Bị cáo Lữ Thị Khươn tại phiên tòa (Ảnh: Vĩnh Khang).
Khươn hứa với em gái, nếu tìm phụ nữ trẻ, sẽ trả công 40 triệu đồng, phụ nữ đã lớn tuổi trả tiền công 30 triệu đồng.
Lữ Thị Mai bàn bạc với Ven Văn Thảo (SN 1992, trú xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn) về mối làm ăn này, hứa trả công cho Thảo 5 triệu đồng với mỗi người tìm được.
Khoảng cuối tháng 10/2015, chị M.T.D. (SN 1978, trú xã Hữu Lập) tâm sự với Thảo muốn đi Trung Quốc tìm việc làm. Thảo nghĩ đến mối làm ăn với Mai nên sốt sắng nhận lời giúp đỡ chị D..
Người đàn ông này sau đó bàn giao chị D. cho Mai và được Khươn đưa sang Trung Quốc sau đó không lâu. Nạn nhân bị người phụ nữ tên Tiên bán cho một người đàn ông bản địa. Đầu năm 2019, chị D. bỏ trốn được về Việt Nam.
Từ tố cáo của nạn nhân, Ven Văn Thảo và Lữ Thị Mai bị bắt giữ và lĩnh 3 năm tù trong một phiên tòa diễn ra năm 2019.
Công an ra quyết định truy nã Lữ Thị Khươn và bắt giữ thành công người phụ nữ này vào ngày 22/8.
Tại phiên tòa, Lữ Thị Khươn khai được Tiên cho 6 triệu đồng khi bán nạn nhân D..
Sau khi bị bắt, Khươn đã đền bù cho nạn nhân 13 triệu đồng. Nạn nhân không đến dự phiên tòa nhưng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Khươn.
Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm nhận định, trong vụ án này, Lữ Thị Khươn là người khởi xướng, phải chịu mức hình phạt cao hơn hai đồng phạm Ven Văn Thảo và Lữ Thị Mai. Do vậy, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Khươn 5 năm tù.
" alt=""/>Về chịu tang mẹ, "tranh thủ" rủ em gái buôn ngườiXin nói thêm, mỗi lần tôi về cũng chẳng có quà cáp gì nhiều, chỉ có Tết nhất có thêm khoản mừng tuổi cho ông bà, nhưng tôi vẫn thấy được sự vui mừng ánh lên trong đôi mắt của họ. Còn về chuyện ăn nhậu, tôi chỉ uống trong chừng mực, đủ vui vẻ và khi tôi đã nói "không" thì đừng hòng có ai ép được.
Đối với tôi, niềm vui của họ hàng ở thôn quê là món quà vô giá mà tôi sẵn sàng đánh đổi những thứ bất tiện kia để có được. Đó là tâm sự của một người có rất ít ràng buộc với quê hương mà còn như vậy thì các bạn phải hiểu với những con người gắn bó với quê hương từ nhỏ thì chúng còn lớn đến cỡ nào?
Thứ nhất, Tết này người ta ít về quê, theo tôi chỉ đơn giản là vì họ đang kiệt quệ sau hai năm Covid, chứ đợi khi kinh tế phục hồi, tôi tin máy bay, xe khách sẽ lại đông nườm nượp khách. Nói vậy để thấy tàu xe vắng khách không phải vì người dân không còn muốn về Tết mà là vì lý do khách quan bởi dịch bệnh.
>> Tết mùa Covid - sao cứ phải về quê?
Thứ hai, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có một kỳ nghỉ dài như Tết Nguyên đán ở ta. Nước ngoài không ăn Tết Âm lịch thì họ có Noel hoặc một ngày lễ Tết cổ truyền của quốc gia họ (ví dụ như Thái Lan có lễ hội té nước Songkran). Còn quan điểm nghỉ Tết dài ngày khiến tâm lý chây ì mà một số người đưa ra, tôi cho rằng, đó là do ý thức của mỗi người. Việc cắt bớt kỳ nghỉ lễ sẽ chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không giúp nền kinh tế đi lên.
Thứ ba, có người nói "còn nhiều dịp để đoàn viên, đâu nhất thiết phải về Tết"? Thực tế, kỳ nghỉ lễ dài nhất không phải Tết chỉ có 30/4 - 1/5 nhưng chính thức cũng chỉ có hai ngày. Còn muốn về quê dài ngày mà không phải ngày lễ, bạn phải có lý do bất khả kháng như đám tang, đám cưới... thì may ra mới được công ty cho về dài ngày. Thế nên, Tết Nguyên đán vẫn là cơ hội tốt nhất để người lao động xa xứ được trở về. Ý nghĩa đoàn tụ của Tết nằm ở chỗ đó.
Thứ tư,những câu hỏi vô duyên như chuyện cưới xin, sinh đẻ mà nhiều người lấy ra để cho rằng Tết là áp lực, thực ra bạn vẫn có thể nghe ở bất cứ dịp nào về quê, chứ không phải chỉ riêng ngày Tết. Một lần nữa, đó là ý thức của con người chứ không phải lỗi của Tết.
Nói tóm lại, ngày Tết vui hay mệt mỏi, bình yên hay áp lực đều là do ý thức hệ của mỗi người quyết định. Nếu bạn nhận thức đúng được đúng ý nghĩa của ngày Tết thì những phong tục chẳng có gì đáng phải chê trách. Tôi tôn trọng quan điểm của những bạn cho rằng Tết không nhất thiết phải trở về quê, cũng như tôi sẽ không bắt tất cả các bạn phải suy nghĩ giống mình. Nhưng tôi cũng mong các bạn sẽ làm được như thế. Có như vậy mới là Tết văn minh.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Giá trị 'về quê ăn Tết'