Sau một thời gian chạy, lốp xe sẽ mòn không đều do lực tác động, tần suất xoay khác nhau. Do đó cần đảo lốp để đạt độ cân bằng, ổn định cần thiết.1.Đảo lốp xe là một trong những hoạt động bảo dưỡng quan trọng bởi nó có thể tăng tuổi thọ lốp, bảo đảm an toàn khi lái. Thông thường, quá trình đảo lốp có thể thực hiện theo phương pháp đổi chéo, đổi thẳng hoặc đổi ngang, tùy thuộc từng kiểu dẫn động.
2.Nguyên nhân phải đảo lốp định kỳ là do lốp trước và lốp sau bị mài mòn với tốc độ khác nhau.
3.Bình thường, khi đánh tay lái, ma sát sẽ khiến lốp trước mòn nhanh hơn. Đối với xe có động cơ đặt trước, lốp trước chịu 60% trọng tải chiếc xe và đóng vai trò là điểm đặt công suất máy, bất kể chiếc xe đó dẫn động cầu trước hay cầu sau. Hơn nữa, bánh trước phải chịu 80% lực phanh nên lốp trước mòn nhanh hơn lốp sau.
4.Thứ tự mòn đối với xe tay lái thuận nhiều nhất ở lốp trước bên phải, đến lốp trước bên trái, lốp sau bên phải và cuối cùng là lốp sau bên trái.
5.Đối với xe dẫn động cầu sau hoặc dẫn động 4 bánh, thứ tự đảo lốp:
- Lần 1 (sau 10.000km xe chạy): trước trái ra sau phải, trước phải ra sau trái.
- Lần 2 (sau 10.000km xe chạy) : sau phải lên trước phải, sau trái lên trước trái.
- Bên cạnh đó, xe dẫn động bánh sau có thể áp dụng kiểu đổi chéo toàn bộ. Nếu lốp hoặc bánh có rãnh, thì nên đảo lốp thẳng. Ngược lại, nếu lốp không có rãnh và có kích thước khác nhau, thứ tự đảo lốp sẽ trên cùng một trục.
6.Trong trường hợp xe có bánh dự phòng, nó sẽ thay cho bánh nào mòn nhiều nhất và bánh được thay sẽ thành bánh dự phòng.
7.Đối với xe dẫn động cầu trước, bánh dự phòng thay cho bánh trước bên phải nhưng lắp vào bánh sau bên phải, còn bánh sau bên phải lên bánh trước bên trái, bánh trước bên trái xuống bánh sau trái, bánh sau bên trái sẽ lên bánh trước phải.
8.Thời gian đảo lốp phụ thuộc nhiều vào chủng loại và hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy nhiên, hầu hết các hãng khuyên cáo nên đảo lốp định kỳ trong khoảng 8.000-10.000 km.
(Theo Anycarvn/ Vntinnhanh)
" alt=""/>Kỹ thuật đảo lốp ô tô bất kỳ lái xe nào cũng nên biết
 khi giành tới 4 giải tại Oscar 2020, trong đó có giải quan trọng nhất là Phim truyện xuất sắc đem tới cột mốc mới cho nền điện ảnh Hàn Quốc. Đây là phim đầu tiên không sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh nhận giải Phim truyện xuất sắc, cũng là phim Hàn Quốc đầu tiên ẵm giải Phim quốc tế xuất sắc của Oscar sau rất nhiều lần lỗi hẹn</p><table><tbody><tr><td><center><img alt=)
Đoàn làm phim Ký sinh trùng tại lễ trao giải Oscar 2020, nơi họ giành nhiều giải thưởng quan trọng, trong đó có Phim truyện xuất sắc. |
Thành công của Parasite là thành quả ghi nhận sự phát triển vượt trội của nền điện ảnh Hàn Quốc trong 30 năm qua. Đứng sau thành công đó không thể không nhắc tới CJ Group, tập đoàn giải trí hàng đầu Hàn Quốc.
Công ty "anh em" của Samsung
CJ được Lee Byung-chul thành lập năm 1953. Ông Lee cũng chính là nhà sáng lập, chủ tịch của Samsung. Khi mới thành lập, CJ là bộ phận sản xuất đường và bột mỳ của Samsung.
Đến thập niên 1990, CJ đã tham gia sâu hơn vào ngành nông nghiệp, bao gồm cả thực phẩm, đồ uống. Công ty này cũng tham gia ngành công nghiệp thực phẩm và chế tạo thuốc, nhưng vẫn chưa hề tiếp cận lĩnh vực giải trí.
 |
Miky Lee, Phó chủ tịch CJ Group, là người đóng góp rất lớn cho nền điện ảnh Hàn Quốc. Ảnh: Hollywood Reporter. |
Người đóng vai trò quan trọng để biến CJ thành đế chế giải trí như hôm nay là Miky Lee, cháu nội của chủ tịch Lee Byung-chul. Sinh năm 1958, bà Miky đã du học từ nhỏ và học qua nhiều trường danh tiếng ở Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật. Khi ông Lee Byung-chul qua đời vào năm 1987, bà Miky vừa tốt nghiệp thạc sĩ tại Harvard và làm việc tại chi nhánh của Samsung ở Mỹ.
Sau khi nhà sáng lập qua đời, tập đoàn Samsung được chia nhỏ thành nhiều công ty con thuộc các lĩnh vực như bán lẻ, điện tử hay nông nghiệp. CJ Group được chuyển giao cho Lee Jay-hyun, cháu lớn nhất của ông Byung-chul và là anh trai của bà Miky.
 |
Nếu không có sự đầu tư của CJ Group, có thể những siêu phẩm như Parasite đã không ra đời. Ảnh: Hollywood Reporter. |
Là người nghiên cứu văn hóa nhiều năm, đồng thời cũng là một tín đồ phim ảnh, bà Miky Lee chính là người đưa CJ tham gia lĩnh vực giải trí. Cuối năm 1994, những tên tuổi lớn của Hollywood như Steven Spielberg, David Geffen và Jeffrey Katzenberg muốn dựng lên một studio mới. Khi đó những tập đoàn châu Á đã bắt đầu tiếp cận Hollywood, nổi bật nhất là thương vụ của Sony và Columbia Pictures.
Sau khi bà Miky Lee tham gia vào quá trình đàm phán, thương vụ hoàn tất vào đầu năm 1995. CJ đầu tư 300 triệu USD cho DreamWorks để đổi lấy 10,8% cổ phần và quyền phân phối phim tại châu Á. "Có hai người mà nếu thiếu họ thì sẽ chẳng thể có DreamWorks. Đó là Paul Allen và Miky Lee", nhà sản xuất Jeffrey Katzenberg, đồng sáng lập và CEO đầu tiên của DreamWorks chia sẻ.
Xây dựng đế chế giải trí của Hàn Quốc
Sau khi đầu tư vào DreamWorks, bà Miky cũng tính tới việc tham gia sâu hơn vào giới giải trí. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế Hàn Quốc bấy giờ, bà biết rằng CJ phải xây dựng một nền công nghiệp giải trí từ đầu.
 |
Bà Miky tại một rạp chiếu phim CGV, chuỗi rạp do CJ gây dựng. Ảnh: Hollywood Reporter. |
"Vào thời đó chúng tôi chưa có những trung tâm giải trí. Số lượng cửa hàng băng đĩa rất ít, thậm chí còn chưa tạo thành các chuỗi", bà Miky kể lại. Hai anh em bà quyết định xây dựng những chuỗi rạp chiếu phim và văn hóa xem phim để phát triển thị trường phim ảnh nội địa.
"Khi đó phim của Hollywood vẫn hoàn toàn vượt trội. Khi chúng tôi trở thành nhà phát hành phim của Steven Spielberg, chúng tôi cũng có quyền lực hơn hẳn. Kế hoạch của chúng tôi khi đó là kết hợp chiếu những bộ phim DreamWorks với phim Hàn Quốc tại rạp", bà Miky cho biết.
Rạp chiếu phim đầu tiên của CJ được khai trương năm 1998. Tới nay, CJ CGV là chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Hàn Quốc và chiếm trên 50% thị phần. Các công ty khác nhanh chóng theo đuổi mô hình này, thay đổi thói quen xem phim của người Hàn Quốc. Hiện nay Hàn Quốc là thị trường phim ảnh lớn thứ 5 thế giới.
"Từ đầu, hai anh em bà đã có một tầm nhìn rất lớn. Miky và CJ đã hiện đại hóa và phát minh ra một trải nghiệm xem phim hoàn toàn mới", CEO Rich Gelfond của Imax nhận xét.
Bên cạnh việc xây dựng rạp chiếu phim, CJ còn gây quỹ hỗ trợ những nhà làm phim Hàn Quốc. Sự lớn mạnh của CJ cũng mang lại một thế hệ đạo diễn khẳng định tiếng tăm ở quốc tế như Bong Joon-ho (Parasite), Park Chan-wook (Oldboy) hay Kim Jee-woon (A Tale of Two Sisters). Số lượng phim Hàn Quốc chiếu rạp tăng từ 10% ở thời điểm ban đầu lên tới 50%, tương đương với phim nước ngoài.
Phó chủ tịch Lee là một người mê phim đích thực, và mang cả đam mê đó vào ngành kinh doanh.
Đạo diễn Bong Joon-ho, phim Ký sinh trùng.
"Tôi từng đem theo DVD và đến gặp các hãng như Warners, Universal hay Fox hoặc bất cứ ai khi có dịp. Tôi sẽ nói liên tục về phim Hàn Quốc. Khi đó, chưa ai có ấn tượng gì về phim Hàn Quốc", bà Miky kể lại.
Bước ngoặt của nền điện ảnh Hàn Quốc trên thế giới đến vào năm 2004, khi Oldboy của đạo diễn Park Chan-wook giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes.
"Phó chủ tịch Lee là một fan cuồng nhiệt của phim ảnh, TV và âm nhạc. Bà là một người mê phim đích thực, đã xem rất nhiều phim và mang cả đam mê đó vào ngành kinh doanh", đạo diễn Bong Joon-ho, người vừa giành giải Đạo diễn xuất sắc tại Oscar chia sẻ. CJ chính là công ty hỗ trợ về tài chính và phát hành 4 phim của ông, bao gồm Memories of Murder, Mother, Snowpiercer và Parasite.
" alt=""/>Ái nữ Samsung đứng sau thành công của Parasite

- Tiền vệ Mesut Ozil vừa tuyên bố công khai anh muốn được mặc chiếc áo số 10, như một điều khoản trong việc đàm phán hợp đồng mới.Trước khi cùng tuyển Đức bước vào trận làm khách của Na Uy ở vòng loại World Cup 2018 (đá đêm nay), Ozil đã có những tâm sự về anh và Arsenal.
Ngôi sao 27 tuổi này thừa nhận, quá trình đàm phán hợp đồng mới với Arsenal đã bị đóng băng từ vài tháng qua.

|
Ozil muốn chiếc áo số 10 ở Arsenal |
“Tôi còn hợp đồng đến 2018. Chúng tôi đã có cuộc đàm phán từ vài tháng trước, nhưng bị gián đoạn vì EURO 2016”.
Ozil thừa nhận anh sẽ nối lại đàm phán với Arsenal trong thời gian tới, nhưng cũng kèm yêu sách với các quan chức đội bóng thành London.
“Hiện tại, tôi muốn tập trung toàn bộ cho tuyển Đức. Sau đó, chúng tôi sẽ nối lại đàm phán. Tôi muốn sở hữu chiếc áo số 10”.
Kể từ khi gia nhập sân Emirates mùa Hè 2013, với mức giá kỷ lục 50 triệu euro (42,5 triệu bảng), Ozil phải mặc áo số 11. Trước đó, anh là chủ nhân áo số 10 của Real.
Mới đây, sau khi đẩy Jack Wilshere sang Bournemouth theo hợp đồng cho mượn, chiếc áo số 10 của Arsenal đang để trống.
“Tôi đã đưa ra tín hiệu với các quan chức Arsenal về chiếc áo phù hợp với tôi, cũng như vai trò của tôi ở CLB. Với tôi, số áo có ý nghĩa rất quan trọng.
Đó là số áo yêu thích của tôi. Những huyền thoại như Zinedine Zidane, Diego Maradona hay Pele đã gắn với số 10 đó. Tôi sẽ rất hạnh phúc nếu có số áo này”.
KN
" alt=""/>Ozil ra yêu sách với Arsenal về hợp đồng mới