- Gần 9 năm kể từ khi chia tay,lịch vòng loại wc huyền thoại Ronaldinho sẽ tái hợp chuyện tình với Barca và Lionel Messi, trên cương vị hoàn toàn mới.
- Gần 9 năm kể từ khi chia tay,lịch vòng loại wc huyền thoại Ronaldinho sẽ tái hợp chuyện tình với Barca và Lionel Messi, trên cương vị hoàn toàn mới.
Dưới đây là doanh số các mẫu xe trong phân khúc sedan hạng D, tầm giá 1 tỷ đồng trong tháng 8/2024:
1. Toyota Camry: 65 xe
Dù là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc sedan cỡ D nhưng doanh số bán hàng của Toyota Camry trong tháng 8/2024 được xem là thấp kỷ lục chưa từng có. Mẫu xe này chỉ bán được 65 xe, giảm tới 49,6% so với tháng 7 (129 xe) và giảm 52,9% so với tháng 8/2023. Doanh số lũy kế 8 tháng của năm 2024, Toyota bán được 854 xe Camry (bao gồm phiên bản hybrid), giảm 53,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Dù là mẫu xe sedan cỡ D có giá bán cao nhất thị trường nhưng Toyota Camry được nhiều người lựa chọn nhờ không gian rộng rãi, độ tin cậy cao và nhiều tùy chọn động cơ xăng và hybrid. Xe có 4 phiên bản (2.0G, 2.0Q, 2.5Q và 2.5 HEV) với giá bán dao động từ 1,105-1,495 tỷ đồng.
2. Mazda6: 42 xe
Trong tháng 8 vừa qua, Mazda6 là mẫu xe sedan cỡ D tại Việt Nam bị ảnh hưởng ít bởi tháng Ngâu khi bán tương đương so với tháng trước (42 xe) và chỉ giảm 16% so với tháng 8/2023. Doanh số cộng dồn 8 tháng đã qua của Mazda6 đạt 321 chiếc, giảm 58% so với cùng kỳ năm 2023 (764 xe).
Mazda6 được ra mắt từ năm 2013 và trải qua 2 lần nâng cấp lớn vào năm 2017 và 2020. Xe được trang bị hai tùy chọn động cơ 2.0L và 2.5L với 3 phiên bản Luxury, Premium và Premium GTCCC.
Giá bán của Mazda6 ở thời điểm này được đánh giá là rẻ hơn cả đối thủ KIA K5 đến từ Hàn Quốc khi chỉ còn từ 779-914 triệu đồng. Nhờ kiểu dáng vẫn đẹp mắt, năng động và nhiều trang bị tiện nghi cùng giá bán rẻ nhất phân khúc, Mazda6 đã liên tục giữ được ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng.
3. KIA K5: 14 xe
Doanh số bán hàng của KIA K5 trong tháng 8/2024 tương đối thất vọng khi chỉ bán được 14 xe, tạo ra khoảng cách lớn so với đối thủ xếp trên. Điều này khiến sức mua của K5 bị giảm mạnh 65,9% so với tháng 7 trước đó (41 xe), đồng thời cũng giảm tới 82,5% so với tháng 8 năm ngoái. Doanh số lũy kế 8 tháng của KIA K5 mới chỉ đạt 187 xe, giảm 70,9% so với cùng kỳ năm 2023 (642 xe).
So với Mazda6, KIA K5 cũng có 3 tùy chọn phiên bản (Luxury, Premium và GT-Line) cùng 2 tùy chọn động cơ 2.0L và 2.5L. Tuy nhiên, dù là mẫu xe thế hệ mới với nhiều thay đổi lớn nhưng người tiêu dùng có ý định nhắm tới phân khúc sedan cỡ D lại tỏ ra khá thờ ơ với mẫu xe này. Giá bán của K5 hiện dao động từ 859-999 triệu đồng.
4. Honda Accord: 3 xe
Chỉ với 3 xe bán ra trong tháng 8, Honda Accord không chỉ bất lực trong việc cải thiện vị trí trong phân khúc sedan cỡ D mà còn liên tiếp trong 2 tháng đã qua được xướng tên trong bảng xếp hạng top 10 mẫu xe bán chậm nhất thị trường.
Kết quả, sức mua của mẫu xe này đã giảm 50% so với tháng 7 (6 xe) nhưng vẫn tăng 50% so với tháng 8/2023. Cộng dồn doanh số của 8 tháng qua, Honda Accord bán được đạt 57 xe, tăng 83,9% so với cùng kỳ năm ngoái (31 xe).
Với kết quả như vậy, nhiều khả năng hãng xe Nhật Bản có thể khai tử mẫu xe này trong thời gian tới khi có mẫu Honda Accord thế hệ mới.
Honda Accord hiện đang được bán với giá 1,099 tỷ đồng sau khi đã được hãng giảm 220 triệu đồng. Xe sử dụng động cơ 1.5 tăng áp kèm hộp số vô cấp CVT. Tiếc là dù giảm giá tương đối nhiều nhưng so với mặt bằng chung, giá bán của Accord vẫn cao hơn đáng kể so với các đối thủ còn lại trừ Camry.
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Theo số liệu Bộ GD&ĐT vừa công bố, nhóm ngành du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân xếp thứ 4 trong 15 nhóm ngành được thí sinh đăng ký nguyên vọng nhiều nhất. Cụ thể, nhóm ngành này dự kiến tuyển sinh 24.036 chỉ tiêu. Tuy vậy, có đến 199.166 nguyện vọng đăng ký, gấp 8,2 lần số lượng chỉ tiêu.
Bên cạnh đó, số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào nhóm ngành này là 48.334. Số thí sinh đăng ký nguyện vọng một/ tổng chỉ tiêu là hơn 201%. Đây là một trong những nhóm ngành có sự cạnh tranh trong xét tuyển mạnh nhất.
TS. Trần Mạnh Thành - Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Nova College đánh giá, nhóm ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn vẫn đang thu hút giới trẻ mặc dù đại dịch Covid-19 đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, thiệt hại này được dự báo là tạm thời. Tiềm năng phát triển nhóm ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn trong tương lai vẫn rất lớn.
![]() |
Ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống của Nova College được nhiều học sinh quan tâm |
Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Chính phủ đã đề ra mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững, đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới. Tổng thu từ khách du lịch đạt từ 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương từ 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân từ 11-12%/năm, đóng góp trực tiếp vào GDP đạt từ 15 - 17%; tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm…
Bên cạnh đó, thị trường du lịch nội địa thời gian qua có những chuyển biến khả quan. Các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ du lịch đang tái cấu trúc hoạt động, tập trung vào nhóm khách nội địa và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp đầu ngành đã xây dựng và đưa vào vận hành nhiều công trình du lịch với quy mô lớn. Điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho SV nhóm ngành này.
Riêng tại NovaGroup, trong chiến lược của mình, phát triển các bất động sản đô thị du lịch (NovaWorld) là nhiệm vụ trọng tâm và đòi hỏi nguồn nhân lực tinh nhuệ. Chính vì vậy, Nova College chọn Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là một trong bốn nhóm ngành cốt lõi, phục vụ cho nhu cầu xã hội.
Nova College đảm bảo việc làm cho SV sau tốt nghiệp
Tại Nova College, chương trình đào tạo nhóm ngành này “ghi điểm” trong mắt SV nhờ sự gắn kết chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành. Với sự hậu thuẫn từ NovaGroup, SV Nova College có cơ hội tham gia kỳ thực tập có lương tại các công ty thành viên hoạt động ở các đô thị du lịch quy mô lớn như: NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet, NovaHills Mui Ne Resort & Villas, NovaBeach Cam Ranh Resort & Villas…
Tập đoàn cũng tạo điều kiện để SV thực tập tại các khách sạn thuộc hệ thống như: Ibis Style Vũng Tàu, Mercure Vũng Tàu, Azerai Cần Thơ, Anatara Mũi Né, Centara Mirage Resort Mui Ne… Đây là cơ hội quý để SV Nova College được cọ xát, thực hành với các thương hiệu quản lý nổi tiếng thế giới và có lịch sử vận hành khách sạn lâu đời, môi trường làm việc theo chuẩn 5 sao quốc tế.
![]() |
Nova FnB tiếp nhận SV Nova College thực tập tại nhiều nhà hàng và quán cà phê do Nova FnB khai thác |
Bên cạnh đó, Nova FnB - một thành viên của NovaGroup - đơn vị đang khai thác khoảng 25 thương hiệu về ngành ẩm thực (trong đó có các thương hiệu nhượng quyền quốc tế và các thương hiệu do chính Nova FnB sáng tạo) cũng sẵn sàng đón nhận SV Nova College. Cụ thể, SV sẽ được thực tập tại các nhà hàng, quán cà-phê đặc sắc như: Jumbo Seafood, Dynasty House, Crystal Jade Palace, Saigon Casa Café, PhinDeli café; Gloria Jean’s Coffees…
Theo TS. Trần Mạnh Thành, Nova College sẽ đảm bảo cơ hội làm việc cho SV tại hệ thống các công ty trực thuộc NovaGroup sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
Đặc biệt, SV nhóm ngành này còn có cơ hội tham gia chương trình thực tập (Internship) tại Nhật Bản. Chương trình kéo dài từ 8 đến 10 tháng với mức thu nhập hấp dẫn từ 800 đến 1.000 USD/tháng. SV được làm việc ở nhiều vị trí tại các khách sạn, nhà hàng và resort hàng đầu Nhật Bản. Chương trình thực tập sẽ giúp SV ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế, trao dồi kỹ năng mềm cũng như trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế.
Với những lợi thế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế tích lũy tại trường, SV ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống có thể tự tin làm việc tại NovaGroup hoặc các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới và khu vực.
Được biết, từ ngày 24/5, SV Nova College sẽ bắt đầu kỳ thực tập tại NovaGroup và các công ty thành viên. Chương trình thực tập được xây dựng phù hợp với từng chuyên ngành cũng như yêu cầu thực tiễn của các công ty. Đây là kỳ thực tập có lương và các thực tập sinh sẽ được làm việc như những nhân viên thực thụ.
Trong năm học 2021 - 2022, Nova College dự kiến tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu bao gồm dài hạn và ngắn hạn với 25 ngành đào tạo. Đồng hành cùng SV Nova College, NovaGroup đã dành tặng nhiều học bổng hấp dẫn với tổng trị giá 30 tỷ đồng. Giá trị tối đa mỗi học bổng lên tới 66 triệu đồng cho toàn khóa học (tương ứng 100% học phí). Chi tiết về chương trình đào tạo, thông tin tuyển sinh và các học bổng của Nova College truy cập website https://novacollege.edu.vn/ hoặc hotline: 0934 160 770 - 0934 180 770. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Nova College đảm bảo việc làm cho sinh viên nhóm ngành du lịch, nhà hàng, khách sạnĐẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục
Theo đó, trong giai đoạn 2011-2020, dưới sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của các cấp và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, ngành giáo dục đã phát huy được tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ GD-ĐT đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; chú trọng nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo từ xa, xây dựng các khóa học trực tuyến mở, đại chúng trong các cơ sở giáo dục đại học.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa nội dung giáo dục, đào tạo, đổi mới phương thức học tập, tăng cường sử dụng các phương tiện, công nghệ hiện đại hỗ trợ học tập, nhất là các phương tiện truyền thông xã hội trong tổ chức các hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên; nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý giáo dục theo hướng tiếp cận công nghệ, quản lý nhà trường theo hướng mở, kết nối, dùng chung hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu lớn.
Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập của các địa phương; rà soát, hoàn thiện quy chế kiểm tra, công nhận kết quả học tập giáo dục thường xuyên; huy động đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành giáo dục chủ động, tích cực tham gia xây dựng; khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở và tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; nghiên cứu đổi mới mô hình trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả và tổ chức thí điểm, hoàn thiện, nhân rộng trong cả nước.
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT tăng cường công tác chỉ đạo và đề ra những giải pháp thiết thực trong việc nâng cao tỷ lệ và chất lượng xóa mù chữ; chú trọng đối tượng là người mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, nhất là phụ nữ, trẻ em gái dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Cần đẩy mạnh liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo; rà soát các quy định theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định chưa thực sự tạo sự liên thông giữa các trình độ đào tạo nhằm huy động, tạo điều kiện cho các loại hình cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia giảng dạy nghề nghiệp và tham gia giảng dạy văn hóa giáo dục phổ thông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới và các giải pháp phù hợp trong hoạt động dạy và học để chủ động thích ứng với tình hình dịch bệnh.
Tạo phong trào thi đua khuyến học sôi nổi khắp cả nước
Thủ tướng cũng chỉ thị Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, công nhận các mô hình học tập trong xã hội giai đoạn 2021-2030 phù hợp với thực tiễn triển khai ở các địa phương trong cả nước; nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mô hình công dân học tập và tổ chức thí điểm để triển khai nhân rộng trong cả nước.
Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai đoạn 2021-2030” cũng cần được xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng các mô hình học tập; tiếp tục củng cố và phát triển các tổ chức hội khuyến học, tạo nên phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời sôi nổi, rộng khắp trong cả nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt gắn với khung trình độ quốc gia và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm, vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn để giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng tiếp cận với giáo dục nghề nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng và nhân rộng các mô hình đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp, công ty; đào tạo nghề gắn với ngành nghề truyền thống, gắn với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nghề ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho công nhân, người lao động; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động.
Bên cạnh đó, Bộ chủ động rà soát, phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT trong việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định có liên quan về giảng dạy văn hóa giáo dục phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người học vừa được học nghề, vừa có cơ hội học tập liên thông nâng cao trình độ.
Tham gia “Thành phố học tập toàn cầu”
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần kiện toàn bộ phận chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 các cấp ở địa phương theo hướng thiết thực, hiệu quả; chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, xếp loại, công nhận các mô hình học tập trong xã hội một cách thiết thực, hiệu quả; chủ động đăng ký, lựa chọn và đề xuất các thành phố trực thuộc tham gia mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) điều hành.
Đồng thời, tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên; rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng, đặc biệt là các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng lưu ý các địa phương phải có chính sách thu hút, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác xóa mù chữ; triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ giáo dục cho người dân tộc thiểu số và miền núi sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chú trọng bồi dưỡng kiến thức và tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức theo dõi công tác dân tộc và công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng, phát triển các mô hình học tập, ngành nghề đào tạo, các nghề đặc thù cần học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp quy hoạch của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030.
Thời Vũ
Sa Đéc và Vinh cùng với 52 thành phố của 27 quốc gia khác vừa được UNESCO công nhận trở thành “thành phố học tập toàn cầu”.
" alt=""/>Chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021