Chủ đầu tư cố tình vi phạm, coi thường pháp luậtThanh tra thành phố Hà Nội vừa có thông báo chính thức kết luận về việc thanh tra trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và quá trình xử lý cưỡng chế Công viên nước Thanh Hà.
Theo kết luận thanh tra, chủ đầu tư xây dựng Công viên nước Thanh Hà là Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 đã xây dựng công viên nước không có giấy phép xây dựng, vi phạm luật Xây dựng năm 2014.
 |
Công viên nước Thanh Hà xây dựng trên diện tích đất không quy hoạch công viên nước (quy hoạch phê duyệt là đất công cộng, cây xanh thể dục thể thao thành phố, khu ở), xây dựng không phép... |
Đáng nói, Công viên nước Thanh Hà được xây dựng trên đất không quy hoạch công viên nước (quy hoạch phê duyệt là đất công cộng thành phố và đất cây xanh thể dục thể thao thành phố, khu ở), sử dụng đất không đúng mục đích vi phạm luật Xây dựng 2014, luật Đất đai 2013.
Đặc biệt, theo kết luận thanh tra, sau khi cơ quan nhà nước lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng và yêu cầu dừng mọi hoạt động thi công xây dựng công trình vi phạm, chủ đầu tư vẫn thi công, hoàn thiện Công viên nước Thanh Hà.
Tiếp đó, khi UBND quận Hà Đông ra quyết định áp dụng khắc phục hậu quả, sau 20 ngày, chủ đầu tư chỉ tháo dỡ mái che của 4 hạng mục, các hạng mục còn lại không tháo dỡ là vi phạm điều 30 luật Xử lý vi phạm hành chính;
Đến khi UBND quận Hà Đông ra quyết định cưỡng chế yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng không phép trong vòng 15 ngày, nhưng sau thời hạn 15 ngày, chủ đầu tư không chấp hành tháo dỡ là vi phạm khoản 2 điều 88 luật Xử lý vi phạm hành chính.
“Trách nhiệm trong việc để xảy ra vi phạm nêu trên thuộc về Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 - người đại diện theo pháp luật, ông Lê Thanh Song, Phó chủ tịch HĐQT (người trực tiếp ký các họp đồng thi công), và các cán bộ có liên quan khác” – kết luận thanh tra nêu rõ.
Buông lỏng quản lý, làm chiếu lệ, cố ý không thực hiện chức trách
Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ trách nhiệm của các cán bộ quản lý nhà nước ở quận Hà Đông.
Cụ thể, Đội Thanh tra xây dựng quận đã buông lỏng quản lý, chậm phát hiện và xử lý hành vi vi phạm của chủ đầu tư; không phát hiện công trình xây dựng không phù hợp quy hoạch, không đúng vị trí; không đề xuất UBND quận ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả.
Kết luận cũng chỉ ra rằng, thực tế chủ đầu tư không dừng thi công nhưng Đội Thanh tra xây dựng không lập biên bản vi phạm hành chính; không báo cáo kịp thời để UBND quận chỉ đạo UBND phường tổ chức lực lượng ngăn chặn, đình chỉ thi công, dẫn đến vi phạm của chủ đầu tư không bị xử phạt, công trình vẫn được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.
 |
Trong quá trình đầu tư xây dựng và xử lý việc đầu tư xây dựng công viên này đã xảy ra nhiều vi phạm, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và cả chính quyền địa phương |
Ngoài ra, Đội Thanh tra xây dựng không báo cáo Sở Xây dựng về vi phạm của chủ đầu tư xây dựng Công viên nước Thanh Hà không có Giấy phép xây dựng, là không thực hiện đúng quy định của UBND thành phố Hà Nội.
Thanh tra Hà Nội cho rằng, có dấu hiệu Đội Thanh tra xây dựng làm chiếu lệ, để công trình vi phạm được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, sau này phải cưỡng chế phá dỡ; gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý nhà nước.
Để xảy ra tồn tại, sai phạm nêu trên, trách nhiệm của bà Vương Thị Thanh Huyền; ông Nguyễn Xuân Hoài - từng là Tổ trưởng Tổ công tác phường Phú Lương; bà Vũ Thị Hợp, thành viên Tổ công tác phường Phú Lương; bà Nguyễn Thị Yến, thành viên Tổ công tác phường Phú Lương; ông Ninh Đức Tước, Đội phó Đội Thanh tra xây dựng trực tiếp phụ trách phường Phú Lương; ông Đoàn Mạnh Hải, Tổ trưởng tổ Văn phòng, là cán bộ thụ lý hồ sơ; ông Đặng Đình Dũng, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng…
Thanh tra Hà Nội cũng chỉ ra trách nhiệm của UBND phường Phú Lương đã không chủ động kiểm tra hoạt động xây dựng của chủ đầu tư, không chỉ đạo Tổ công tác của Đội Thanh tra xây dựng lập biên bản vi phạm hành chính sau khi phát hiện hành vi vi phạm của chủ đầu tư xây dựng Công viên nước không phép. Không tiếp nhận hồ sơ vi phạm hành chính do Tổ công tác của Đội Thanh tra xây dựng lập và chuyển đến.
Đáng chú ý, dù đầu tháng 1/2019, Đội Thanh tra xây dựng và UBND phường Phú Lương đã lập biên bản vi phạm về việc xây dựng Công viên nước Thanh Hà không phép, nhưng UBND phường vẫn báo cáo UBND quận chưa đủ cơ sở ký hồ sơ công trình không phép. UBND phường không đình chỉ xây dựng đối với công trình không phép theo chỉ đạo của UBND quận.
Điều này dẫn đến vi phạm không bị xử lý, ngăn chặn dẫn đến hoàn thành, đưa vào sử dụng… UBND phường Phú Lương cũng không phát hiện, lập biên bản đối với việc sử dụng đất sai mục đích.
Kết luận nêu rõ, UBND phường đã cố ý không thực hiện chức trách nhiệm vụ, để công trình vi phạm được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau này phải cưỡng chế phá dỡ; gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý Nhà nước.
"Để xảy ra tồn tại, sai phạm nêu trên, trách nhiệm của ông Nguyễn Xuân Quý, Phó Chủ tịch UBND phường (từ tháng 7/2017 - 27/7/2019) và trách nhiệm người đứng đầu trong thời gian từ tháng (1/2019 - 4/2019) khi được Chủ tịch UBND phường ủy nhiệm điều hành hoạt động của phường" - kết luận nêu.
Thanh tra Hà Nội cũng chỉ ra trách nhiệm của Tổ Kiểm tra xây dựng phường Phú Lương: ông Nguyễn Đình Hiếu, ông Bùi Công Tuấn, ông Trần Văn Thành đã thiếu trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm xây dựng Công viên nước không có giấy phép của chủ đầu tư; ông Nguyễn Năm Quang, Chủ tịch UBND phường, với trách nhiệm người đứng đầu đơn vị (ngoài thời gian ông Quang đi học).
Bên cạnh đó, Thanh tra Hà Nội cũng nêu trách nhiệm của Phòng Quản lý đô thị trong công tác tham mưu quản lý quy hoạch, là cơ quan chuyên môn nhưng không phát hiện, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND quận xử lý việc xây dựng công viên nước không đúng quy hoạch.
Trách nhiệm là của ông Lê Tiến Hiệp, chuyên viên phòng này, được giao theo dõi địa bàn phường Phú Lương; ông Đào Quang Vinh Hiển, Phó trưởng phòng.
Quận thiếu trách nhiệm
Đối với UBND quận Hà Đông, Thanh tra Hà Nội nêu trách nhiệm trong công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, sử dụng đất đai và trật tự xây dựng là dù đã có chỉ đạo thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm, nhưng UBND phường Phú Lương không nghiêm túc thực hiện nhưng cũng không sát sao đôn đốc, cương quyết khiến sai phạm kéo dài.
Cũng theo Thanh tra Hà Nội, UBND quận đã thiếu trách nhiệm trong quản lý về quy hoạch, xây dựng, đất đai dẫn đến không phát hiện và kịp thời xử lý hành vi của Cienco 5 Land.
Ngoài ra, UBND quận Hà Đông không báo cáo UBND thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng về việc chủ đầu tư Công viên nước Thanh Hà xây dựng không phép, sai quy hoạch. Không xem xét, xử lý trách nhiệm của Đội Thanh tra xây dựng, UBND phường Phú Lương, cá nhân liên quan để xảy ra vi phạm…
Trách nhiệm để xảy ra tồn tại, sai phạm là của ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông; ông Đào Quang Vinh Hiển, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị. Chủ tịch UBND quận là người đứng đầu đơn vị và chưa xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ có liên quan đến việc xây dựng trái phép công viên nước.
Kiến nghị xử lý lãnh đạo quận Hà Đông, kiểm tra các ô đất công cộng Về việc Công viên nước Thanh Hà xây dựng không phép, sai quy hoạch, Thanh tra thành phố Hà Nội kiến nghị UBND thành phố giao Sở Nội vụ căn cứ quy định pháp luật, kết luận thanh tra xem xét, đề xuất UBND thành phố xử lý trách nhiệm đối với ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông và ông Vũ Ngọc Phụng, Chủ tịch UBND quận. Thanh tra TP kiến nghị UBND TP chỉ đạo quận Hà Đông tiến hành kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tồn tại, sai phạm trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và tổ chức cưỡng chế công viên nước Thanh Hà. Đồng thời nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với tồn tại trong việc thực hiện cưỡng chế công viên nước Thanh Hà. Cùng với đó, Thanh tra Hà Nội cũng kiến nghị giao Sở Tài nguyên – Môi trường kiểm tra các ô đất công cộng, cây xanh thuộc Khu đô thị Thanh Hà sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, báo cáo đề xuất UBND TP phương án xử lý theo quy định. |
Thuận Phong

Hà Nội lệnh kiểm tra toàn bộ việc giao đất, xây dựng công viên nước Thanh Hà
- UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra toàn bộ các thủ tục giao đất đối với dự án, thực trạng quản lý đất đai và xây dựng của dự án.
" alt=""/>Công viên nước Thanh Hà dính loạt sai phạm kiến nghị xử lý lãnh đạo quận
 để đảm bảo tính công bằng nhưng không được chấp thuận. Trong khi đó, Mercedes-Benz là hãng xe sang duy nhất có nhà máy sản xuất xe trong nước, đây là một lợi thế lớn đối với các đối thủ khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ được áp dụng.</p><table class=)
 |
Mercedes S 450L Luxury là mẫu xe giảm phí trước bạ mạnh nhất thị trường hiện nay. |
Mercedes có đến 12 mẫu xe có giá dao động từ 1,499 tỷ đồng cho C 180 AMG đến 4,969 tỷ đồng của S 450L Luxury, loạt xe Mercedes sản xuất trong nước sẽ có khoản phí trước bạ được giảm cao nhất thị trường, dao động từ 75 triệu đến gần 300 triệu đồng.
Để cạnh tranh hơn với xe nội, thời điểm này, các thương hiệu hạng cũng chấp nhận cắt giảm lợi nhuận, chạy đua bằng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi để thu hút người tiêu dùng.
Phân khúc sedan giá 1 tỷ, Vinfast A2.0 áp đảo
Trong phân húc sedan giá 1 tỷ tại thị trường Việt, Vinfast A2.0 nhiều tháng nay áp đảo về doanh số so với các đối thủ còn lại là Toyota Camry, Mazd6, Honda Accord.
 |
Vinfast A2.0 là mẫu xe lắp ráp trong nước duy nhất trong phân khúc sedan 1 tỷ. |
Bắt đầu từ tháng 12, là mẫu xe lắp ráp trong nước duy nhất trong phân khúc (Toyota Camry nhập Thái, Mazd6 nhập Nhật, Honda Accord nhập Thái), Vinfast A2.0 sẽ được giảm 50% phí trước bạ, đây được xem là lợi thế để mẫu xe Việt thừa thắng xông lên.
Hiện tại, Lux A2.0 đang được bán tại Việt Nam với 4 phiên bản và có giá niêm yết dao động từ 1,129 - 1,3787 tỷ đồng. Như vậy, khách hàng mua xe Lux A2.0 tại Hà Nội sẽ được giảm đến 55,7-83,1 triệu đồng giá lăn bánh.
Phân khúc SUV cạnh tranh quyết liệt
Phân khúc SUV có một số mẫu xe lắp ráp trong nước đó là Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe, Hyundai Tucson, Kia Sorento, Mazda CX-8, VinFast Lux SA2.0 được giảm 50% phí trước bạ kể từ tháng 12 này.
 |
Toyota Fortuner với hy vọng cải thiện doanh số. |
Mức giảm phí của các mẫu xe này như sau: Toyota Fortuner có giá dao động từ 995 - 1,406 triệu đồng sẽ được giảm 59,7-84,36 triệu đồng; Hyundai Santa Fe 1,03-1,34 tỷ đồng tương đương với mức giảm 61,5-80,4 triệu đồng; tương tự Hyundai Tucson giảm 43,86- 52,08 triệu đồng; Mazda CX-8 giảm 59,9-75,5 triệu đồng, VinFast Lux SA2.0 giảm 93,12-110,1 triệu đồng.
Việc các mẫu xe nói trên hạ giá lăn bánh sâu đồng đều như vậy sẽ giúp phân khúc SUV sắp tới trở nên sôi động và chắc hẳn doanh số sẽ tăng trưởng tích cực. Bên cạnh đó, việc các mẫu SUV nội địa giảm giá sâu sẽ tăng áp lực cạnh tranh lên các đối thủ khác trong phân khúc là xe nhập khẩu không được hưởng ưu đãi như Ford Everest, Ford Explorer…
Phân khúc bán tải, Ford Ranger chiếm ưu thế
Ở phân khúc xe bán tải, Ford Ranger 2021 bản lắp ráp trong nước vốn đang bán chạy nhất phân khúc sẽ càng hấp dẫn hơn khi được giảm 50% phí trước bạ.
 |
Phân khúc bán tải, Ford Ranger chiếm ưu thế |
Với giá bán từ 616-925 triệu đồng, Ford Ranger sẽ như "hổ mọc thêm cánh" khi có hỗ trợ phí đăng ký tương ứng 36,96-55,5 triệu đồng tại khu vực Hà Nội.Trong khi đó các đối thủ còn lại đều là Toyota Hilux giá 628-913 triệu đồng, Mitsubishi Triton giá 630-865 triệu đồng, Mazda BT-50 giá 659-849 triệu đồng, Nissan Navara giá 748-945 triệu đồng và Isuzu D-max giá 630-850 triệu đồng, đều là xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Sedan hạng B, Nissan Almera và Mitsubishi Attrage chịu thiệt
Phân khúc Sedan cỡ B hiện bao gồm các mẫu xe như Toyota Vios, Hyundai Accent, Kia Soluto, Mazda2, Nissan Almera, Honda City và Mitsubishi Attrage. Trong đó, chỉ có 2 mẫu xe là Nissan Almera và Mitsubishi Attrage là xe nhập khẩu đồng nghĩa với việc không được giảm phí trước bạ.
 |
Sedan hạng B, Hyundai Accent, Vios… có lợi thế hơn so với Nissa Almera |
Các mẫu xe còn lại Hyundai Accent giá niêm yết dao động 426 - 542 triệu đồng sẽ giảm khoảng 25,56 – 32,53 triệu đồng tại khu vực Hà Nội. Honda City giá 529 – 599 triệu đồng giảm khoảng 31,74 - 35,9 triệu đồng. KIA Soluto giá 369 – 469 triệu đồng giảm khoảng 22,14– 28,1 triệu đồng. Toyota Vios giá 478 – 630 triệu đồng sẽ giảm từ 28,68 – 37,8 triệu đồng.
Phân khúc xe giá rẻ, Honda Brio lép vế
Tương tự như phân khúc sedan cỡ B, phân khúc xe hạng A, Vinfast Fadil, Hyundai Grand i10, Kia Morning... đều được giảm phí trước bạ từ 15-30 triệu đồng. Riêng Honda Brio là mẫu xe duy nhất bị lép vế khi không được hưởng ưu đãi lần này.
 |
Phân khúc xe giá rẻ, Honda Brio lép vế |
Tuy nhiên, ngay từ khi có thông tin đề xuất giảm phí trước bạ, hãng xe Honda đã đi trước một bước khi tặng 100% phí trước bạ, tương ứng 42-54 triệu đồng cho 2 phiên bản Honda Brio G và RS.
Y Nhụy
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Giảm 50% phí trước bạ, loạt ô tô nội hạ giá lăn bánh mạnh nhất
Giảm 50% lệ phí trước bạ, giá lăn bánh của nhiều ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm đáng kể, từ vài chục tới hàng trăm triệu đồng.
" alt=""/>Giảm phí trước bạ, giá xe ô tô “nội ngoại” cạnh tranh khốc liệt trong từng phân khúc
Loạn chung cư mini ở vùng ven Thời gian gần đây, ở vùng ven TP.HCM xuất hiện tình trạng các công trình nhà ở riêng lẻ được các đầu nậu, cá nhân “hô biến” thành chung cư mini để bán, kinh doanh trái luật. Ưu điểm của loại hình này là căn hộ diện tích nhỏ, giá bán (thực chất là thuê) thấp, phù hợp với nhu cầu của người thu nhập thấp.
Việc xây dựng loại hình chung cư mini này dẫn đến phát sinh xây dựng sai phép, phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực dân số lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và mất trật tự an toàn xã hội.
Tại quận Bình Tân, nhiều môi giới đang rao bán căn hộ chung cư mini Thanh Tùng nằm tại hẻm 33, đường Bến Lội, P.Bình Trị Đông A. Diện tích căn hộ từ 17 - 30m2, giá bán dao động từ 480 – 770 triệu đồng/căn.
Tại đây có 2 công trình nhà ở riêng lẻ được chủ sử dụng biến thành chung cư mini. Cụ thể, công trình do ông Phan Văn Nhi làm chủ đầu tư được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, quy mô 4 tầng và hầm.
Theo bản vẽ cấp phép, công trình có hành lang rộng 1,45m ở giữa 2 dãy phòng. Nhưng khi xây dựng, chủ đầu tư đã ngăn chia bên trong công trình thành 77 phòng, mỗi phòng đều có nhà vệ sinh, kệ xi măng, lắp thêm 1 thang máy. Hiện công trình đang thi công.
Một chung cư mini khác tại hẻm 33 đường Bến Lội, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân do Công ty TNHH Gạch men Thanh Tùng làm chủ đầu tư. Đây là công trình nhà ở kết hợp văn phòng, được cấp phép xây dựng 4 tầng, hầm và mái che thang.
Mặc dù chỉ được cấp phép xây dựng 43 phòng và chiều rộng hành lang 1,9m nhưng chủ đầu tư đã xây 72 phòng, giảm chiều rộng hành lang xuống 1,45m. Hiện công trình đang thi công, chưa hoàn thiện.
Thanh tra Sở Xây dựng đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính trình UBND quận Bình Tân ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 công trình nói trên vào cuối tháng 7/2020.
 |
Một công trình nhà ở riêng lẻ biến thành chung cư mini ở P.Linh Đông, Q.Thủ Đức. |
Tại đường số 36, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức có 2 chung cư mini “núp bóng” nhà ở riêng lẻ. Đó là công trình của ông Lê Thành Trí, được cấp phép xây 3 tầng, tầng lửng và mái che cầu thang với tổng diện tích 827m2. Tuy vậy, chủ đầu tư đã xây sai phép 611m2.
Công trình còn lại của ông Lưu Nguyên Quảng, được cấp phép nhà ở riêng lẻ gồm 2 khối công trình 3 tầng, tầng lửng và mái che cầu thang với tổng diện tích 1.900m2. Quá trình xây dựng, chủ đầu tư xây lụi thêm 1.426m2.
Thanh tra Sở Xây dựng đã xử phạt hành chính, phần xây dựng sai phép tại 2 công trình nói trên đã bị cưỡng chế tháo dỡ. Tuy nhiên, Công ty CP DV-TM-XD Địa ốc Việt Nam House đã thuê 2 công trình trên để giao dịch mua bán, cho thuê.
Hợp đồng kinh doanh BĐS tại 2 công trình không đúng quy định, UBND TP.HCM đã ban hành 3 quyết định xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh BĐS đối với Giám đốc Công ty Việt Nam House.
Không cấp phép chung cư mini
Theo ông Lê Hoà Bình – Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, pháp luật về nhà ở không có khái niệm về loại hình chung cư mini do các cá nhân, hộ gia đình xây dựng để bán như hiện nay. Từ trước đến nay, Sở Xây dựng không phê duyệt, không chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư hoặc cấp giấy phép xây dựng cho chung cư mini.
Bởi theo quy định của pháp luật, hình thức phát triển nhà ở phải theo dự án; dự án nhà ở thương mại phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư; chủ đầu tư phải là tổ chức, doanh nghiệp có vốn pháp định đảm bảo thực hiện dự án, có chức năng kinh doanh BĐS...
 |
Công ty Việt Nam House thuê lại 2 công trình nhà ở riêng lẻ để giao dịch mua bán, cho thuê theo kiểu chung cư mini. |
Tuy vậy, các đầu nậu, cá nhân bất chính lợi dụng để biến các công trình nhà ở riêng lẻ thành chung cư mini để bán, kinh doanh trái luật. Với các công trình đã xây dựng sai phạm như nói trên, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho hay sẽ kiên quyết yêu cầu chủ sở hữu công trình thực hiện tự tháo dỡ hoặc cưỡng chế hạng mục xây sai phép. Phối hợp với UBND quận Bình Tân và Thủ Đức xử lý triệt để trong tháng 9/2020.
Sau tháo dỡ, nếu phần công trình còn lại phù hợp giấy phép thì buộc chủ sở hữu hoàn tất công trình để cho công nhân, người lao động thuê. Trường hợp không phù hợp thì chỉ cho phép sử dụng đúng mục đích để ở.
Để không phát sinh thêm chung cư mini, Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị UBND các quận – huyện chấn chỉnh công tác cấp giấy phép. Khi cấp phép nhà ở riêng lẻ có diện tích lớn cần rà soát nhu cầu ở thực sự của người xin cấp phép.
Tăng cường kiểm tra, kịp thời ngăn chặn các hoạt động mua bán, chào mời mua chung cư mini và “nhà 3 chung” (chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung giấy phép xây dựng và chung số nhà).

Nhà ở riêng lẻ 'đội lốt' chung cư mini, nhiều người mua sập bẫy
Công trình được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nhưng các chủ đầu tư đã “hô biến” thành dự án chung cư mini rồi rao bán với giá rẻ. Nhiều người mua phải những dự án này, tiền thì mất mà nhà chẳng thấy đâu.
" alt=""/>'Nở rộ' chung cư mini, Sở Xây dựng có giải pháp bất ngờ