Rizki Juniansyah giành HCV và lập kỷ lục Olympic ở nội dung 73kg môn cử tạ (Ảnh: Olympic).
Điều đáng nói, ở hạng 73kg môn cử tạ, có nhiều đối thủ rất mạnh như Wichuma (Thái Lan), Luis Mosquera (Colombia) hay Julio Pernia (Venezuela). Thế nhưng, Rizki Juniansyah đã xuất sắc giành HCV.
Ở phần thi cử giật, Rizki Juniansyah đạt thành tích 155kg ở lượt thứ hai (bằng với Mosquera). Sau đó, tới lượt thứ ba, anh đăng ký mức tạ 162kg nhưng không thành công. Sau nội dung này, các VĐV khác đạt thành tích như sau: Dimitrov (154kg), Jelio Pernia (152kg), Wichuma Weeraphon (150kg).
Sang tới phần thi cử đẩy, Rizki Juniansyah chọn mức tạ 199kg và thành công. Anh đã phá kỷ lục Olympic ở nội dung cử đẩy hạng cân 73kg. Tổng cử của VĐV người Indonesia đạt 354kg. Wichuma Weeraphon của Thái Lan thành công ở mức tạ 198kg và xếp thứ hai chung cuộc với tổng cử 346kg. Giành huy chương đồng là Dimitrov với tổng cử 344kg.
Rizki Juniansyah mang về tấm HCV thứ hai cho Indonesia (Ảnh: AFP).
Như vậy, chỉ sau một ngày thi đấu thành công, Indonesia đã vượt qua Thái Lan trên bảng tổng sắp huy chương. Họ xếp thứ 28 chung cuộc với 2 HCV, 1 HCĐ. Tính riêng Đông Nam Á, Indonesia xếp thứ hai sau Philippines. Đoàn thể thao Philippines xếp thứ 26 với 2 HCV, 2 HCĐ. Thái Lan đứng thứ ba Đông Nam Á và thứ 32 ở Olympic với 1 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ.
Ngoài ba đoàn thể thao này, Đông Nam Á còn một đoàn giành huy chương ở Olympic là Malaysia với 2 HCĐ và xếp thứ 76 ở Olympic.
Trong khi đó, sau phần thi của Nguyễn Thị Hương ở môn Canoeing, đoàn thể thao Việt Nam đã rời Olympic 2024 mà không giành được huy chương nào.
Indonesia đã vươn lên xếp thứ 28 trên bảng tổng sắp huy chương (Ảnh: GG).
Arisa Trew trở thành VĐV giành huy chương vàng trẻ tuổi nhất tại Olympic Paris 2024. (Ảnh: Reuters)
"Tôi biết rằng đây là cơ hội để được trình diễn màn thi đấu hay nhất vì tôi phải làm mọi thứ rất tốt mới có thể xứng đáng bước lên bục vinh quang. Tôi đã thực hiện một động tác mà tôi chưa từng thực hiện trong khi tập luyện và tôi tự hào về bản thân vì đã làm điều đó một cách hoàn hảo", Arisa Trew chia sẻ.
Huy chương bạc (HCB) thuộc về Cocona Hiraki của Nhật Bản và Sky Brown của Anh giành huy chương đồng (HCĐ). Tại kỳ Olympic trước đó diễn ra ở Tokyo, Hiraki cũng giành huy chương bạc và Brown giành huy chương đồng ở bộ môn trượt ván công viên dành cho nữ.
Trew cho biết: "Đây là kỳ Olympic đầu tiên của tôi và được đứng trên bục vinh quang cùng những cô gái này, được thi đấu với họ thực sự là một niềm vinh hạnh và tôi cảm thấy rất vui".
VĐV 14 tuổi Arisa Trew (giữa) giành HCV trong lần đầu tham dự Olympic. (Ảnh: Getty)
Môn trượt ván lần đầu tiên được đưa vào thi đấu tại Thế vận hội Tokyo ba năm trước, lúc đó Arisa Trew mới chỉ 11 tuổi. VĐV người Australia khi đó không tham gia thi đấu nhưng đã có sự tiến bộ vượt bậc trong hai mùa giải vừa qua để giành thành tích cao nhất tại Thế vận hội năm nay.
Tấm HCV nội dung trượt ván công viên dành cho nữ trước đó thuộc về Sakura Yosozumi của Nhật Bản tại Olympic Tokyo 2021. Tuy nhiên tại Olympic Paris 2024, Yosozumi đã có màn thể hiện không mấy ấn tượng khiến cô sớm bị loại khỏi vòng chung kết.
" alt=""/>Vận động viên trẻ nhất giành huy chương vàng tại Olympic Paris 2024Nguyễn Thị Thật (trái) gây ấn tượng khi giành chiến thắng ở chặng 1 tại Thái Lan (Ảnh: ThaiCycling).
Ở giải đấu diễn ra trên đất Thái Lan, Việt Nam có hai đội tham dự gồm tuyển Việt Nam gồm Nguyễn Thị Thật, Nguyễn Thị Thi, Nguyễn Thị Thu Mai, Trần Thị Thùy Trang và Lâm Thị Kim Ngân và đội tuyển xe đạp nữ Biwase Bình Dương gồm Bùi Thị Quỳnh, Lê Thị Huyền, Quách Thị Phương Thanh, Trần Thị Thúy Vân, Trần Huỳnh Ánh Vân. Lộ trình chặng một từ tỉnh Phitsanulok đến Sukhothai, dài 112,7km.
Với sự hỗ trợ tốt của các đồng đội, cua-rơ Nguyễn Thị Thật luôn có mặt ở nhóm đầu. Trong khoảng 20km cuối chứng kiến đội đua của các nước thực hiện màn nước rút nhằm bứt tốp để về đích.
Khi còn cách đích khoảng 2km, chủ nhà Thái Lan đẩy tốc độ cao để đưa tay đua chủ lực Jutatip về nước rút. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Thật đã chứng tỏ sức bền tuyệt vời khi vượt qua mọi đối thủ để cán đích trước Jutatip khoảng 10m để giành chiến thắng chặng. Về đích thứ ba là tay đua Claudia Marcks người Australia.
Nguyễn Thị Thật vượt qua tay đua chủ nhà Thái Lan để về nhất ở chặng 1.
Sau chặng một, Nguyễn Thị Thật mặc cả Áo Vàng (được trao cho người dẫn đầu trong bảng tổng sắp chung cuộc) lẫn Áo Xanh (dành cho tay đua có thành tích về nước rút tốt nhất trong mỗi chặng). Ngày mai 9/4, cô cùng các đồng đội sẽ đua chặng 2 quanh công viên Sukhothai Historica dài 95,5km.
Nguyễn Thị Thật, sinh năm 1993, trong gia đình có ba chị em gái tại thành phố Long Xuyên, An Giang. Ban đầu, cô gái 31 tuổi theo nghiệp điền kinh nhưng sau chuyển sang tập xe đạp cùng em gái Nguyễn Thị Thà.
Nguyễn Thị Thật bắt đầu thi đấu đỉnh cao nội dung đường trường với Cúp Truyền hình An Giang từ năm 2010. Sau đó, cô giành huy chương đồng SEA Games 2013 - giải đấu quốc tế lớn đầu tiên.
Một năm sau, cô đoạt huy chương bạc Asiad tại Hàn Quốc, rồi giành 5 huy chương vàng SEA Games liên tiếp 2015, 2017, 2019, 2021 và 2023. Đỉnh cao của Nguyễn Thị Thật là huy chương vàng châu Á các năm 2018, 2022 và 2023.
" alt=""/>Tay đua Nguyễn Thị Thật chiến thắng ngoạn mục ở đường đua Thái Lan