- Thăng hoa trong sự nghiệp nhưng Xa Thi Mạn gặp nhiều lận đận trong đường tình duyên.
- Thăng hoa trong sự nghiệp nhưng Xa Thi Mạn gặp nhiều lận đận trong đường tình duyên.
Thầy Park đi một vòng ôm chúc mừng từng học trò cưng. Với những cầu thủ bị đau sau trận đấu như Huỳnh Tấn Sinh hay Đức Chinh và cả Đình Trọng, thuyền trưởng U23 Việt Nam đã ân cần hỏi thăm tình hình sức khỏe.
Xem video:
Q.C (nguồn: VFF)
" alt=""/>HLV Park Hang Seo vào phòng thay đồ ôm từng cầu thủ U23 Việt NamDù tình huống này không được công nhận bàn thắng vì phạm luật, cũng như Văn Quân đã giải thích do “lỗi kỹ thuật”, cũng như “bị gió xoáy” thế nhưng tình huống này khiến dư luận khá bức xúc cũng như nghi ngờ đội trưởng CLB Cần Thơ có vấn đề.
![]() |
Văn Quân trong cuộc họp nội bộ sáng 1/4 tại CLB Cần Thơ |
Mặc dù Văn Quân vẫn tiếp tục khẳng định mình trong sạch, không tiêu cực trong cuộc họp sáng 1/4 thế nhưng phía CLB Cần Thơ cũng đã đưa ra quyết định đối với đội trưởng đội nhà.
Theo đó, Văn Quân bị tước băng đội trưởng, nhận án treo giò nội bộ 3 trận đấu. Chia sẻ với truyền thông, GĐĐH kiêm HLV trưởng Nguyễn Thanh Danh cho hay “án phạt này nhằm răn đe đối với những hành vi gây ảnh hưởng đến hình ảnh CLB”
M.A
" alt=""/>Cầu thủ tự đá phạt vào lưới nhà bị treo giò nội bộNăm ngoái huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau tổ chức được 23 lớp dạy nghề với hơn 700 lao động, đạt 116% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 1,6%; 53 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật với hơn 1.600 lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt, người lao động ở địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn, khi qua lớp trên mà người lao động vẫn chưa yên tâm trụ lại địa phương. Nguyên nhân có nhiều, nhưng khách quan mà nói do ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương. Thứ hai, do người lao động muốn có nguồn thu nhập cao hơn, do đó việc rời quê hương đi lao động, đơn giản chỉ là lao động phổ thông, hay lao động tay chân nhưng họ vẫn đi, điều này diễn ra rất nhiều ở các vùng quê.
Để người lao động trụ lại địa phương, ngoài việc dạy nghề, trao cơ hội việc làm, chính quyền xã, huyện cũng tích cực phối hợp với các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm. Ngoài ra, huyện Thới Bình cũng triển khai nhiều chương trình, dự án giúp lao động tăng thêm thu nhập, như tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động sang các thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) với chương trình ký kết sẽ đưa lao động của huyện tham gia các thị trường trên đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động.
Khi xuất khẩu lao động ở nước ngoài với các ngành nghề như: Ô tô, cơ khí, thực phẩm, điện tử cùng một số nghề khác, mức lương thực tập sinh mà người lao động làm việc tại Nhật Bản được hưởng từ 25-35 triệu đồng/tháng; Đối với kỹ sư mức lương được hưởng từ 40-55 triệu đồng/tháng và người lao động có quyền lựa chọn hợp đồng lao động 1 năm, 3 năm hay nhiều hơn.
Bà Nguyễn Thanh Thu Thảo, tư vấn xuất khẩu lao động Công ty Nhật Huy Khang, cho biết, trước khi đưa người sang Nhật làm việc, công ty có cho người qua khảo sát nơi ăn, ở, các phúc lợi khác đảm bảo cho người lao động làm việc trong môi trường tốt nhất.
Năm 2018, huyện Thới Bình có 27 lao động được Công ty Nhật Huy Khang giới thiệu đi làm việc tại Nhật Bản. 7 lao động đã xuất cảnh, còn 20 lao động đã hoàn thành các bước học ngoại ngữ cũng như các hồ sơ thủ tục khác và đang chờ xuất cảnh.
Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Bé cho biết, tạo việc làm cho lao động nông thôn, giảm nghèo bền vững là mục tiêu đảng bộ huyện luôn phấn đấu. Do vậy, các cấp, các ngành cần tích cực tuyên truyền, vận động người lao động hiểu vấn đề học nghề, tham gia các buổi hội thảo, tư vấn nghề để lựa chọn nghề cho phù hợp với bản thân, có được việc làm ổn định ngay tại địa phương mình.
Quý I/2019, huyện giải quyết việc làm cho 2.100 lao động, đạt 41,05%, trong đó lao động trong tỉnh 365 lao động, ngoài tỉnh 1.700 lao động. Thời gian tới, huyện sẽ mở 47 lớp truyền nghề, chuyển giao kỹ thuật cho lao động nông thôn. Theo kế hoạch, năm nay huyện sẽ mở 18 lớp dạy nghề theo Đề án 1956 với số lượng học viên dự kiến hơn 600 lao động với các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đồng thời, đào tạo ngoài Đề án 1956 cho hơn 1.400 lao động.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành hiện nay và thời gian tới. Từ đó, giúp công tác giảm nghèo của huyện bền vững, phấn đấu mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 1-2%.
Ngọc Anh
" alt=""/>Cà Mau: Hiệu ứng tích cực từ chương trình đạo tạo nghề cho lao động nông nghiệp