Ảnh minh họa: Reuters
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Nga, Melita Vujnovic, cho biết, biến thể Delta Plus có khả năng lây lan cao hơn, cần được phòng chống bằng tiêm vắc xin và các biện pháp an toàn như đeo khẩu trang.
“Chỉ tiêm phòng là không đủ. Mọi người cần kết hợp với đeo khẩu trang. Chúng ta phải nỗ lực nhanh chóng nếu không sẽ lại phải áp dụng phong tỏa”, bà Vujnovic nói.
Tiêm phòng vắc xin là điều cần thiết vì làm giảm xác suất lây lan virus SARS-CoV-2 và giảm nguy cơ mắc bệnh nặng phải nhập viện.
Biến thể Delta plus dễ dàng xâm nhập các tế bào phổi và có khả năng chống lại liệu pháp kháng thể đơn dòng, là phương pháp truyền kháng thể vào tĩnh mạch để vô hiệu hóa virus.
Delta Plus có một đột biến bổ sung được gọi là K417N mà biến thể Delta thông thường không có. Đột biến này ảnh hưởng đến protein gai, một phần của virus SARS-CoV-2.
Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền Đại học London (Anh) cho biết, K417N không hoàn toàn mới. Đột biến này đã được tìm thấy ở Qatar vào tháng 3/2020 và trong biến thể Beta, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi vào mùa thu năm ngoái.
Ông Balloux nói thêm: “Đột biến có thể góp phần giúp virus thoát khỏi hệ miễn dịch, nhưng tác động của nó lên khả năng lây truyền chưa rõ ràng”.
Tất cả các loại virus đều biến đổi liên tục. Một số thay đổi làm cho virus lây nhiễm hoặc tái tạo tốt hơn, trong khi những thay đổi khác có ít tác dụng hoặc thậm chí có hại cho virus. Cho đến nay, đã có khoảng 160 chủng virus corona được giải mã trên toàn cầu.
Chính phủ Ấn Độ cho biết biến thể Delta cũng có những phiên bản đột biến khác nhưng Delta Plus (AY.1) được biết tới nhiều nhất. Vào đầu tháng 6, WHO đã đưa biến thể Delta vào danh sách các biến thể đáng lo ngại khi chủng này trở nên phổ biến và gây ra sự bùng phát dịch.
An Yên(Theo CNN, Hindustan Times)
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định chủng virus Delta, ghi nhận lần đầu ở Ấn Độ, là biến thể dễ lây truyền nhất.
" alt=""/>WHO cảnh báo phải đối phó khẩn cấp với biến thể Delta PlusHCDC cho biết 62 ca Covid-19 bao gồm: 61 trường hợp là các tiếp xúc với các bệnh nhân đã được cách ly hoặc nằm trong khu vực phong toả; 1 trường hợp là phơi nhiễm nghề nghiệp.
61 trường hợp là các tiếp xúc được điều tra truy vết, cụ thể: chuỗi điểm nhóm Hội thánh Truyền giáo Phục hưng (1); liên quan bệnh nhân 14898 (3); liên quan bệnh nhân 14915 (1); liên quan bệnh nhân 14174 (3); chuỗi liên quan bệnh nhân 9962 (1); chuỗi chợ đầu mối Hóc Môn-Chợ Sơn Kỳ (6); chuỗi Ehome 3 (8); chuỗi liên quan chung cư Phú Thọ quận 11 (2); liên quan bệnh nhân 9963 (1); chuỗi công ty Kim Minh Quận 5 (5); chuỗi Hnam Mobile (4); chuỗi lây nhiễm tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung (4); chuỗi liên quan nhân viên Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới (13); Chuỗi liên quan nhân viên Công ty nước uống đóng chai (1); chuỗi vựa ve chai Đề Thám quận 1 (6); chuỗi liên quan xưởng cơ khí đường Nguyễn Văn Khối, Gò Vấp (2).
Tính từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận 3.278 ca Covid-19, hiện đang đứng thứ 2 nước về số ca nhiễm.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM
Trong 24 giờ qua, TP.HCM ghi nhận thêm 200 ca Covid-19, trong đó có 12 trường hợp chưa rõ nguồn lây, 4 trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp.
" alt=""/>Sáng 28/6, TP.HCM thêm 62 ca CovidCùng với cáp IA, một tuyến cáp biển khác là Asia Pacific Gateway (APG) cũng đã được sửa chữa, khắc phục xong sự cố vào ngày 27/2. Như vậy, sau gần 3 tháng gián đoạn dịch vụ do gặp sự cố trên 2 hướng cáp kết nối đi Nhật và Hong Kong (Trung Quốc), tuyến cáp biển APG hiện đã khôi phục hoạt động bình thường.
Được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, tuyến cáp APG có chiều dài khoảng 10.400 km, với các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Với việc cả 2 tuyến cáp biển quốc tế IA và APG đã sửa chữa xong lỗi, khôi phục dung lượng trên tuyến, áp lực đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cho người dùng của các nhà mạng đã giảm đáng kể. Bởi lẽ, thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất tuyến cáp Asia America Gateway (AAG) chưa khắc phục xong sự cố, bị gián đoạn dịch vụ.
Là tuyến cáp quang biển kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, AAG được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 11/2009. Những năm qua, tuyến cáp AAG thường xuyên gặp sự cố, hoặc được bảo trì, khiến cho việc liên lạc và trao đổi thông tin đi nước ngoài của người dùng Việt Nam như dịch vụ web, email, video, mạng xã hội… đi quốc tế bị chậm.
Lần gần đây nhất, cáp AAG gặp sự cố vào tối 22/10/2021. Sự cố gây mất toàn bộ lưu lượng từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến. Khi đó, đơn vị quản lý tuyến cáp dự kiến lỗi cáp sẽ được khắc phục xong vào giữa tháng 12/2021.
Tuy nhiên, sau đó các ISP tại Việt Nam đã liên tục nhận được thông báo lùi thời gian sửa chữa. Đến 15h ngày 29/12/2021, lỗi trên nhánh cáp kết nối hướng Singapore của tuyến AAG đã được khắc phục xong. Trong khi đó, sự cố xảy ra trên nhánh cáp S1I hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) với 3 điểm lỗi hiện vẫn chưa được sửa. Theo lịch mới nhất, thời điểm hoàn thành việc khắc phục các lỗi trên nhánh S1I của tuyến cáp AAG là ngày 13/3/2022.
Vân Anh
Ngoài 2 tuyến cáp quang biển quốc tế AAG và APG vẫn đang gián đoạn dịch vụ do gặp sự cố trong năm ngoái, hiện còn có thêm tuyến cáp Liên Á (IA) cũng bị lỗi, phải bảo dưỡng để khắc phục.
" alt=""/>Sửa xong 2 trong 3 tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố