Trả lời phỏng vấn tạp chí Australian Financial Review, ông Peter Costello, Chủ tịch tập đoàn Nine Entertainment, cho rằng các tập đoàn công nghệ "về bản chất đang sử dụng sản phẩm do các tổ chức tin tức tạo ra mà không trả phí."
![]() |
Truyền thông Australia đòi Google, Facebook chi trả 400 triệu USD/năm |
Theo ông Costello, Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) đã xác định rằng 10% trong tổng thu nhập của các tập đoàn công nghệ có được từ quảng cáo trong nội dung tin tức.
Tổng thu nhập này ước tính khoảng 6 tỷ AUD/năm (3,9 tỷ USD), do đó ông Costello cho rằng các tập đoàn công nghệ phải trả cho các tổ chức truyền thông của Australia 10% này.
Chính phủ Australia trong nhiều tháng qua đã đàm phán một bộ quy tắc ứng xử nhằm đạt được một thỏa thuận tự nguyện với Google, Facebook và một số hãng khác.
Tháng trước, Australia đã đưa ra các kế hoạch nhằm buộc các công ty công nghệ lớn này chia sẻ doanh thu từ quảng cáo trong nội dung tin tức trên các công cụ tìm kiếm của những hãng này.
Tuy nhiên, cả Google và Facebook đều phản đối và kêu gọi tiếp tục đàm phán. Hai hãng này cho rằng đã đầu tư hàng triệu USD vào các sáng kiến giúp ngành thông tin-truyền thông của Australia tồn tại.
Google và Facebook có tầm ảnh hưởng lớn tới ngành thông tin-truyền thông Australia, doanh thu chiếm hơn 66% số tiền chi cho quảng cáo trực tuyến.
Nhằm ứng phó với tình hình doanh thu giảm sút, các hãng tin tức Australia đã cắt giảm 20% việc làm trong vòng 6 năm qua.
Ngoài ra, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tác động tiêu cực tới ngành thông tin-truyền thông, khiến một số hãng tin nhỏ buộc phải đóng cửa.
Theo TTXVN
Gần 80 trạm 5G bị đốt, Facebook thành lập Hội đồng giám sát nội dung độc lập kiểm soát quyền lực CEO Mark Zuckerberg, Apple Watch không có đối thủ,... là những thông tin công nghệ nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt=""/>Truyền thông Australia đòi Google, Facebook chi trả 400 triệu USD/nămNhân sự làm việc tại một nhà máy của SMIC. Ảnh: ImageChina.
Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đang sửa đổi quy định xuất khẩu, "nhắm một cách chiến lược vào khả năng sở hữu hoặc mua lại bóng bán dẫn là sản phẩm trực tiếp từ phần mềm và công nghệ của Mỹ".
Bóng bán dẫn (semiconductor) là thành phần chính có kích thước siêu nhỏ trong các bộ vi xử lý máy tính cũng như điện thoại thông minh. Bộ Thương mại cho biết quyết định này của họ sẽ cắt đứt những nỗ lực hiện tại của Huawei nhằm lách qua các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Quy định này được cho sẽ là một đòn khủng khiếp giáng xuống Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, cũng như công ty sản xuất bóng bán dẫn hàng đầu của Đài Loan là TMSC.
Theo quy định mới của Bộ Thương mại Mỹ, các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ để sản xuất chip sẽ cần xin một "giấy phép con" từ chính phủ Mỹ trước khi cung cấp chip cho Huawei, hoặc một công ty con của Huawei như HiSilicon.
Đồng thời, để Huawei có thể tiếp tục nhận được chip từ các công ty này, hoặc sử dụng thiết kế bóng bán dẫn từ các công ty Mỹ, họ cũng cần có giấy phép chấp thuận từ Bộ Thương mại Mỹ.
Kỳ vọng vào công ty chip nội địa
Theo thông báo được đưa ra vào cuối tuần qua, vốn đăng ký của nhà máy SMIC đã nhảy vọt từ 3,5 tỷ USD lên 6,5 tỷ USD sau khi nhận được các khoản đầu tư. Công ty sản xuất chip này có nhà máy tại Thượng Hải và là nhà máy gia công các vật liệu bán dẫn lớn nhất của Trung Quốc.
Nhà máy của SMCI có khả năng sản xuất 6.000 tấm bán dẫn trên tiến trình 14 nm mỗi tháng. Họ cũng đang lên kế hoạch tăng sản lượng lên mức 35.000 tấm.
Trung Quốc đang đặt cược vào xưởng sản xuất chip của SMIC để giảm bớt sự phụ thuộc vào phía Mỹ. Tuy nhiên, quá trình này sẽ không thể diễn ra ngày một ngày hai. Giống như Apple hay Qualcomm, Huawei, gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc cũng có khả năng tự thiết kế ra chip cho smartphone và các thiết bị khác dựa trên những kiến trúc từ ARM.
![]() |
SMIC đã sản xuất được chip smartphone cho Huawei, nhưng vẫn còn thua kém xa TSMC về công nghệ. Ảnh: Huawei. |
Tất cả những cái tên nói trên sau khi thiết kế xong đều phải đưa cho một đối tác gia công, bởi họ không sở hữu nhà máy gia công chip. Đối tác gia công lớn nhất thế giới hiện nay là TSMC. Tuy nhiên, quy định mới của Mỹ có thể khiến cho TSMC gặp khó nếu muốn làm chip cho Huawei.
Vào đầu năm 2020, SMIC tuyên bố đã có thể sản xuất chipset ở tiến trình 14 nm và cung cấp cho Huawei. Huawei Kirin 710A là con chip smartphone đầu tiên được thiết kế, sản xuất, kiểm nghiệm và đóng gói hoàn toàn trong nội địa Trung Quốc.
Tuy nhiên, công nghệ của SMIC đi sau TSMC rất xa. Trong khi SMIC chỉ có thể sản xuất chip ở tiến trình 14 nm, thì TSMC đã hoàn thiện tiến trình 5 nm. Điều đó có nghĩa là trên mỗi mm vuông, con chip của TSMC có thể tích hợp tới 171,3 triệu bóng bán dẫn, trong khi con số này của SMIC chỉ là 43 triệu. Do vậy, Kirin 710A là chip smartphone duy nhất của Huawei mà SMIC sản xuất được, phần lớn đơn hàng còn lại sẽ là những con chip đơn giản hơn dùng cho các thiết bị IoT.
TSMC là công ty gia công đứng thứ nhất, và công ty sản xuất đứng thứ hai trong ngành bán dẫn toàn cầu năm 2019. Họ xây dựng vị thế này trong nhiều năm, vượt qua những đối thủ sừng sỏ như Intel hay Samsung. Theo kế hoạch phát triển của Huawei bị rò rỉ trên mạng, hãng này sẽ còn phải gắn bó với TSMC trong nhiều năm nữa để phát triển các dòng chip trên tiến trình 5 nm.
![]() |
Huawei lẫn các công ty Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào TSMC trong tương lai. Ảnh: Bloomberg. |
South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích cho biết doanh thu của Huawei đóng góp từ 13-15% tổng doanh thu của TSMC. Kể cả khi tập trung chuyển đổi một số sản phẩm cho SMIC gia công, con số hụt đi chỉ khoảng 1-3%.
"Hiện nay vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa TSMC và SMIC về công nghệ, độ ổn định và tin cậy", Gu Wenjun, nhà phân tích tại ICWise nói với SCMP.
Theo Zing
Google mất 2 nhân sự quan trọng; Mỹ tiếp tục 'cấm cửa' Huawei; Mỹ cáo buộc tin tặc TQ tìm cách đánh cắp nghiên cứu về vắcxin,... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt=""/>Trung Quốc bơm 2,2 tỷ USD để tránh phụ thuộc công nghệ MỹTừ mong ước của bạn thân
Có mặt tại Trung tâm Điều phối hiến ghép tạng quốc gia, không ai nghĩ chàng trai bé nhỏ chưa đầy 1,5m như Trần Nguyễn An Khương (28 tuổi, Tân Lộc, Bình Thới, Cà Mau) lại có sức khoẻ phi thường đến thế.
Khương đã rong ruổi đạp xe 38 ngày ròng, xuất phát ngày 12/4 tại Cà Mau và đến Hà Nội vào đúng sinh nhật Bác 19/5.
“Đi hành trình dài nên em đã sụt mất 5kg, giờ chỉ còn vẻn vẹn 37kg nhưng thấy mình còn khoẻ hơn cả lúc trước”, Khương cười tươi khoe.
![]() |
Chàng trai trẻ nhỏ bé bên “ngựa sắt” rong ruổi suốt 38 ngày qua. Ảnh. T.Hạnh |
Chàng trai gốc Cà Mau chia sẻ, động lực lớn nhất thôi thúc Khương xách xe lên và đi chính là từ tâm nguyện của người bạn thân trước khi mất.
Giọng trầm buồn, Khương kể, vào năm 2013 cậu bạn thân quê Đà Nẵng làm chung khách sạn đột ngột phát hiện suy thận giai đoạn cuối và lìa xa mãi mãi chỉ 2 tháng sau đó.
“2 tháng ấy, em thường lui tới thăm. Bác sĩ chỉ định ghép thận mới sống được nên bạn ấy luôn hy vọng ai đó sẽ hiến thận hoặc có phép màu nào đó có thể giúp bạn ấy khỏi bệnh vì nhà bạn cũng rất nghèo. Nhưng cuối cùng, không có phép màu nào cả...”, giọng Khương đứt quãng.
Những ngày vào viện, Khương cũng đã gặp rất nhiều trường hợp suy tạng mòn mỏi đợi người hiến nhưng đều ra đi trong vô vọng.
Từ một mẩu tin vô tình trên báo, tháng 4/2013, chàng thanh niên trẻ quyết định đến Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM hiến xác và tháng 8 cùng năm, tiếp tục đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đăng ký hiến đa tạng sau khi chết não với hy vọng cơ thể mình sau khi chết đi vẫn có thể cứu sống được ít nhất 7 người nữa.
“Khi cầm thẻ đăng ký hiến mô tạng về nhà, bố mẹ em rất sốc. Mẹ em chỉ khóc, còn ba không nói gì. Nhưng sau khi nghe em thuyết phục, ba mẹ cũng rất ủng hộ”, Khương chia sẻ.
Từ đây chàng thanh niên bắt đầu lên kế hoạch đạp xe xuyên Việt, mang theo thông điệp nhỏ về hiến ghép mô, tạng và quyết định đến Trung tâm Điều phối hiến ghép tạng quốc gia đăng ký hiến sống một phần lá gan và quả thận của mình cho những bệnh nhân kém may mắn (bản thân Khương cũng bị thấp khớp và vẹo cột sống).
3,7 triệu và 38 ngày
Xuất thân từ gia đình nghèo khó, không có xe máy, ít ai biết để có tiền đạp xe xuyên Việt, Khương đã phải bươn chải làm công nhân nhiều tháng ròng. Số tiền tích luỹ được, Khương dành mua chiếc xe đạp 2,3 triệu đồng, còn lại 5,6 triệu đồng cầm theo làm lộ phí.
Ngoài chiếc xe, tất cả những gì có giá trị nhất Khương mang theo là một chiếc bếp cồn nhỏ để đun nước, nấu mỳ, 2 chiếc quần dài, vài ba cái áo thun, lều ngủ cùng 2 pano nhỏ 2 bên với thông điệp “Cho đi là còn mãi – Cùng chung tay vì sự sống”.
Trước khi lên đường, Khương cũng đã cẩn thận in sẵn thông tin về hiến ghép tạng cũng như địa chỉ chi tiết các cơ sở tiếp nhận để ai hỏi thì đưa.
“Cũng vì thế, trên hành trình em đã gặp không ít những ánh mắt dò xét của người đi đường, có người nói em “khùng” nhưng cũng có người rất ủng hộ, họ nói họ sẽ suy nghĩ việc hiến tạng và động viên em cố gắng đi tiếp. Em chỉ mong muốn có thật nhiều người biết để hành động giống mình”, Khương say sưa kể.
![]() |
Khương quyết định đăng ký hiến sống một phần gan và một quả thận của mình cho những người kém may mắn. Ảnh: T.Hạnh |
Hàng ngày, Khương dậy từ 5h sáng để lên đường, tối tối xin dựng lều tại cây xăng ngủ, khi đói dừng lại nấu mỳ tôm, uống nước.
“Đều đều mỗi ngày em đi 100km, khi nào đổ đèo, lên dốc em lại xuống xe dắt bộ. Cả chặng đường đi băng băng không sao, khi vừa đến thủ đô thì xe lại tụt xích”, Khương cười tươi kể.
Sau 38 ngày, chàng trai trẻ đã vượt qua hành trình hơn 2.000km, đi qua 27 tỉnh thành với tổng chi phí 3,7 triệu đồng.
Khương cho biết, chiều nay sẽ tiếp tục đạp xe trở lại quê bạn thân tại Đà Nẵng để đấu giá từ thiện chiếc xe đạp em đang đi để ủng hộ các bệnh nhi ung thư. “Còn trở lại quê bằng gì em cũng chưa biết”, Khương thật thà nói.
Xúc động trước hành trình vô cùng ý nghĩa của chàng trai trẻ Trần Nguyễn An Khương, Giám đốc Trung tâm Điều phối hiến ghép tạng quốc gia - PGS.TS Trịnh Hồng Sơn - cho biết, ông sẽ bỏ tiền túi để làm các xét nghiệm cho Khương.
“Ghép tạng có ý nghĩa cả thế giới biết, ai cũng nói nhưng không phải ai cũng làm được như bạn. Mỗi ngày tại BV Việt Đức (Hà Nội) trung bình có 2 người chết não, nhưng mỗi năm không được 1% trong số này đăng ký hiến tạng”, GS Sơn nói và cho biết việc Khương tình nguyện hiến một phần cơ thể rất đáng ghi nhận, còn việc có tiếp nhận hay không còn cần phụ thuộc vào sức khoẻ.
Thúy Hạnh
Bệnh nhân Trung Quốc là người đầu tiên được ghép đầu" alt=""/>Bạn chết vì suy thận, chàng trai đạp xe 2.000km hiến tạng