Nhật Bản, người mẹ có mối liên hệ rất mật thiết với con cái. Họ ngủ cùng con và luôn mang đứa trẻ theo mình. Trước đây, các bà mẹ hay dùng địu để đưa trẻ ra ngoài cùng mình.
Mối quan hệ này thể hiện ở việc: các bà mẹ chấp nhận mọi thứ mà đứa trẻ làm. Trong mắt họ, bọn trẻ luôn hoàn hảo. Người Nhật tin rằng, từ 5 tuổi trở xuống, trẻ được phép làm bất cứ điều gì chúng muốn.
Các bậc phụ huynh nước ngoài có thể coi đây là sự chiều chuộng thái quá nhưng họ đã nhầm. Nguyên tắc này để trẻ biết rằng chúng đang làm tốt.
Thái độ này của cha mẹ với trẻ sẽ góp phần tạo ra ‘amae’. Từ này khó dịch sang các ngôn ngữ khác, nhưng có thể hiểu là ‘mong muốn được yêu thương’. ‘Amae’ là nền tảng trong mối quan hệ giữa người mẹ và con cái. Điều đó có nghĩa là trẻ có thể tin tưởng vào cha mẹ và tình yêu thương của cha mẹ, và ngược lại khi cha mẹ già cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của con cái đã trưởng thành.
 |
Trong một tác phẩm nghệ thuật vào cuối thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 18 (bức tranh bên phải), bà mẹ đang cùng em bé ngắm cá vàng. |
Có một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản chứng minh rằng có mối liên hệ giữa việc khuyến khích con cái với hành vi của bọn trẻ.
Các nhà khoa học cho rằng thái độ tích cực của cha mẹ sẽ giúp giảm các hành vi có vấn đề, đồng thời cải thiện hành vi rối loạn phát triển của trẻ.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản
Trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, tất cả mọi người đều được đối xử công bằng. Trong ảnh là công chúa Ayako đang biểu diễn cùng các bạn trong một lễ hội thể thao ở Tokyo.
Theo cách nuôi dạy con kiểu Nhật, trước 5 tuổi, trẻ em là một thực thể hoàn hảo. Nhưng từ 5 tới 15 tuổi, chúng được cư xử như những người phục vụ, và từ năm 15 tuổi trở đi, chúng được đối xử bình đẳng như bố mẹ và những người khác.
Nhiều người nước ngoài không hiểu quan điểm này của người Nhật và diễn giải nó một cách không chính xác. Triết lý này nhằm mục đích nuôi dạy những công dân vì một xã hội tập thể, nơi mà lợi ích cá nhân không phải là điều quan trọng nhất.
Trong giai đoạn đầu tiên - 5 năm đầu đời, cha mẹ dành tình yêu vô điều kiện cho trẻ.
Trong giai đoạn thứ 2 - từ 5 tới 15 tuổi, tình yêu ấy không biến mất. Nhưng đứa trẻ phải học cách sống theo các quy tắc của xã hội và cố gắng tìm mục đích sống của mình trong thế giới ấy. Vì sự gắn bó giữa người mẹ và con cái rất mật thiết, nên đứa trẻ cố gắng làm mọi thứ đúng cách để không làm người mẹ thất vọng.
Trong giai đoạn thứ 3 - từ 15 tuổi trở lên, đứa trẻ trở thành một thành viên hoàn thiện của xã hội.
Coi trọng gia đình
Thông thường, mẹ là người chăm sóc con cái. Mẹ và con cái dành nhiều thời gian cùng nhau. Người Nhật cho rằng không nên cho trẻ đi mẫu giáo trước 3 tuổi. Cha mẹ cũng không đề nghị ông bà giúp chăm sóc con cái và ít khi thuê người giúp việc.
Tuy vậy, bọn trẻ không xa cách ông bà, mà vẫn dành nhiều thời gian chơi với ông bà và người thân.
Cha mẹ làm mẫu
Có một thí nghiệm liên quan đến các bà mẹ Nhật Bản và châu Âu. Họ đều được đề nghị xây một kim tự tháp. Các bà mẹ tới từ 2 nền văn hoá khác nhau đã có những cách làm khác nhau.
Các bà mẹ Nhật Bản tự xây kim tự tháp, sau đó yêu cầu trẻ làm lại việc đó. Nếu trẻ không làm được, chúng bắt đầu làm đi làm lại.
Trong khi đó, các bà mẹ châu Âu giải thích cách xây kim tự tháp cho trẻ và đề nghị trẻ tự làm.
Như vậy, mẹ Nhật làm theo nguyên tắc ‘làm giống như mẹ làm’, còn mẹ Âu thì để trẻ tự làm mà không làm mẫu.
Đó là một nguyên tắc nuôi dạy con của người Nhật. Họ không bắt trẻ làm mọi thứ mà mình yêu cầu. Thay vào đó, họ sẽ làm mẫu cho trẻ bắt chước.
Chú ý đến cảm xúc
Để dạy một đứa trẻ sống trong một xã hội đề cao giá trị tập thể, điều quan trọng là dạy cho chúng biết cách nhận ra và tôn trọng cảm xúc, sở thích của người khác.
Mẹ Nhật tôn trọng cảm xúc của trẻ bằng cách: không ép trẻ hoặc làm trẻ cảm thấy xấu hổ. Họ dạy trẻ hiểu cảm xúc của người khác, thậm chí là cảm xúc của những vật vô tri. Ví dụ như nếu một đứa trẻ đang cố làm hỏng chiếc xe hơi đồ chơi, bà mẹ người Nhật sẽ nói: ‘Tội nghiệp chiếc xe! Nó sắp khóc đấy’. Còn một bà mẹ Âu sẽ trách mắng trẻ: ‘Dừng lại. Như thế là xấu đấy!’.
Người Nhật không khẳng định phương pháp của mình là tốt nhất. Ngày nay, nhiều giá trị phương Tây cũng đã ảnh hưởng tới truyền thống của họ. Nhưng thái độ cốt yếu của họ dành cho trẻ - là sự yêu thương và bình tĩnh - thì không thay đổi.
Bạn có đồng tình với triết lý nuôi dạy con cái của người Nhật không? Hãy cho chúng tôi biết quan điểm của bạn ở phần bình luận phía dưới.

Con gái tắm chung với bố: Chuyện lạ ở Nhật Bản
Mới đây, mỹ nhân người Nhật Bản Aya Miyoshi đã gây tranh cãi khi chia sẻ trong một chương trình truyền hình rằng cô vẫn tắm chung với bố cho đến năm 20 tuổi.
" alt=""/>5 quy tắc dạy con kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc của mẹ Nhật
Sau vài năm vắng bóng trên mạng xã hội, năm 2019 diễn ra với sự lên ngôi của cuộc cách mạng 4.0 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cộng đồng vlogger thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những tưởng sân chơi Youtube là “lãnh địa” dành riêng cho các bạn trẻ bén với công nghệ vi tính cùng sức sáng tạo tuyệt vời thì giờ đây mạng xã hội dường như lại đang mở đường cho cuộc đổ bộ trên diện rộng của các vlogger có tuổi đời đã cao với những cái tên thân thuộc, dễ nhớ, đặc trưng của người cao tuổi trong cách xưng hô (Các kênh Ông... ; Bà…; Bác… và thêm đuôi “Vlog”).Dạo một vòng quanh Youtube, ta thấy mảng ẩm thực đang trở thành mảnh đất màu mỡ của các ông bà lão vì nội dung rất dễ để thực hiện. Đó là lý do chính để tạo nên một mạng lưới vlogger dày đặc của hôm nay khi người người, nhà nhà cho ra đời vô số video clip “phát sốt”.
Không chịu lép vế trước bàn tay đảm đang của các bà, cánh đàn ông cũng đã “nhập cuộc” trong sân chơi thú vị này. Vẫn là những video nấu ăn, nhưng bằng sức sáng tạo cũng như cái tâm của người trót mang nặng nghĩa tình với nền ẩm thực nước nhà, Bếp Ông Thọ hiện lên với một sắc màu khác biệt giữa “rừng” vlogger cao tuổi.
Giản dị và yên bình, hình ảnh ông Thọ gầy gò ngày ngày lặng lẽ nấu các món ăn bên bếp lửa đem đến cho người xem cảm giác thảnh thơi hiếm có giữa đô thị đông đúc. Khởi đầu bằng những món ăn dân dã, tới nay ông Thọ đã có được gần 400.000 lượt đăng ký kênh và hơn 100 công thức món ngon của khắp các vùng miền. Bất cứ video nào cũng được ông tìm hiểu kỹ lưỡng về cách chế biến rồi điều chỉnh để tạo ra phong cách của riêng mình.
Ông Thọ bật mí rằng chính khu vườn là trợ thủ đắc lực cho mỗi clip nấu ăn. Không chỉ là bối cảnh chính quay các video, lắm gia vị, nguyên liệu chế biến còn được ông tìm thấy ngay trong chính vườn nhà. Đây cũng là cảm hứng để ông đặt tên kênh Youtube của mình là Hương vị quê hương.
 |
Kênh Youtube mang tên Hương vị quê hương của ông Thọ gần 400.000 lượt đăng ký. |
 |
Ông Thọ lặng lẽ nấu các món ăn bên bếp lửa |
Ông Thọ không ngần ngại trải lòng rằng ông cũng như các Vlogger cao tuổi khác biết đến Youtube đôi khi chỉ do một sự tình cờ. Xuất thân từ những người nông dân nhiều năm gắn bó với ruộng đồng, đến khi xế chiều họ mới có phút giây nghỉ ngơi và quan tâm đến những sở thích của mình. Nhưng do không học qua trường lớp đào tạo nào, họ dễ bị “khớp” khi đối diện với ống kính, “nhiều khi chỉ muốn là quay nhanh cho xong để đỡ phải nói vì ngại”.
 |
Đa số các Youtuber cao tuổi đều có xuất phát điểm là làm nông nghiệp |
Với những Youtuber cao tuổi, bên cạnh sự đón chờ từ người hâm mộ còn xuất hiện những bình luận không mấy thiện chí. “Người ta nói là già rồi còn học theo bọn trẻ muốn nổi tiếng, rồi nội dung vô bổ, ăn có đảm bảo không,... làm tôi sững người. Chúng tôi, chỉ mong làm ra được điều gì cho cuộc sống thêm vui vẻ, chứ nổi tiếng cũng có để làm gì đâu…”
 |
Sau hàng năm trời tất bật cùng đồng áng, giờ đây nỗi phiền muộn tìm đến các vlogger bằng lời nhận xét thiếu thiện chí của một bộ phận người xem |
Mạng xã hội luôn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, bởi sự khắt khe trong việc chọn lọc nội dung để tiếp cận khán giả và ý thức của người sử dụng mạng. Điều đó tạo ra cơ hội và thách thức cho các vlogger nói chung và bậc cao niên nói riêng.
Nói như ông Thọ, “Tôi đang tận hưởng trong đam mê nấu ăn của mình”, không phải để làm lợi cho bất cứ một ai. Ông cũng bày tỏ sự cảm thông với những vlogger khi lựa chọn cống hiến thời gian và công sức để đem tới phút giây thư giãn cho giới trẻ.
Có lẽ ít ai nhận ra, mỗi video được thực hiện thành công là sự cố gắng và nỗ lực gấp 5, thậm chí gấp 10 lần của những người cao tuổi, để kết thúc video thứ đọng lại mãi trong lòng người xem là nụ cười rạng rỡ. Nó giống như một lời tri ân tới cộng đồng, mặt khác để chào đón những đứa con trở về bên mâm cơm ấm cúng của mẹ, cha. Trước thềm năm mới sắp sang, mong nụ cười ấy vẫn còn vẹn nguyên trên môi các nhà sáng tạo nội dung đáng kính, tiếp thêm động lực cho thế hệ Vlogger tương lai.
 |
Kết thúc mỗi video, thứ đọng lại mãi trong lòng người xem là nụ cười rạng rỡ |
Phụng Trâm (Tổng hợp)
" alt=""/>Người cao tuổi làm Vlog