Chào con gái! Bố vừa vào viện để điều trị. Bố luôn cố gắng từng ngày để được ở bên con nhiều nhất, lâu nhất. Nếu sau này bố không còn nữa… thì con có thể lên mạng xem lại clip này, nhìn ông bố lúc 34 tuổi như thế nào. Dù bệnh tật như thế nào, bố vẫn vui vẻ. Cuộc sống khó khăn tự bản thân mình cũng phải cố gắng vượt qua”.
Đó là một đoạn trích trong clip đang được lan truyền trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh của anh Phạm Văn Hai, 34 tuổi, trú tại TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Hiện clip nhận được hàng trăm nghìn lượt thích và chia sẻ. Giọng nói nghẹn ngào với nội dung về tình cha con của anh đã khiến nhiều người xúc động.
Chia sẻ với phóng viên báo VietNamNet, anh Hai cho biết tháng 9/2023, anh xuống Bệnh viện Ung bướu Hà Nội điều trị, do nhớ con và muốn lưu giữ lại hình ảnh của mình sau này con có thể xem lại nên anh đã ghi lại khoảnh khắc đó.
Hiện tại, con gái 4 tuổi chưa thể hiểu về những gì bố đang trải qua. Vì vậy, anh Hai muốn con biết được cha của mình đã cố gắng như thế nào trên hành trình kéo dài sự sống. Khi chia sẻ lên mạng xã hội, anh Hai cũng bất ngờ vì đã nhận được nhiều lời chia sẻ, động viên của mọi người đặc biệt là những người đồng bệnh với mình.
Trước đó, từ tháng 2/2022, anh thường xuyên đau tức ngực, đau lưng nên đi kiểm tra tại bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán người đàn ông này mắc ung thư phổi. Khi nghe tới ung thư, anh sốc và rất lo lắng. “Tôi còn trẻ, sau lưng còn vợ và con gái nhỏ mới 3 tuổi, tôi vô cùng sợ nhưng dần dần tâm lý tôi ổn định hơn, tôi phải cố gắng từng ngày vì gia đình mình, bởi mỗi ngày trôi qua là một ngày ý nghĩa", anh nói.
Điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, những cơn đau hành hạ người đàn ông này từng ngày, nhưng anh vẫn luôn nghĩ rằng dù sống một ngày cũng phải thật vui, ngày mai sẽ khác hôm nay, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. Bởi con người chỉ cần được thở, được ở bên người thân yêu đã là hạnh phúc. Vì vậy, anh chiến đấu với căn bệnh ung thư bằng tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Hiện tại, tế bào ung thư của bệnh nhân đã di căn sang đốt sống lưng, cổ, hạch cổ. Hằng ngày, anh vẫn tập thể dục, tinh thần vui vẻ và ghi lại những khoảnh khắc của mình và gia đình lên mạng xã hội. "Việc lưu lại hình ảnh, thước phim cũng giúp bản thân tôi vui vẻ hơn" anh nói.
Chị Nguyệt Mai (vợ anh Hai) cho biết trong thời gian dài chồng điều trị ung thư, anh vẫn luôn cố gắng để làm chỗ dựa cho vợ con. Anh luôn lạc quan, tích cực không ngại nhìn thẳng vào sự thật và muốn gia đình luôn hạnh phúc. Điều đó khiến chị luôn tự hào về chồng mình và đồng hành cùng nhau trên hành trình điều trị ung thư.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Gia, Phó Trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, anh Hai là bệnh nhân trẻ bị ung thư phổi nhưng rất có nghị lực, kiên trì. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân luôn tuân thủ theo phác đồ điều trị, không bỏ dở dù tác dụng phụ của hóa chất. Bản thân anh cũng luôn hỗ trợ các bệnh nhân khác, truyền năng lượng tích cực cho họ.
Ăn lẩu quá nóng khiến người phụ nữ chảy máu trong cổ họng
Sau đó, cô luôn cảm thấy có vị mặn trong miệng nhưng không để ý. Đến ngày hôm sau khi đánh răng cô mới phát hiện trong cổ họng đang chảy máu, lúc này cô Lý mới vội vàng đến bệnh viện để khám. Bác sĩ kiểm tra phát hiện, có tổn thương rõ rằng ở niêm mạc khu vực amidan trên, và kèm theo chảy máu liên tục, sau khi điều trị khẩn cấp mới cầm được máu.
Sau khi tìm hiểu chi tiết về bệnh, bác sĩ Viên Côn, trưởng Khoa Tai mũi họng của Bệnh viện trung ương thành phố Vũ Hán phán đoán, khi cô Lý ăn lẩu, các mạch máu phần cổ họng bị bỏng gây nên chảy máu. Bác sĩ Viên Côn giải thích, do nhiệt độ của nước lẩu tương đối cao, nếu ăn quá nhanh, rất dễ gây bỏng ở trong miệng, phần cổ họng, thực quản và niêm mạc dạ dày.
Bác sĩ cảnh báo thức ăn sau khi lấy ra từ nồi cần phải để nguội mới được ăn
Do đó, bác sĩ Viên Côn cũng kiến nghị mọi người thấy khó chịu ở miệng và cổ họng (loét miệng, nhổ răng, viêm amidan,…), không nên ăn lẩu. Nhiệt độ cao của lẩu và sự kích thích của các loại gia vị sẽ làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn. Những người bình thường khi ăn lẩu cũng phải chú ý, nên ăn thức ăn được nấu chín kỹ, để thực phẩm nguội một chút sau khi khi lấy ra từ nồi lẩu mới được ăn.
Nếu bạn vô tình bị bỏng miệng hoặc cổ họng trong khi ăn lẩu, bạn nên uống ngay nước lạnh hoặc ngậm viên đá lạnh để làm mát cổ họng, cần phải tìm kiểm chăm sóc y tế càng sớm càng tốt nếu vết bỏng nghiêm trọng hoặc có chảy máu liên tục trong miệng.
Nguyên tắc khi ăn lẩu để đảm bảo sức khỏe
- Thời gian ăn không nên kéo dài: Các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.
- Ăn chín, uống sôi: Không nên ăn thực phẩm chín tái, dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, cua, ngao... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
- Không nên ăn quá nóng: Khi ăn lẩu rất dễ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Nguyên nhân là do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người rất "mỏng manh". Thông thường chúng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 600C.
- Thay nước lẩu nếu ăn lâu: Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.
Ăn lẩu cần phải ăn kèm nhiều loại ra để giải nhiệt và cân bằng dinh dưỡng
- Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt: Trong lẩu luôn chứa rất nhiều gia vị, đặc biệt là chất cay nóng trong hành, tỏi, sa tế, ớt... Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, tránh hại gan và dạ dày.
- Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ: Lẩu rất giàu protein và chất béo trong khi thường xuyên ăn lẩu khiến bạn bỏ cơm. Tuy nhiên, đây là điều nên tránh vì nếu ăn thêm chút cơm hoặc bún, mỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Hà Vũ (Dịch theo Sohu)
Trên cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là 3 vị trí này phát ra mùi hôi, chính là dấu hiện cơ thể đang bị bệnh, cụ thể là bệnh về gan.
" alt=""/>Ăn lẩu sai cách khiến người phụ nữ nôn ra máuThống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến hết tháng 3 năm nay, số lượng người dùng đăng ký và sử dụng dịch vụ ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là gần 660.000 người. Lượng thuê bao khu vực miền núi và vùng sâu, vùng xa chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ.
Về phát triển điểm kinh doanh, hiện đã có hơn 3.000 điểm kinh doanh Mobile Money được thiết lập tại Việt Nam. Trong đó, số điểm kinh doanh thuộc vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là khoảng gần 900 điểm, chiếm khoảng 30%.
Hiện cả nước có hơn 12.800 điểm chấp nhận thanh toán Mobile Money, bao gồm cả các đơn vị cung ứng dịch vụ thiết yếu như điện, nước, giáo dục. Đến cuối tháng 3/2022, tổng số lượng giao dịch đã đạt hơn 8,5 triệu giao dịch với tổng giá trị hơn 370 tỷ đồng.
Đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, dịch vụ Mobile Money đã giúp mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và xã hội.
Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp thực hiện thí điểm Mobile Money nhìn chung được đảm bảo, chưa phát sinh các rủi ro, sự cố lớn trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ Mobile Money đã tạo được niềm tin cho khách hàng và mở rộng việc tiếp cận dịch vụ tài chính tới nhóm khách hàng mới chưa có tài khoản ngân hàng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa khó tiếp cận hạ tầng thanh toán, mạng lưới ngân hàng.
Việc có hơn 1,1 triệu thuê bao Mobile Money trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp cho thấy chủ trương thí điểm dịch vụ Mobile Money đã đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, nhất là nhóm dân cư chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ ngân hàng.
Theo báo cáo Mobile Money 2022 của Hiệp hội Thông tin di động toàn cầu (GSMA), cả thế giới hiện có khoảng 1,35 tỷ người sử dụng dịch vụ Mobile Money. Trong đó, khoảng 518 triệu người sử dụng dịch vụ Mobile Money mỗi ngày.
Tổng giá trị giao dịch được thực hiện bằng Mobile Money hiện đạt trên 1.000 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng lên đến 31% mỗi năm. Hiện dịch vụ Mobile Money đang được cung cấp bởi 316 tổ chức, doanh nghiệp tại 98 quốc gia trên thế giới.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam đã có hơn 1,1 triệu người dùng Mobile Money