Công văn do Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng ký sáng nay, 30/7, được gửi tới Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Tổ chức tài chính và Ngân hàng thương mại. Nội dung công văn nêu rõ, ngày 29/7/2016, hệ thống thông tin thuộc sự quản lý của VietnamAirlines và một số đơn vị liên quan khác đã bị tấn công, xảy ra sự cố.
Chiều qua, vào lúc 14h50, Trung tâm VNCERT của Bộ TT&TT đã phát đi cảnh báo số 1 về Yêu cầu kiểm tra và xử lý sự cố mã độc khẩn cấp. Tuy nhiên, để tránh xảy ra các vụ việc tương tự, cũng như tăng cường khả năng phòng ngừa, bảo vệ những hệ thống thông tin quan trọng, Bộ TT&TT đề nghị Thủ trưởng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ đạo đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, kiểm tra, nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý. Trước mắt, cần tập trung rà soát, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin đối với tên miền, trang/cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến phục vụ xã hội.
Đồng thời, Bộ TT&TT cũng đề nghị các đơn vị chuyên trách về CNTT và an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các biện pháp kỹ thuật cụ thể để bảo đảm an toàn thông tin theo hướng dẫn của Bộ TT&TT (mà cụ thể là các văn bản 2132 ngày 18/7/2011 của VNCERT hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho các cổng/trang thông tin điện tử, văn bản 430 ngày 9/2/2015 hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thư điện tử của cơ quan, tổ chức nhà nước và các văn bản liên quan khác). Các cơ quan, tổ chức cũng cần cử cán bộ kỹ thuật túc trực để kịp thời thông báo, xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.
Cục An toàn thông tin và Trung tâm VNCERT sẽ là hai đầu mối của Bộ TT&TT chủ động theo dõi, giám sát, tiếp tục cảnh báo kịp thời những nguy cơ về mất an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin trong nước; ban hành văn bản hướng dẫn về quy trình phòng ngừa, ứng cứu, phối hợp xử lý sự cố.
Trong trường hợp xảy ra sự cố, các cơ quan cần thông báo cho cơ quan chức năng liên quan để phối hợp xử lý. Đầu mối điều phối ứng cứu sự cố là Trung tâm VNCERT ( các số điện thoại 0436404423, 0934424009 và địa chỉ thư điện tử [email protected]), công văn của Bộ TT&TT nêu rõ.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, trong khoảng thời gian từ 16h-17h chiều qua, trang web chính thức của VietnamAirlines đã bị tin tặc tấn công thay đổi giao diện (deface), hiển thị những nội dung mang tính chất xúc phạm Việt Nam, Phillipines và một số quốc gia khác. Thủ phạm tự nhận là nhóm hacker khét tiếng 1937CN của Trung Quốc.
Không chỉ thay đổi giao diện website vietnamairlines.com, hacker còn công khai danh sách hơn 410.000 Hội viên chương trình Bông sen vàng của hãng, với đầy đủ tên thật, ngày sinh, địa chỉ, tổng điểm tích lũy....Tối cùng ngày, VietnamAirlines đã phát thông cáo báo chí xác nhận vụ việc, đồng thời khuyến cáo các Hội viên Bông sen vàng tiến hành đổi mật khẩu đăng nhập chương trình ngay khi có thông báo hệ thống hoạt động bình thường trở lại.
Hiện VietnamAirlines vẫn đang phối hợp tích cực với Cục An toàn thông tin, VNCERT của Bộ TT&TT, Bộ Công An, VNPT, FPT, Viettel và một số đơn vị khác để khẩn trương khắc phục sự cố.
VietnamNetsẽ tiếp tục thông tin về vụ việc tới độc giả.
T.C
" alt=""/>Bộ TT&TT yêu cầu tăng cường kiểm tra, bảo đảm ATTTQuỹ Khoa học Quốc gia Mỹ sẽ chi 35 triệu USD trong 5 năm tới cho nghiên cứu máy bay không người lái và Bộ Nội vụ dự định mở rộng phạm vi sử dụng drone, theo email từ Nhà Trắng. Động thái được đưa ra sau khi Ủy ban Hàng không Liên bang (FAA) hoàn thiện bộ quy tắc drone đầu tiên cho phép các chuyến bay thương mại và thiết lập yêu cầu để cấp phép phi công không người lái.
Chương trình thử nghiệm Project Wing sẽ là chương trình thử nghiệm drone lớn nhất từ trước đến nay tại Mỹ. Amazon cũng vừa thông báo sẽ thử nghiệm hệ thống giao hàng bằng drone tại Anh hôm 26/7.
" alt=""/>Google thử nghiệm giao hàng bằng drone tại MỹCác máy tính lên kế hoạch bay làm đúng như những gì mà cái tên của nó ám chỉ. Chúng tạo ra lộ trình chính xác mà máy bay sẽ đi theo để tới được điểm đến. Một kế hoạch bay hoàn hảo liên quan tới hàng trăm yếu tố, từ tình hình thời tiết, trọng lượng của máy bay khi hạ cánh, cho tới các yêu cầu điều khiển giao thông hàng không. Mục tiêu cuối cùng là để giảm tiêu thụ nhiên liệu và giảm thiểu tối đa các nguy cơ xung đột trên không. Trên lý thuyết, hãng hàng không có thể lên kế hoạch bay theo cách thủ công, tuy nhiên, nhiều hãng lớn như LOT cho rằng dùng máy tính sẽ an toàn hơn. Ngay cả khi bị hacker tấn công, hệ thống máy tính một phần nào đó sẽ được khoá lại. Đáng lưu ý rằng dường như không một yếu tố nào xác nhận rằng đang có một cuộc tấn công của hacker vào hệ thống máy tính. Hệ thống của LOT chỉ thông báo rằng đang bị lỗi phần mềm. Bên cạnh đó, bất kỳ hãng bay nào nếu sử dụng cùng một hệ thống với LOT để lên kế hoạch bay, họ đều có nguy cơ gặp phải tình cảnh tương tự.
Cũng vào tháng 6 năm ngoái, một sự cố bí ẩn cũng đã từng khiến các chuyến bay của hãng United Airlines phải hạ cánh để đảm bảo an toàn. Lý do ban đầu được đưa ra là bởi hãng hàng không cần "thông tin điều phối", tuy nhiên, UNITED AIRLINES về sau không giải thích "thông tin điều phối" này có nghĩa là gì. Trong khi đó, theo các thông tin được cho là từ hành khách trên các chuyến bay cũng như một nguồn tin bên ngoài, việc máy bay phải hạ cánh nhiều khả năng xuất phát từ hàng loạt lý do khác nhau. Cụ thể, Edward Benson, người có mặt trên một trong các chuyến bay và là CTO của hãng công nghệ Cloudstitch, đã cho đăng 1 dòng tweet nói rằng phi công đã nói với các hành khách họ phải hạ cánh do khả năng mạng máy tính của United Airlines bị hacker tấn công khiến các kế hoạch bay biến mất một cách bí ẩn.
" alt=""/>Hacker có thể tấn công các hãng hàng không như thế nào?