Hiểu được điều đó và sau khi bản thân trải qua, Clarence Tan, một chàng trai mang trong mình 2 dòng máu Hồng Kông và Singapore đã chia sẻ câu chuyện của chính mình. Bài đăng của anh thu hút hơn 72 nghìn lượt thích và gần 8 nghìn lượt bình luận trên MXH.
![]() |
Clarence Tan đã kết hôn với bạn gái mình là Edna ở Ghana, Tây Phi, hiện tại cả 2 đang sinh sống tại Mỹ. Để được đến ngày thành hôn với bạn gái, anh đã phải liên tục đấu tranh giành lấy hạnh phúc cho chính mình.
"Hẹn hò với một cô gái da đen (châu Phi) không phải lúc nào cũng nhận được sự tán thành và chúc phúc trong văn hóa Trung Quốc hay châu Á. Điều đó càng thể hiện rõ khi tôi bắt đầu hẹn hò với Edna, tôi bị bố mẹ phản đối dữ dội, đặc biệt là bố mình", anh chia sẻ.
![]() |
Anh cũng nói thêm rằng: "Cha tôi là một người rất tuyệt vời và tôi rất kính trọng ông. Ông có đạo đức nghề nghiệp đáng kinh ngạc, hy sinh rất nhiều cho con cái và luôn đặt gia đình lên hàng đầu. Tôi cho rằng bản thân được như ngày hôm nay chính là nhờ tấm gương từ cha mình. Vì vậy, tôi cảm thấy rất khó xử khi ông nói rằng mình không chấp nhận Edna".
Lý do của cha anh không chấp nhận Edna là:
- Văn hóa quá khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân và gặp nhiều bất đồng trong cuộc sống.
- Nếu anh quay trở về châu Á, anh sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong kinh doanh...
![]() |
Sau khi nói ra lý do, cha Clarence nói với anh rằng vào cuối ngày, nếu vẫn kiên quyết chọn Edna thì có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn. Tuy nhiên, anh sẽ không nhận được sự chúc phúc, thậm chí sẽ không tham dự đám cưới của con trai mình.
![]() |
Từ đó trở đi, Clarence bắt đầu nghĩ ra một kế hoạch. Anh nói: "Tôi đưa cô ấy về nhà gặp bố mẹ mình, điều này cực kỳ khó khăn đối với Edna và bố mẹ (chủ yếu là bố). Mặc dù không tán thành nhưng bố tôi vẫn cố tỏ ra lịch sự khi chào và thừa nhận sự hiện diện của Edna. Thế nhưng, cô ấy cảm nhận được mình không được chào đón trong căn nhà của gia đình tôi".
![]() |
Chính vì những điều đó mà Clarence và Edna cãi nhau rất nhiều, thậm chí có nhiều lần anh phải nói dối rằng bố mẹ mời cô đến nhà chơi. Dần dần, bố mẹ anh nhận ra cô rất thông minh, tốt bụng, cực kỳ biết quan tâm tới người khác và lúc nào cũng ân cần, lịch sự.
"Bố mẹ tôi thấy được Edna đã dành phần lớn thời gian rảnh để hỗ trợ tôi xây dựng công ty, thậm chí là cả tài chính. Tôi đã cố tình giữ bí mật vì điều này có thể khiến bố mẹ cảm thấy xấu hổ nhưng cuối cùng họ nhận ra", anh nói thêm.
![]() |
Sau bữa tối, một cuộc trò chuyện nhỏ diễn ra và bố mẹ anh cảm nhận được sự chân thành từ Edna, sau đó họ "bật đèn xanh" cho con trai mình.
"Sau 3 năm hẹn hò, cuối cùng chúng tôi đã có thể kết hôn với sự hỗ trợ đầy đủ từ 2 phía gia đình, đặc biệt là bố tôi. Tôi cảm thấy chưa bao giờ hạnh phúc như là ngày cưới này. Trong buổi lễ, bố tôi đã cười rất nhiều, thậm chí còn nhảy nhót chung vui cùng với mọi người", anh vui mừng chia sẻ.
Clarence nói rằng sau bao nhiêu nỗ lực, cuối cùng mọi người đã có thể công nhận Edna và chúc phúc cho cả 2.
Thương bé gái 3 tuổi bị mẹ bỏ, chân tay lấm lem, mặt mệt mỏi, vợ chồng ông Chương (TP.HCM) mang về nhà nuôi gần 1 năm qua.
" alt=""/>Chàng trai chia sẻ cách mà người bố châu Á chấp nhận con dâu châu PhiKhi anh về, tôi dọn ba lô thì phát hiện một hộp bao cao su loại ba cái nhưng chỉ còn một cái chưa sử dụng.
" alt=""/>Cô gái tâm sự khóc cạn nước mắt khi biết sự thật người yêu che giấu“Là một trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc, nhu cầu học tiếng Trung Quốc tiếp tục tăng lên trong những năm gần đây. Phần lớn những người học tiếng Trung ở nước ngoài đến từ Đông Nam Á”, GS Wu Yinghui, Đại học Văn hóa và Ngôn ngữ Bắc Kinh thông tin.
Một sinh viên Ghana học tiếng Trung tại Đại học Công nghệ Taiyuan, Taiyuan, tỉnh Sơn Tây
GS Wu cho biết, hiện có hơn 30 triệu người Trung Quốc sống ở Đông Nam Á, chiếm khoảng 6% dân số của khu vực. Điều này đã đặt nền tảng vững chắc cho việc dạy và học tiếng Trung trong khu vực. Bên cạnh đó, nhu cầu học tiếng Trung của người dân địa phương cũng dần tăng lên.
Ở Mỹ, mặc dù tổng số người học tiếng Trung vẫn ít hơn so với các ngôn ngữ khác, nhưng tiếng Trung cũng đang dần phổ biến hơn.
Một cuộc khảo sát năm 2017 do Hội đồng Giáo dục Quốc tế Mỹ (ACIE) thực hiện cho thấy, hơn 10,6 triệu học sinh Mỹ, từ mẫu giáo đến lớp 12, đang học một ngoại ngữ, chiếm khoảng 20% số trẻ em đi học ở Mỹ.
Trong số đó, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ được giảng dạy rộng rãi nhất ở tất cả 50 bang của Mỹ và Washington D.C với 7,36 triệu người học. Trong khi đó, 1,29 triệu người theo học tiếng Pháp và gần 331.000 người theo học tiếng Đức.
Với 227.086 người đăng ký các khóa học, tiếng Trung là ngoại ngữ được dạy phổ biến thứ 4 trong hệ thống giáo dục Mỹ.
Thời Vũ(Theo CGTN)
Hàng năm, Mỹ sẽ cử 20 tình nguyện viên đến giảng dạy Tiếng Anh cho các trường trung học Việt Nam theo Hiệp định thực thi về giảng dạy Tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình.
" alt=""/>Hơn 70 nước đưa tiếng Trung vào hệ thống giáo dục quốc gia