Hiện các di động đang “nóng” trên thị trường như iPhone của Apple hay Pre của Palm đều hỗ trợ công nghệ này.
" alt=""/>2010: 1/3 “dế” có màn hình tự xoay chiều![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ngành giáo dục đã xác định hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành được thể hiện qua 3 khía cạnh:
Đầu tiênlà hội nhập quốc tế về đào tạo thông qua các hoạt động liên kết đào tạo, kiểm định chất lượng, công nhận văn bằng, tín chỉ... Theo ông Nhạ, thời gian tới ngành giáo dục sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, không chỉ trong giáo dục đại học mà cả trong giáo dục phổ thông.
Về hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, thông qua các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học của Việt Nam với các đối tác nước ngoài, ông Nhạ cho rằng đây là điểm còn hạn chế trong thời gian qua.
“Nếu làm tốt nhiệm vụ này thì sẽ tranh thủ được kinh nghiệm, công nghệ và khả năng sáng tạo của các nhà khoa học nước ngoài để giải quyết các bài toán thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và chất lượng các hoạt động đào tạo của nước ta”– Bộ trưởng Nhạ nói.
Vềhội nhập quốc tế thông qua các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, ông Nhạ cho biết đây là hoạt động truyền thống, phổ biến song chưa có một kế hoạch tổng thể để quản lý hiệu quả và có được nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của đất nước.
Từ đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất 5 công việc mà ngành giáo dục cần sự hỗ trợ, phối hợp của ngành ngoại giao để thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục.
Một là, thường xuyên cung cấp thông tin cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhu cầu hợp tác của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước sở tại sau khi đã thẩm định kỹ năng lực và tiềm năng phát triển của đối tác.
Hai là, giới thiệu các mô hình, chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới, các kinh nghiệm hay trong cải cách giáo dục; giới thiệu các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài có uy tín đến Việt Nam làm việc, đồng thời, vận động các nhà khoa học, giảng viên, lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam làm việc.
Ba là, đôn đốc cơ quan quản lý giáo dục cũng như các đối tác của nước sở tại thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Chính phủ hoặc các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam với Chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo của nước ngoài.
Bốn là, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, diễn đàn quốc tế lớn về giáo dục và đào tạo.
Năm là, hỗ trợ công tác quản lý lưu học sinh và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những địa bàn không có cán bộ chuyên trách phụ trách hợp tác về giáo dục.
“Chúng tôi mong muốn Việt Nam quan hệ hợp tác ở đâu, giáo dục phải hiện diện ở đó. Chúng ta đã làm tốt ngoại giao về chính trị, tích cực triển khai ngoại giao về kinh tế, mong rằng thời gian tới sẽ thúc đẩy ngoại giao về giáo dục”.
Một số trẻ gặp khó khăn đáng kể trong việc tập trung khi ở trong môi trường có lẫn tiếng ồn. Do đó, hãy tạo cho con bạn không gian thích hợp để tập trung. Nếu con đang cần không gian yên tĩnh để tập trung làm một việc gì đó hãy tạo điều kiện tối đa để con có thể làm công việc của mình.
Hãy làm gương cho con, khi con đang học bài, cha mẹ có thể đọc sách hoặc làm việc để con có thêm động lực để hoàn thành công việc của mình tốt hơn.
Hạn chế thiết bị điện tử
Thay vì cho trẻ chơi các trò chơi điện tử trên điện thoại hay máy tính, hãy cho trẻ chơi các trò chơi thể chất. Hãy mua cho con các loại đồ chơi có thể thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy trong khi chơi ví dụ như xoay rubik, xếp hình…
Phân bổ một giờ nhất định cho thời gian sử dụng TV hoặc Internet. Bố mẹ cũng nên hạn chế xem TV hay sử dụng internet trước mặt con.
Hãy để con tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể chất. Nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động như chạy, đạp xe, chơi bóng đá, v.v., không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho tinh thần của con. Nó giúp trẻ tập trung tốt hơn.
Giao nhiệm vụ
Những công việc đơn giản hàng ngày yêu cầu trình tự có thể giúp cải thiện sự chú ý. Tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn, hãy giao các công việc cho con như dọn bàn ăn, dọn dẹp đồ chơi, phân loại tủ và những việc tương tự.
Nếu bạn có một bộ sưu tập sách, hãy yêu cầu con bạn sắp xếp chúng theo thứ tự bảng chữ cái. Thay đổi nhiệm vụ một cách thường xuyên để con bạn không bị mất hứng thú.
Với những nhiệm vụ lớn, bạn có thể chia thành những việc nhỏ để con không bị quá sức. Một đứa trẻ không cảm thấy gánh nặng khi chúng làm việc gì đó tốn ít thời gian hơn.
Đánh giá, khen ngợi
Trẻ em phải cảm thấy có động lực trong khi làm một nhiệm vụ. Chúng cần cảm thấy hoàn thành khi họ hoàn thành một nhiệm vụ. Điều này giúp trẻ duy trì động lực và tập trung để thực hiện nhiều hơn và tốt hơn.
Khi bạn thấy con mình tiến bộ và làm mọi việc tốt hơn, hãy khen ngợi con.
Tập hít thở, Yoga
Một lượng oxy đầy đủ sẽ giúp não hoạt động tốt. Do đó, hãy để con bạn thực hiện một số bài tập thở đơn giản. Con có thể tập thở trong phòng, gần cửa sổ, trên sân hiên hoặc ngoài vườn.
Bạn có thể để con nằm ngửa và đặt đồ chơi trên bụng. Sau đó, yêu cầu trẻ hít thở sâu và nâng đồ chơi lên cao nhất có thể mà không chạm vào đồ chơi. Nếu đồ chơi di chuyển lên cao, điều đó có nghĩa là phổi của chúng chứa đầy không khí.
Theo MomJunction
" alt=""/>5 cách để cải thiện khả năng tập trung cho trẻVăn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM.
![]() |
Theo đó, Thủ tướng đã đồng ý cho TP.HCM ứng trước vốn ODA trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 để thực hiện dự án đường sắt đô thị TP.HCM tuyến số 1 (Bến Thành-Suối Tiên). Việc này nhằm đảm bảo dự án thực hiện theo tiến độ, hỗ trợ giải ngân và thúc đẩy tăng trưởng của TP. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch – Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính đề xuất cụ thể báo cáo Thủ tướng trước 30/7.
Về việc giải ngân vốn ODA đối với các dự án thực hiện theo hiệp định và tiến độ các dự án, Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch – Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính đề xuất hướng xử lý để đẩy mạnh giải ngân, thúc đẩy việc thực hiện các dự án ODA trên địa bàn, báo cáo Thủ tướng trước 15/8.
Đối với việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt tuyến số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương), Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch – Đầu tư hướng dẫn UBND TP.HCM thực hiện các thủ tục theo quy định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Trong khi đó, việc tiếp nhận khoản vay bổ sung 200 triệu EUR của Ngân hàng Tái thiết Đức để thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc của TP.HCM. Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư hướng dẫn UBND TP.HCM thực hiện theo quy định, báo cáo Thủ tướng trước 15/8.
Được biết, tại buổi làm việc với Thủ tướng diễn ra ngày 23/6, UBND TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ tạm ứng 3.303 tỷ đồng trong năm 2017 từ nguồn kế hoạch vốn ODA trung hạn giai đoạn 2016-2020 do ngân sách Trung ương cấp phát, để đẩy nhanh tiến độ dự án tuyến đường sắt số 1, hoàn thành năm 2020 theo kế hoạch.
Diệu Thủy
![]() Giá nhà, đất dọc tuyến metro “dậy sóng”Dự án cách xa tuyến metro hàng chục km nhưng vẫn quảng cáo nằm cạnh metro để bán giá cao. " alt=""/>Tuyến metro số 1: TP.HCM được ứng trước vốn ODA để xây dựng
|