Theo ghi nhận, đến thời điểm 22h30 tối ngày 24/2, có đến 400-500 phụ huynh vây quanh cơ sở Mỹ Đình của trường chờ mua hồ sơ cho con.
Đây không phải điều gì lạ lẫm bởi ngay từ năm 2022, khi trường này phát hành suất trải nghiệm vào lớp 1 đến khoảng 12h đêm, có khoảng vài chục phụ huynh xếp hàng, nhưng năm nay, phụ huynh đến từ 5-6h chiều và 22h đêm đã có mấy trăm phụ huynh.
Vì sao tuyển sinh lớp 1 trường Marie Curie 'hot'?
Được biết, việc tuyển sinh vào lớp 1 của trường Marie Curie Hà Nội áp dụng theo phương thức tổ chức cho học sinh đăng ký dự tuyển “trải nghiệm 1 ngày tại trường Marie Curie”. Theo đó, học sinh đến trường sẽ được phát đồng phục, được ăn ngủ, vui chơi, sinh hoạt tại trường từ sáng đến chiều. Căn cứ hoạt động của các con trong ngày trải nghiệm, nhà trường sẽ chọn học sinh vào lớp 1.
Chính vì thế có được suất học trải nghiệm chính là cơ hội để học sinh có được “tấm vé” vào lớp 1 của trường.
Tham gia xếp hàng từ 5h chiều ngày 24/2 đến nửa đêm, chị Nguyễn Bích Phương (Cầu Giấy, Hà Nội), chia sẻ lý do chọn lớp 1 trường Marie Curie cho con: “Hai năm trước vợ chồng tôi đã bắt tay vào việc tìm môi trường học cho con, và sau khi tìm hiểu hoạt động cũng như chương trình giáo dục của nhà trường, gia đình tôi đã chuyển nhà về gần trường để có thêm thời gian quan sát.
Ngày nào đưa con ở trường mầm non về nhà, hai mẹ con cũng đi qua trường và càng chắc chắn hơn rằng đây là một ngôi trường thân thiện, học sinh văn minh.
Không chỉ tôi mà các con của bạn bè tôi học ở đây đều rất yêu trường, lớp. Vì thế, tôi cũng mong muốn con được đi học ở đây để thực sự mỗi ngày con đến trường là một ngày vui”.
Anh Nguyễn Thành Trung (quận Cầu Giấy) cho biết, anh đến xếp hàng từ 10h sáng và đến chiều khi bận việc công ty vợ anh đến thay ca để “giữ chỗ”. May mắn thay, đến nửa đêm vợ chồng anh Trung cũng có được suất học trải nghiệm cho con.
Chia sẻ về việc dành cả ngày xếp hàng mua suất học trải nghiệm, anh Trung cho hay: “Vợ chồng tôi đã nghiên cứu rất kỹ chương trình cho lớp 1 vì cũng có con gái đã học lớp 3. Bản thân con tôi sau khi được giới thiệu cũng thích ngôi trường này nên dù chưa là học sinh chính thức nhưng tôi cũng thường xuyên cho con cùng chị đến trường tham gia sự kiện hoạt động gói bánh chưng, Noel… Ngoài ra, tôi cũng rất ấn tượng với thầy hiệu trưởng có tâm, trách nhiệm với học sinh”.
Đến 20h ngày 24/2, số phụ huynh có mặt đã hơn 200 người với mong muốn có trong tay suất học trải nghiệm cho con. Dù chưa đến giờ nhưng nhà trường đã linh động mở cổng để những người này vào bên trong tránh rét và phổ biến nội quy trước khi mở bán hồ sơ.
Trường Marie Curie cho biết, vì phụ huynh đến rất sớm nên văn phòng mở cửa làm việc sớm hơn mọi ngày để tránh tập trung đông người.
Nói về điều này, chị Trần Thúy Liễu (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Văn hóa giáo dục của một ngôi trường thể hiện từ chính sự chuẩn bị, tiếp đón và thái độ của thầy cô với phụ huynh. Năm ngoái tôi đã rất ấn tượng với cách chuẩn bị đón tiếp phụ huynh của nhà trường và năm nay trực tiếp xếp hàng mua hồ sơ cho con tôi càng cảm nhận đầy đủ điều ấy. Tôi tin nếu may mắn thành học sinh chính thức của trường, con tôi sẽ có những trải nghiệm thú vị cùng các bạn ở đây”.
Cũng theo phụ huynh này, dù là trường tư thục nhưng Marie Curie có chương trình giáo dục rất bài bản, hướng tới phát triển năng lực của từng học sinh nên không chỉ chị Liễu mà nhiều gia đình khác chấp nhận xếp hàng vất vả và học phí cao để con được vào môi trường học tốt.
Trước đó, chia sẻ với VietNamNet, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie cho biết: “Năm nay, tôi chưa thể hình dung, lường trước được phụ huynh xếp hàng đông và sớm như vậy. Bộ phận tuyển sinh của nhà trường sẽ làm việc xuyên đêm để giải quyết một cách phù hợp các nhu cầu của phụ huynh”.
Tuy nhiên, cũng có phụ huynh chưa hài lòng với cách phát số của trường: "Tôi yêu trường Marie Curie, cũng không có con vào lớp 1, nhưng thấy cách làm này chưa khoa học và có phần không công bằng. Thông báo ngày phát hồ sơ, nhưng thực tế lại phát số sớm vài tiếng. Như vậy sẽ tạo tiền lệ cho những năm sau, mọi người bỏ công bỏ việc, bỏ ăn để đến xếp hàng sớm hơn, vô tình lại làm khổ phụ huynh hơn".
So với dự kiến ban đầu, trường phát hành tăng thêm 60 hồ sơ, thành 420. Tuy nhiên, số học sinh được nhận ở mỗi cơ sở vẫn là 180 em cho 6 lớp.
Được biết với đầu vào lớp 1, trường không kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng tiếng Việt, tiếng Anh và Toán, do đó phụ huynh không cần thiết đưa con vào các "lò luyện thi tiền lớp 1". Thay vào đó, các gia đình nên tập trung luyện ăn, luyện ngủ cho con để giành điểm cao ở hai yếu tố này.
" alt=""/>Vì sao tuyển sinh vào lớp 1 trường Marie Curie hot đến thế?LỊCH THI ĐẤU U23 CHÂU Á 2024 HÔM NAY 18/4
18/04
20:00
U23 Indonesia 1-0 U23 Australia
18/04
22:30
U23 Jordan 1-2 U23 Qatar
Bảng A
Video U23 Việt Nam 3-1 U23 Kuwait
Đã có rất nhiều thứ thay đổi trong thành phần hai đội sau 5 năm. Việt Nam vừa bắt đầu bước vào quá trình trẻ hóa với HLV Philippe Troussier, trong khi Nhật Bản sở hữu đội hình ổn định và quen thuộc nhau.
Khi đến Qatar, Nhật Bản không che giấu tham vọng phá kỷ lục của chính mình với chức vô địch châu Á lần thứ 5.
Ba điểm nhấn nổi bật của Nhật Bản tại Asian Cup 2023
1. Chiến thuật
Từ lâu, Nhật Bản quen thuộc với phong cách kỹ thuật, chuyền ngắn và không ngại tấn công. Philippe Troussier có ảnh hưởng đáng kể vào lối chơi này trong nhiệm kỳ 1998-2002.
Giờ đây, phong cách của Nhật Bản tiến lên một tầm cao mới và tiếp cận đẳng cấp châu Âu.
HLV Hajime Moriyasu tạo sự linh hoạt cho đội khi vận hành 4-2-3-1 hoặc 4-3-3 dựa theo đối thủ và chính nguồn lực nhân sự mà ông có trong tay.
Sự linh hoạt này giúp "Samurai Xanh" chuyển trạng thái rất nhanh giữa việc phòng ngự và cầm bóng tấn công. Nhờ vậy, họ thắng Đức và Tây Ban Nha ở World Cup 2022.
Nhật Bảnmột lần nữa thắng Đức 4-1 trong trận giao hữu với phong cách này, khiến Hansi Flick bị sa thải. Đội quân của ông Moriyasu thắng 10 trận liên tiếp (9 trong số đó ghi từ 4 bàn trở lên) khi chuẩn bị đấu Việt Nam.
2. Vai trò của Kubo
Đối với HLV Moriyasu, trong chuỗi 10 chiến thắng liên tiếp vừa qua, vai trò của cầu thủ nào cũng có thể thay thế, bao gồm cả đội trưởng Wataru Endo.
Mặc dù vậy, trong giải đấu chính thức và khi mà Kaoru Mitoma chỉ đá từ giai đoạn knock-out, Takefusa Kubo là quân bài quan trọng cho các pha tấn công.
Kubo không phải mẫu cầu thủ ghi bàn mà thiên về sự lắt léo, kỹ thuật cùng các pha độ phá và kết nối tập thể (anh có cú đúp kiến tạo trong trận thắng Đức 4-1). Cầu thủ 22 tuổi đang có mùa giải nổi bật cùng Sociedad, khi vào giai đoạn knock-out Champions League với chiếc vé đầu bảng.
Khi đá 4-3-3, Kubo đóng vai "số 10", hoặc tiền đạo phải nếu chiến thuật là 4-3-3. Tùy sơ đồ cũng như đối thủ mà Junya Ito hay Ritsu Doan sẽ kết nối với "Messi Nhật Bản" để tạo đột biến.
Nhìn vào danh sách tuyển Việt Nam, Võ Minh Trọng và Phan Tuấn Tài có thể là giải pháp được HLV Troussierthực hiện để hạn chế không gian hoạt động của Kubo.
3. Hệ thống phòng ngự
Trong 10 chiến thắng liên tiếp vừa qua, có 50% số trận Nhật Bản giữ sạch lưới và kết quả này đến từ hiệu suất của hệ thống phòng ngự.
Điểm nổi bật là HLV Moriyasu sử dụng 10 hàng thủ khác nhau. Luôn có ít nhất 1 vị trí được thay đổi mà không ảnh hưởng đến sự kết nối.
Takehiro Tomiyasu là gương mặt ít xoay vòng nhất. Hậu vệ đang khoác áo Arsenal sẽ chỉ huy hàng thủ trong hành trình Asian Cup 2023.
Tomiyasu đá ăn ý với bất kỳ trung vệ hay hậu vệ cánh nào. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên liên kết với các tiền vệ phòng ngự Endo hoặc Morita để hình thành bức tường phòng ngự từ xa.
Phạm Tuấn Hải và hàng công tuyển Việt Nam phải làm nhiều việc để có thể đánh sập bức tường Nhật Bản.