Theậubétuổichơigamebắnmacựcđỉmike tysono Trí Thức Trẻ
Theậubétuổichơigamebắnmacựcđỉmike tysono Trí Thức Trẻ
Câu chuyện của Bi Béo vừa qua gây ồn ào dư luận, anh nhìn nhận sự việc này như thế nào?
Thông qua câu chuyện này, Xuân Bắc thấy rất nhiều các ông bố bà mẹ lên tiếng và phản đối. Điều đó chứng tỏ rằng, nhận thức nói chung của các ông bố bà mẹ nói riêng đã rất tiến bộ, nhận thức của xã hội nói chung được nâng cao, nhiều ông bố bà mẹ đã bảo vệ được trẻ em.
Tất nhiên trong hành trình làm cha làm mẹ, từ những người có học vị, chuyên gia tâm lý,... cũng không thể chắc chắn rằng mình không mắc sai lầm khi dạy dỗ con mình. Chỉ có điều, khi chúng ta mắc sai lầm, chúng ta sẽ điều chỉnh hành vi. Có lẽ nhiều người đồng tình với tôi rằng, trẻ em không có quyền lựa chọn cha mẹ, nhưng cha mẹ hoàn toàn có quyền lựa chọn hành vi của mình đối với trẻ em. Có câu: "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông", tức là mỗi bước trưởng thành của con trẻ là mỗi bước trưởng thành của cha mẹ, ông bà chứ không phải ông bà, cha mẹ đã trưởng thành trong tất cả mọi chuyện. Với mình, tôi cũng thấy điều đó.
Nếu chúng ta sai lầm, mắc lỗi thì phải nghiêm túc kiểm điểm lỗi của mình và sửa sai. Thật xấu hổ nếu trong gia đình không sửa sai nhận lỗi một cách chân thành. Đến gia đình mà không chia sẻ được thì lấy gì để chia sẻ với người ngoài. Thật tuyệt vời các ông bố thấy được sai lầm của mình ở đâu để điều chỉnh hành vi, cách thức. Tôi và bạn hay bất cứ người làm cha mẹ nào cũng không muốn mong điều xấu cho con mà tất cả đều hướng tới điều tốt đẹp.
Hành động của bà xã khi đưa vấn đề của Bi Béo lên mạng xã hội, anh thấy thế nào?
Giờ này, ngồi ở đây tôi nói về hành động của vợ trong việc giáo dục con, đặc biệt hành động gây ra những luồng suy nghĩ, thông tin không tích cực như vừa rồi có lẽ không đúng lắm. Bởi, việc này thuộc về gia đình, gia đình phải tự ngồi kiểm điểm với nhau. Tôi chỉ nói như này, Nhung là bà mẹ có trách nhiệm như mọi bà mẹ, là người phụ nữ luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho chồng con. Tuy nhiên hành động có thể nhất thời chưa chính xác để bảo vệ gia đình, bảo vệ đứa con thì sẽ phải có sự điều chỉnh.
Mà, gia đình nào cũng có những vấn đề riêng của mình, nếu chúng ta chưa đúng, chúng ta có thể điều chỉnh và chỉ có trong gia đình mới tự điều chỉnh được. Trong một gia đình mỗi người có cách xử lý khác nhau. Với bản tính người đàn ông và người phụ nữ, trong cùng một sự việc, cũng lại xử lý khác nhau. Tôi cũng không phải lúc nào cũng có hành vi, cử chỉ đúng đắn hoàn toàn với con. Tôi chưa bao giờ dám nhận mình là một ông bố mẫu mực, nhưng dám tự hào đang nỗ lực từng ngày từng giờ cho gia đình của mình.
Như tôi đã nói, bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng có thể mắc sai lầm trong dạy bảo con cái, nhưng trong những gia đình nghệ sĩ hoặc những gia đình có ảnh với công chúng nếu xảy ra chuyện gì thường gây hiệu ứng rất mạnh. Đặc biệt, tôi là người thường xuyên cùng với các đơn vị, cơ quan tổ chức đấu tranh cho quyền trẻ em, tôi thấy việc này rất đáng tiếc.
![]() |
Nghệ sĩ Xuân Bắc. |
Trang bị cho con "kháng sinh liều cao"
Từ trước tới nay, rất ít khi hẹn được Xuân Bắc phỏng vấn để giải thích những vấn đề liên quan, bất lợi với mình, nhưng lần này lại khác, tại sao anh đồng ý lên tiếng?
Lý do duy nhất và quan trọng nhất đó là vì con trai tôi - Bi Béo và nếu được cho phép tôi cũng vì các bạn nhỏ, trẻ em. Bi còn quá nhỏ để có thể chịu áp lực với những ảnh chế tiêu cực trên mạng, nó sẽ tác động tới con. Mặc dù tôi cũng đang trên đà, và dần dần dần từng ngày trang bị cho những đứa trẻ nhà tôi có "kháng thể", "kháng sinh liều cao" trong người để đối diện với áp lực của dư luận, nhưng không phải lúc nào cũng kiểm soát được. Và là người cha, người mẹ tôi phải có trách nhiệm bảo vệ con mình.
Thực ra ở lứa tuổi của Bi, tò mò hay tìm hiểu giới tính là bình thường. Nhưng chúng ta đừng để sự bình thường diễn ra một cách bất thường. Điều đó thực sự đáng lo lắng. Bi hay các bạn nhỏ ở lứa tuổi 13,14,… có thể tìm hiểu về giới tính, nhưng tìm hiểu văn minh, chủ động khác hẳn với bị dụ dỗ. Bởi, khi bị dụ dỗ, bị bị động, rất dễ nảy sinh những vấn đề không đáng có, nhiều khi là cực kỳ đáng tiếc, lúc đó mới nguy hiểm.
Từ khi Bi tham gia cùng tôi những chương trình cho tới nay, những gì biểu hiện mà mọi người thấy chắc hẳn mọi người có những đánh giá về sự đồng hành, chỉ bảo giáo dục đối với trẻ em trong gia đình tôi. Có được điều này, không phải chỉ một sớm một chiều. Tôi cũng đang tham gia “Em an toàn hơn cùng Google” và thực sự muốn lan toả chương trình bởi nó có những điểm mấu chốt hướng dẫn trẻ em làm thế nào để an toàn trên không gian mạng. Bi hay Minh nhà tôi đều thuộc lòng điều đó. Nhưng biết là một chuyện, áp dụng có sự đồng hành của cha mẹ mới có hiệu quả. Tôi rất mong muốn những ý kiến, những thông tin tiêu cực, những lời bình luận khiếm nhã không tác động quá tiêu cực vào Bi.
![]() |
Nhân dịp này, tôi xin bật mí, tôi cũng đã kiểm tra sơ sơ, hầu hết những lời bình luận khiếm nhã nhằm vào Bi đều ở lứa tuổi như con tôi - tuổi mà các cháu cũng đang cần sự đồng hành và giáo dục của cha mẹ. Tôi cũng rất cảm ơn tiếng nói của những người quan tâm, những người có đầy đủ nhận thức và mong muốn những điều xấu không đến với Bi và đến với trẻ em nói chung. Tôi xin ghi nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp đó.
Anh đồng hành như thế nào với con để vượt qua giai đoạn này?
Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ con mình một khoảng cách tốt những bình luận khiếm nhã nhằm vào Bi. Tôi cũng là người bị nhiều áp lực, một người làm trong nghệ thuật đã nhiều năm, tôi biết rất rõ sức ép của dư luận, vai trò trách nhiệm trước xã hội, những thông tin trái chiều có thể mình phải nhận. Cho đến thời điểm này con tôi sinh hoạt, vui chơi bình thường. Tôi đang rất cố gắng không để dư luận tiêu cực tác động đến con.
Hôm trước tôi hỏi: Khánh Minh hôm nay đi học có vấn đề là gì không?, con bảo "Không, không có vấn đề gì. Có 2 bạn hỏi con về việc của em Bi. Con chỉ trả lời một lần duy nhất và các bạn ấy không hỏi nữa". Có nghĩa là, Minh - con trai cả của tôi cũng cách hành xử phù hợp đó chính là “kháng sinh” mà cháu có.
Dù trang bị cho con "kháng sinh liều cao" nhưng tôi thực sự lo lắng cho các con tôi nếu tiếp tục có những thông tin và dư luận xã hội theo chiều hướng tiêu cực. Điều này sẽ dẫn tới những vấn đề nguy hiểm, không phải chỉ cho con tôi mà cho trẻ em nói chung, chúng còn đang non nớt trong nhận thức, chưa đủ bản lĩnh để đối diện với búa rìu của dư luận.
Còn clip Bi xin lỗi mẹ?
À, clip riêng của gia đình ấy à, nó bị phát tán. Rất tiếc, clip đó lại bị phát tán đúng thời điểm, đúng vấn đề nhạy cảm nên mới tạo cảm xúc, tạo hứng khởi, tạo điều kiện để mọi việc bị đẩy đi xa hơn, chứ nhà tôi xin lỗi nhau là chuyện bình thường. Con xin lỗi bố mẹ, bố mẹ xin lỗi con cái, nhà tôi chuyện đó bình thường lắm, xin lỗi nhau suốt (cười). Có đầy lúc tôi xin lỗi Bi, xin lỗi Minh nhưng rất tiếc tôi lại... không khóc (cười). Tôi luôn nhắc nhở con mình khi nhận ra sai lầm thì phải biết xin lỗi và tôi cũng thế. Tiện đây tôi cũng khoe luôn với mọi người, tôi vẫn còn nhiều clip xin lỗi của Minh, của Bi còn “đẫm lệ, sướt mướt, nức nở” hơn nữa, nhưng lúc phù hợp, như ngày cưới các con chẳng hạn, tôi sẽ cho hai họ cùng xem trên màn hình lớn.
Bài và ảnh:Tình Lê
Chị Hồng Nhung cho biết, bản thân thấy bất ngờ, thậm chí hoang mang trước phản ứng thái quá của một số người trước lời cảnh báo của chị gửi đến các bậc phụ huynh khi cho con nhỏ sử dụng mạng xã hội.
" alt=""/>Xuân Bắc lên tiếng việc Bi Béo bị lôi kéo vào nhóm chat nhạy cảmChung tiền săn đặc sản vùng cao
Chị Phạm Thị Lương (Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội) công tác tạimột tổ chức phi chính phủ, thường có cơ hội đi nhiều vùng miền núi và sử dụngrất nhiều sản phẩm do người dân tộc sản xuất. Gần Tết, thấy các chị em có nhucầu mua thịt lợn sạch chị đã đứng ra tổ chức đụng lợn.
Chị đặt lợn của một gia đình người dân vùng cao ở Yên Bái,lợn được nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp, không nuôi bằng cám (cả lợn trắng vàlợn tộc).
Trước Tết vài tuần chị lên facebook kêu gọi bạn bè có nhu cầuđụng lợn. Các nhà sẽ đặt hàng các bộ phận như thịt mông, thịt đùi, hoặc tim ganbầu dục…Chị nói: “Nhiều nhà muốn ăn thịt lợn sạch từ miền núi chuyển xuống nhưngmua cả con thì chi phí sẽ lớn và ăn không hết nên các nhà chia nhau là hợp lýnhất. Chi phí là tính sẽ là: tiền lợn + tiền vận chuyển+ tiền điện thoại + tiềnmổ + đóng gói + chi phí phát sinh khác nếu có = tổng chi phí /hộ”.
Chị cũng cho biết thêm, hiện khách đã đặt được gần 4 con(khoảng 16 kg/1 con). Theo dự định ngày 25 Tết, lợn sẽ được vận chuyển từ bản vềquê chị ở Hoài Đức, Hà Nội. Tại đây, chị nhờ người đứng ra mổ lợn, chia phầntheo mọi người đăng ký cho vào túi ziplock. Sau đó, những người đặt chỉ việc đếnlấy về cho vào tủ lạnh dùng dần trong dịp Tết.
Không chỉ đụng lợn, nhiều chị em công sở cũng chung nhau đểmua thực phẩm khối lượng, giá trị lớn ăn Tết. Quê ngoại chị Lê Thị Ngân ở CửaLò, Nghệ An nổi tiếng với đặc sản cá thu câu nên chị được nhiều chị em cùng cơquan nhờ mua hộ. Ngày 24 âm lịch, mẹ chị gọi điện thông báo ngư dân gần nhà vừacâu được 3 con cá thu (mỗi con 3kg).
![]() |
Cá thu tương được cắt khúc đóng gói sau đó chuyển ra Hà Nội |
“Đây là cá thu do dân đi biển câu được, rất tươi, lúc đưa lênbờ cá vẫn giãy đành đạch. Nghe mình nói, mấy chị em cơ quan đăng ký mua luôn.Nhiều người cũng xin chung phần nhưng lại hết hàng đành hẹn hôm sau”, chị kể.
Từ sáng mẹ chị đã cắt khúc, cân và chia thành từng túi riêngtheo đăng ký. Sau đó, bà gửi xe ô tô đến 4h chiều xe cập bến chị Ngân ra bến xelấy cá về chia cho mọi người.
“Một người mua lẻ số tiền sẽ lớn nhưng nếu mua nguyên con chỉphải chịu giá 180 nghìn/kg. Ngoài ra, chị em mua còn phải chịu phí thùng xốp vàphí vận chuyển khá đắt nhưng nếu nhiều người cùng lấy chi phí sẽ được chia đều”,chị cho biết thêm.
Các loại đặc sản khác cũng được chị em rủ nhau mua chung đểtiết kiệm chi phí tối đa. Ví dụ nấm hương Cao Bằng có giá 350 nghìn/kg với 4 xâukhoảng 3-4 người mua chung một kg. chị Hà (35 tuổi, Định Công, Hà Nội) kể: “Mọinăm muốn mua nấm hương về nấu miến ăn Tết nhưng thấy giá cao và một kg thì khôngbiết ăn bao giờ mới hết vì nhà mình chỉ có 2 vợ chồng trẻ nên mình ngại mua. Nămnay thấy mấy chị em ở cơ quan rủ mua mình cũng xin chung một suất”.
![]() |
Chị em trong công ty chị Hà mua chung 1kg nấm hương có giá 350 nghìn |
Ngoài nấm hương chị cũng lấy hàng loạt các đặc sản khác vớisố lẻ như 0.5 kg lạp xưởng, 0.5 kg thịt trâu gác bếp, miến dong…
Cả tầng gom tiền sắm kẹo ngoại
Rất ưa chuộng một loại kẹo của Nhật nhưng gia đình ít ngườinên chị Thanh (Hà Đông, Hà Nội) tính phương án rủ người cùng tham gia mua. Chịnói: “Loại này mua lẻ là gần 90 nghìn một gói nhưng nếu mua cả thùng rồi chia rathì mỗi gói chỉ có giá gần 68 nghìn và nếu mua số lượng lớn thì người ta mớimiễn phí tiền vận chuyển”.
Sáng hôm đó lên cơ quan chị viết thông báo lên bảng tin củacông ty rồi gọi chị em xung quanh mua chung hàng. Chỉ sau vài giờ kêu gọi cảcông ty xúm lại vào đặt hàng, số lượng lên đến 3 thùng so với mong muốn ban đầucủa chị Thanh là chỉ cần người đặt đủ 1 thùng.
Chị kể: “Hôm qua hàng được chuyển đến, cả công ty nhao nhaochia kẹo, thu tiền. Thấy thuận lợi, mấy chị em khác muốn mua đồ gì để ăn Tết yêucầu mua số lượng lớn lại rủ rê nhau mua chung”.
Tết năm ngoái được người anh họ đi Nga về biếu các loại bánhkẹo, trà ở Nga nhà các con nhà anh Hải (Linh Đàm, Hà Nội) rất thích. “Năm naynhà tôi quyết định mua các loại này về ăn dù đắt nhưng ngon. Các năm trước nhàtôi mua nhiều bánh kẹo nhưng chất lượng thường thường, đi nhà nào cũng thấy họbày những loại tương tự nên năm nay muốn có gì đó khác biệt để đãi khách”.
Các loại anh Hải kể là bánh dừa, socola truyền thống của Nga,socola nhân Việt quất, trà dâu Việt Quất…Tuy nhiên, gọi điện đến các shop bánhàng xách tay anh thấy giá tương đối cao so với mua và gửi từ Nga về. Do đó, nhàanh đã rủ bạn bè, anh em mua chung.
Theo anh Tiến, để gửi một chuyến hàng bên đó về với mức cướchợp lý thì cũng phải khoảng 5kg trở lên. Anh rủ các nhà cùng tầng ở chung cư muacùng. Chỉ sau khi gõ cửa vài nhà người quen số lượng kẹo đặt đã lên tới 20 kg.
Chống xong đơn hàng anh lên mạng nhờ người anh họ mua và đónggói gửi về. “Kêu gọi mua chung kẹo Tết như thế này chúng tôi có hàng chuẩn từNga, không lo hàng giả, kém chất lượng. Tính ra mỗi gia đình lại tiết kiệm đượcít nhất 150.000 đồng/kg so với mua ở Việt Nam”, anh nói.
Phương Lễ
"Họ không định phản bội nhưng cảm thấy làm thế sẽ công bằng bởi bạn đời của mình đã ngoại tình trước", Christian Grant, đại diện trang web cho biết.
Khảo sát với 1.000 người của trang này cũng thấy rằng "ăn phở" để trả đũa phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới, chiếm 37% số chị em được hỏi, trong khi con số này ở đàn ông là 31%.
Ảnh minh hoạ
Hơn một nửa số người ngoại tình để trả thù cho biết họ không hề giấu giếm việc này, để đạt mục đích cuối cùng là khiến bạn đời phải nếm trải những gì mình từng chịu. 8/10 người trong số này nói rằng họ không hề cảm thấy hối hận hay có lỗi với bạn đời và thậm chí còn tự kể về hành động này.
Tuy nhiên, thực tế đây là một hành động dại dột của phụ nữ. Khi bạn đang cảm thấy vô cùng sốc và đau khổ vì bị phản bội, bạn có thể cho rằng "ăn nem" để trả thù là điều có thể chấp nhận được. Nhưng trong cơn giận dữ, chúng ta thường không đưa ra được những quyết định khôn ngoan nhất.
Việc bạn ngoại tình để trả thù chồng có thể bị lấy làm chứng cứ chống lại bạn. Thậm chí chồng bạn có thể ép bạn phải tha thứ vì hai người giờ đã "hòa nhau".
Việc "ăn nem" để trả thù sẽ khiến kẻ phản bội bạn bớt cảm giác tội lỗi với hành động của mình và yêu cầu bạn phải thấu hiểu, thông cảm.
Ngoại tình sẽ không giúp giảm bớt tổn thương cho bạn. Nó sẽ chỉ khiến bạn nhận lại tức giận và cay đắng nhiều hơn.
Ảnh minh hoạ
Sự trả thù dưới bất kỳ hình thức nào đều hiếm khi mang lại bình yên. Nhất là việc "ăn nem" để trả thù có thể giúp bạn thấy bớt đau khổ trong thời gian ngắn, nhưng nó sẽ chồng chất thêm nỗi đau về lâu dài.
Trả thù bằng cách này không giúp ích gì trong việc đối phó với cảm xúc hay lên kế hoạch khắc phục, vượt qua tình hình này.
Ngoài ra, trả thù bằng cách "ông ăn chả, bà ăn nem" sẽ làm giảm cơ hội hàn gắn hôn nhân.
Nếu bạn cảm thấy cuộc hôn nhân này vẫn còn có thể cứu vãn, thì đừng nghĩ đến việc "ăn nem" để trả thù. Để tạo cơ hội hòa giản, bạn cần giải quyết gốc rễ của vấn đề.
Theo Gia đình & Xã hội