
 |
Căn nhà đơn sơ của cặp đôi trẻ. |
Tại Trung Quốc, anh Đường Quan Hoa vốn là một nhà thiết kế quảng cáo, còn chị Hình Chấn là một nhà phân tích chứng khoán. Nhưng vì yêu thích cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, họ đã cùng nhau từ bỏ cuộc sống hiện đại để về với núi rừng.
Năm 2011, cả hai xin nghỉ việc và chọn một vị trí trên ngọn núi Laoshan (Sơn Đông, Trung Quốc) để bắt đầu hành trình thú vị này.
Với sự giúp đỡ của một số bạn bè thân thiết, cả hai xây được một căn nhà nhỏ đơn sơ 2 tầng, mỗi tầng 3 phòng để tiện đón tiếp những vị khách cùng chung sở thích.
Ở đây, họ tự tay trồng rau, nuôi tằm lấy tơ, làm xà phòng, thậm chí là tự sản xuất các nhu yếu phẩm khác như đường, muối, dầu ăn, dấm… Anh Đường tự đạp xe để cung cấp điện sinh hoạt cho gia đình, tự thiết kế thùng chứa nước để lấy nước mưa từ mái nhà.
 |
Anh Đường đạp xe vừa để tập thể dục, vừa cung cấp điện năng cho gia đình. |
Họ còn nuôi thêm một chú chó tên Tuotuo. Cả 3 sống một cuộc sống tránh xa những ồn ào, ô nhiễm của thành thị. Bên cạnh cuộc sống tự cung tự cấp, họ cũng bán các sản phẩm tự làm hoặc tự trồng được trên một trang web riêng.
Năm 2016, cặp đôi chuyển nhà tới Phúc Châu để xây dựng một ngôi làng nhỏ cùng những người có chung ý tưởng. Ứớc mơ của họ là hình thành một cộng đồng sống thân thiện với môi trường, nói không với thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học.
Bỏ 2 doanh nghiệp để sống cuộc đời ‘ẩn cư’
 |
Cả gia đình Tizard chuyển tới cộng đồng tự cung tự cấp sinh sống. |
Đang là chủ 2 doanh nghiệp, vợ chồng người Anh Nick Tizard và Kristy Tizard đã bỏ lại công việc đầy căng thẳng và bận rộn để chuyến tới sinh sống trong một cộng đồng ‘ẩn cư’ nơi rừng núi Somerset, tây nam nước Anh.
Cộng đồng dân cư đặc biệt này có tên là Tinkers Bubble – nơi mọi người tự cung tự cấp thực phẩm hằng ngày và sống không phụ thuộc vào các tiện nghi của thế giới hiện đại.
14 hộ gia đình trong cộng đồng này vẫn dùng ngựa để kéo máy cày, cưa gỗ bằng máy cắt tia nước từ năm 1930, nấu nướng bằng bếp lò.
 |
Họ dùng bếp lò để nấu nướng. |
Thỉnh thoảng, các tình nguyện viên sẽ ghé thăm họ, giúp họ trong việc canh tác, đồng thời trải nghiệm cuộc sống yên bình nơi đây.
Từ khi chuyển tới đây, vợ chồng nhà Tizard rất hài lòng với cuộc sống mới, tuy nhiên các con của họ phải mất một thời gian để thích nghi. Nhớ lại cuộc sống cũ, họ thấy mình đã quá lãng phí tiền bạc vào những món đồ không cần thiết, không có đủ thời gian dành cho 5 đứa con vì phải bắt nhịp với vòng quay cuộc sống hiện đại.
Bỏ thành thị, về quê sống cuộc đời an yên
 |
Vợ chồng chị Danxia chọn cuộc sống bình yên nơi chân núi. |
Từ thành phố Trùng Khánh nhộn nhịp, vợ chồng chị Danxia (Trung Quốc) chuyển về Nanshan – nơi sở hữu vẻ đẹp trong lành, tĩnh lặng. Ngôi nhà của anh chị được xây dựng trên núi với diện tích 260m2, cải tạo lại từ một ngôi nhà cũ. Dù được thiết kế với phong cách hiện đại nhưng căn nhà không có điều hòa, tivi và các thiết bị khác.
Nằm giữa núi rừng, những bức tường bê-tông được thay thế bằng các vách kính để đón ánh sáng Mặt trời. Xung quanh nhà cũng được trồng rất nhiều cây xanh vừa tạo không khí trong lành vừa tạo cảnh quan tươi mát cho ngôi nhà.
Vào mùa hè, khi người dân ở thành phố Trùng Khánh đang vật lộn với cái nóng lên tới 40 độ C thì ở đây, chị Danxia và chồng vẫn tận hưởng không khí mát mẻ của thời tiết.
Vì yêu thích uống trà, đọc sách nên anh chị thiết kế nhiều kệ sách lớn trong nhà. Những lúc rảnh rỗi, anh chị ngồi uống trà, trò chuyện và ngắm cảnh trong vườn.
Không chỉ tận hưởng cuộc sống ‘ẩn cư’, vợ chồng chị Danxia còn chào đón bạn bè đến đây nghỉ ngơi những ngày cuối tuần.
Vợ chồng 8X cải tạo nhà cũ trên núi sống bình yên
 |
Ngôi nhà nằm giữa cánh đồng và rừng cây. |
Sau khi kết hôn, cặp đôi sinh năm 1985 người Trung Quốc quyết định cải tạo căn nhà cũ ở chân núi thành ngôi nhà 2 tầng làm nơi trú chân cho cuộc sống an yên phía trước của họ.
Họ cùng nhau tìm nguyên vật liệu có sẵn để cải tạo ngôi nhà, chi phí vào khoảng 173 triệu đồng. Trong khi người chồng tự tay sơn nhà, thì cô vợ tự tay trang trí, biến ngôi nhà cũ thành căn nhà chắc chắn, giản dị với sự giúp đỡ của cả bạn bè, người thân. Sau 2 năm, việc cải tạo căn nhà được hoàn thành.
Ngôi nhà mới có phong cách thiết kế giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Trong nhà còn có một xưởng gốm nhỏ để cặp đôi tự tay làm các sản phẩm bằng đất sét.
Khi có thời gian rảnh, họ lại cùng nhau dạo bộ, ngắm cảnh vật xung quanh. Từ ban công tầng 2, họ cũng có thể ngắm nhìn trọn vẹn cánh đồng lúa xanh mướt. Hai vợ chồng còn tận dụng mảnh đất bên nhà để trồng rau quả phục vụ nhu cầu cá nhân.
 |
Bữa cơm giản dị chế biến từ cây trái trong vườn nhà. |

9x từng đi bar tới sáng, từ Sài Gòn về Khánh Hòa xây nhà, làm vườn
Từ Sài Gòn, chuyển về sống trong căn nhà nhỏ giữa bản làng cùng chú chó tên Tu Tu, thỉnh thoảng Thắng lại nghe tiếng gọi í ới của hàng xóm.
" alt=""/>Những cặp vợ chồng bỏ phố lên rừng, sống cuộc đời bình yên

Theo đó, chủ tài khoản Facebook có tên T.H.D đã viết: “Huế của ông nhà thơ của ông nhà văn nào đó ngày càng xập xệ. Hương khói người dân đốt khắp nơi.
Cứ bước chân ra đường là nhang khói cắm vô tội vạ. Vẫn nghe người ta nói Huế âm khí nặng nhưng nói thật là mấy cái hương khói này làm tăng cảm giác lang thang ở nghĩa trang hơn. Mà lạ thật, cái mùi nhang nó không hay ho, quyến rũ như Hội An đâu".
Chủ tài khoản này còn dùng nhiều câu từ nặng nề để viết về Huế như: “Trời ơi, khung cảnh lăng thê lương”; “Hoảng quá, xin phép dông thẳng. Tự hứa với lòng mình 5 năm nữa quay lại nhé”…
Bài viết gây tranh luận trái chiều. Nhiều người tỏ ra bất bình trước ý kiến, quan điểm của nữ nhà văn trên, trong đó có Travel blogger Dy Khoa - từ lâu đã được cộng đồng biết tới trong vài trò một travel storyteller (người chuyên kể về những chuyến du lịch). Anh đã đi qua 20 nước, có 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
 |
Nhang trầm xứ Huế. Ảnh: Dy Khoa |
VietNamNet xin đăng tải bài viết của anh về đất cố đô:
Huế là thành phố duy nhất của Việt Nam mà khi đáp tàu bay cho tôi cảm xúc thiêng liêng riêng có. Nó cấu thành từ nhiều yếu tố văn hóa, tôn giáo, lịch sử... Mà ở đây sợi kết nối tất cả chúng là nhang (hương) thắp.
Được dịp đi qua gần hết các tỉnh thành ở ba miền đất nước cùng 20 quốc gia trên thế giới, tôi vẫn luôn dành một tình yêu đặc biệt đối với cố đô của Việt Nam - Huế. Ở Huế người có thể dễ dàng chìm trong cái lãng mạn, thơ thơ nhưng lại thêm chút huyền bí.
Lần đầu tiên ra Huế cách đây gần 5 năm, khi ấy, tôi được một cậu sinh viên đèo đi tham quan các di tích, thành quách, miếu mạo, lăng tẩm, những quán ăn hay cậu kể cho tôi nghe mấy lời đồn đại dã sử hoặc tập quán sinh hoạt của mảnh đất này.
Chính từ những câu chuyện gợi mở ấy mà tôi thêm yêu Huế. Tôi tìm hiểu nhiều hơn. Mỗi năm tôi đều duy trì đều đặn ra thăm cố đô cũng dăm ba lần.
 |
Đại Nội Huế. Ảnh: Dy Khoa |
Ấy vậy mà cảm xúc đối với nơi đây vẫn rất dạt dào và tươi mới. Nó không hề cũ rích hay nhàm chán.
Với người dân cố đô, họ luôn có những lề thói giữ gìn trong suốt chiều dài lịch sử. Tôi nhớ trong phim “Gái già lắm chiêu 3” được chiếu trên màn ảnh rộng vào đầu năm nay có chi tiết người lạ không được phép ở lại nhà bạn bè. Đấy là một trong những đặc trưng về văn hóa mà không phải nơi nào cũng có.
Hay nếu có dịp đi Huế, hãy thử dạo đường Lê Lợi ngắm các nữ sinh trường Quốc học, Hai Bà Trưng buổi tan trường. Hồn cốt xứ kinh kỳ toát lên ở đấy. Họ dịu dàng, ý tứ, nhã nhặn. Điều này được nặn từ chính tâm hồn, gìn giữ cốt cách qua trăm năm thăng trầm của lịch sử.
Vốn là đất vua chúa nên văn hóa của Huế cũng chính là các quy định lập thành bởi triều đình khi xưa. Cứ dần nó thấm vào lề thói, nền tảng của tất cả phép tắc ứng xử. Đấy cũng chính lại là điều khác biệt của Huế với các địa phương khác, khác với hào sảng của người Sài Gòn hay hào hoa của người Hà Nội.
Một khía cạnh khác là văn hóa Huế còn đậm sệt ảnh hưởng tâm linh. Đấy là điều tôi cảm nhận khi cứ đáp tàu bay xuống sân bay Phú Bài. Luôn có sự linh thiêng tồn tại hiển hiện hoặc ẩn kín.
 |
Người dân hành lễ ở chùa Thiên Mụ. Ảnh: Dy Khoa |
Hiển hiện bằng các mâm cúng đầy đặn trong mỗi dịp cúng theo lệ hằng tháng hay thông qua cách bước đi thật khẽ, vái lạy thành tâm trong khuôn viên các chùa, miếu, lăng... Ấn kín là sự răn mình nếu làm việc xấu sẽ không tốt cho bản thân mình.
Gần đây, một nữ tác giả đến Huế đã đăng tải quan điểm cá nhân trên trang mạng xã hội và một tạp chí điện tử đề cập đến vấn đề này. Chị cho rằng Huế đượm mùi nhang và chê trách phong tục của người dân nơi đây.
Nếu trong chuỗi văn hóa, tâm linh thì nhang thắp cũng nên được ứng xử phù hợp. Đây chính là văn hóa của xứ này. Những thanh nhang nhiều màu sắc đồi Vọng Cảnh là đặc sản. Làng nghề làm nhang trầm trở thành điểm tham quan không thể thiếu khi đến với Huế.
Chính vì vậy, nếu khép tội những nén nhang xứ Huế thì là điều đáng tiếc. Tất cả sự giữ gìn cốt cách văn hóa, kiềm nén và chế ngự bản ngã của một con người đều biểu hiện qua nén nhang trầm.
Lòng thêm tự tại. Răn mình khuôn phép để không hổ thẹn là người con của miền đất này.

Hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Sự xuất hiện của những chùm hoa phượng tím mộng mơ giữa lòng Hà Nội khiến nhiều người nhớ đến vẻ đẹp dịu dàng đặc trưng của Đà Lạt.
" alt=""/>Chê Huế 'ám khí', 'nhang khói như nghĩa trang', cộng đồng mạng nổi giận
Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019, kết quả chỉ số Par Index năm 2019 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình là 81,15%, cao hơn 4,23% so với giá trị trung bình năm 2018 và là kết quả cao nhất trong 4 năm gần đây. Khoảng cách kết quả Chỉ số giữa đơn vị cao nhất và đơn vị thấp nhất trong bảng xếp hạng là 16,22%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, năm 2019, số lượng đơn vị có điểm đánh giá tăng so với năm 2018 là 62 tỉnh, thành phố, cao hơn nhiều so với kết quả đánh giá năm 2018 (chỉ có 19 đơn vị tăng điểm so với năm 2017).Tuy nhiên báo cáo cũng cho thấy, 63/63 tỉnh vẫn để xảy ra tình trạng người dân, tổ chức đi lại nhiều lần, 62/63 tỉnh xảy ra trễ hẹn trả kết quả dịch vụ.
Kết quả đánh giá Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước - SIPAS 2019 cho thấy, tỷ lệ hài lòng nói chung là 84,45%, tăng gần 1,5% so với năm 2018. 84,94% người dân, tổ chức cho rằng, việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến qua mạng internet và trả kết quả qua đường bưu điện là phù hợp.
Những chỉ số chính xác, khách quan và trung thực này là kết quả của quá trình điều tra xã hội học do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) phối hợp với các ngành Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Chiến binh thực hiện trên toàn quốc.
 |
Kết quả chỉ số SIPAS 2019 cho thấy, 84,94% người dân, tổ chức cho rằng, việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến qua mạng internet và trả kết quả qua đường bưu điện là phù hợp. |
Theo ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty Vietnam Post, để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của công tác điều tra xã hội học, Bưu điện Việt Nam đã bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo cung ứng việc phát và thu phiếu điều tra một cách tốt nhất, đúng quy định của Bộ Nội vụ.
Vietnam Post cũng đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra xã hội học; xây dựng, hướng dẫn quy trình cung cấp dịch vụ cụ thể tới các khâu liên quan cung ứng dịch vụ trên toàn hệ thống, đặc biệt hướng dẫn nhân viên Bưu điện (điều tra viên) nắm chắc cách thức điều tra, thông tin trên phiếu điều tra, chuyển trả đúng số tiền cho đối tượng điều tra được hưởng theo quy định; đảm bảo số phiếu điều tra phát đi và thu về phản ảnh thực tế thông tin chính xác đầy đủ, kịp thời và khách quan. Đặc biệt việc điều tra luôn đảm bảo an ninh, an toàn, bí mật thông tin trên phiếu, không để trường hợp mất, thất lạc xảy ra; giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình cung cấp dịch vụ.
 |
Ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty Vietnam Post phát biểu tại Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 (Par Index 2019) |
Cũng theo ông Hào, để điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2019, Bưu điện Việt Nam đã tổ chức phát ra 36.630 phiếu tại 63 tỉnh, thành phố; số phiếu hợp lệ thu về là 35.268 phiếu, đạt 96,28%.
Đối với việc điều tra xã hội học xác định Chỉ số CCHC năm 2019, tổng số phiếu phát ra tại 63 tỉnh, thành phố và 19 Bộ, cơ quan ngang bộ là 20.716 phiếu; số phiếu thu về hợp lệ: 20.071 phiếu, đạt 96,89%
Xác định, các thông tin của quá trình điều tra xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 nên tất cả các điều tra viên của Vietnam Post đều nghiêm túc thực hiện việc phát phiếu điều tra đến từng cá nhân người dân, người đại diện tổ chức. Việc phát phiếu được thực hiện theo nguyên tắc đúng đối tượng; không gợi ý nội dung trả lời; không trả lời thay...
Đại đa số người tham gia trả lời phiếu đã hợp tác với các điều tra viên để thực hiện việc trả lời phiếu theo yêu cầu của từng cuộc điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin về bản thân và trả lời đủ các câu hỏi của phiếu điều tra xã hội học.
Xuân Thạch
" alt=""/>Vietnam Post điều tra xã hội học chỉ số CCHC và sự hài lòng về phục vụ hành chính