Chiếc xe kỳ dị như trong phim khoa học viễn tưởng Star Wars xuất hiện trong một đoạn clip ngắn mà người đi đường tình cờ ghi lại.

Chiếc xe kỳ dị như trong phim khoa học viễn tưởng Star Wars xuất hiện trong một đoạn clip ngắn mà người đi đường tình cờ ghi lại.
Nạn nhân là em H.T.T. (học sinh lớp 10A5).
Theo báo cáo, khoảng 7h40 ngày 16/7, T. đứng nói chuyện với một học sinh khác ở hành lang trên lầu 3 của trường về việc học tập và ôn thi.
Sau khi kết thúc cuộc nói chuyện, em học sinh kia rời đi thì bất ngờ T. nhảy xuống sân trường ở độ cao khoảng 14m.
Thầy Đào Xuân Thuyên, Phó Hiệu trưởng đứng gần đó phát hiện đã truy hô, cùng 1 học sinh và 1 công nhân thi công công trình gần đó đưa T. đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân dân y Cờ Đỏ.
Ngay sau đó, Công an huyện Cờ Đỏ đến khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ vụ việc. Còn T. được gia đình chuyển viện đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, sau đó tử vong.
Gia đình T. cho biết nam sinh này có tiền sử mắc bệnh động kinh, đang trong thời gian điều trị tại một bệnh viện ở Cần Thơ.
Giáo viên chủ nhiệm lớp 10A5 cho hay, trong quá trình học tập, T. không có biểu hiện gì đặc biệt về sức khỏe và tinh thần.
Phía công an đã mời người thân của T. vào trường để xem hình ảnh trích xuất từ camera an ninh. Kết quả cho thấy, T. đã nhảy từ lầu 3 xuống sân trường mà không có bất kỳ tác động nào khác.
Thiện Chí
Ngành chức năng Cần Thơ xác nhận có vụ nam sinh ngã từ lầu cao xuống đất rồi tử vong, xảy ra tại Trường THPT Hà Huy Giáp.
" alt=""/>Tình tiết mới vụ nam sinh lớp 10 ở Cần Thơ tử vong vì ngã lầu trong trường họcBình luận về nhu cầu nhân lực AI, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, cho hay trong khoảng 2 năm nay, các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang quan tâm đến Việt Nam do nước ta sở hữu lực lượng lao động, trí thức, kỹ sư có khả năng ứng dụng AI tốt.
“Trong thời gian ngắn sắp tới, sẽ có nhiều tín hiệu tích cực, lạc quan với sự tham gia sâu rộng, chặt chẽ của các tập đoàn công nghệ lớn ở thị trường Việt Nam”, TS. Võ Xuân Hoài nói.
Sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với nhân lực AI cũng đang tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, TS. Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ CMC, nhận định thị trường AI ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng nhưng đang thiếu hụt nhân lực chất lượng cao.
TS. Đặng Minh Tuấn cho biết: “AI đang là một ngành 'hot' nên rất nhiều doanh nghiệp cần. Bản thân AI cũng rộng, ví dụ như xử lý hình ảnh, xử lý âm thanh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, dữ liệu tri thức,... mỗi mảng cần tới những kỹ năng khác nhau. Nhu cầu nhân lực AI trên thế giới hiện rất cao, xu hướng ứng dụng AI cũng rất nhiều nhưng thị trường lại đang thiếu”.
Việt Nam nên có khoa AI chuyên biệt tại các trường đại học
Tại Việt Nam, từ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, trong đó nêu rõ vấn đề nguồn nhân lực, hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ươm tạo về AI. Điều này cho thấy, Việt Nam đã nắm bắt được và đang tìm cách đón đầu về xu hướng AI.
Chia sẻ với PV VietNamNetvề câu chuyện đào tạo nhân lực AI, TS. Võ Xuân Hoài cho rằng bản thân trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực công nghệ, với nền tảng là toán học và các ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực AI thuận lợi hơn rất nhiều các ngành khác.
Để đào tạo nhân lực về chip bán dẫn, phải có hệ thống thiết bị thực hành, đào tạo về cơ khí phải có máy móc. Nhưng với trí tuệ nhân tạo, việc chuẩn bị nguồn nhân lực AI hoàn toàn có thể thực hiện thông qua hình thức đào tạo trực tuyến. Chính vì thế, việc nhân rộng và lan tỏa AI sẽ rất nhanh.
“Nền tảng của các bạn trẻ Việt Nam hiện khá tốt. Để ứng dụng thêm AI, chỉ cần đào tạo ngắn hạn 3 đến 6 tháng là hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay của thị trường”, TS. Võ Xuân Hoài nhận định.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia hiện đang phối hợp với Google để cung cấp 40.000 suất học bổng đào tạo trực tuyến mỗi năm, trong đó có đào tạo về AI theo chương trình chuẩn với chứng chỉ do Google cấp. Sắp tới, NIC sẽ kết hợp với Qualcomm để có thêm những khóa đào tạo trực tuyến như vậy.
Với sự hợp tác này, hàng nghìn sinh viên Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận những chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế. Đây là bước đi đầy triển vọng nhằm giúp Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực AI.
Một bước tiến quan trọng khác là việc thành lập các khoa AI chuyên biệt tại các trường đại học.
Nhân sự làm về AI thường được giảng dạy tại các khoa Công nghệ thông tin hoặc Khoa học máy tính, nhưng sự ra đời của khoa Trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) là một dấu hiệu tích cực.
Theo TS. Võ Xuân Hoài, sự tiên phong của PTIT có thể là cú hích để các trường đại học khác cũng nhanh chóng theo kịp và mở rộng đào tạo về AI.
Bình luận về câu chuyện này, TS. Đặng Minh Tuấn cho rằng nhân lực làm về AI tại Việt Nam chủ yếu đến từ 2 nguồn chính: Đào tạo đại học và đào tạo ngắn hạn qua các khóa học chuyển đổi từ những chuyên ngành gần.
Sự xuất hiện của khoa trí tuệ nhân tạo trong các trường đại học sẽ là một tín hiệu tốt, bởi nó sẽ giúp việc đào tạo AI được chuyên biệt và tập trung hơn.
“Thậm chí, CMC còn muốn hình thành đại học AI. Đại học AI ở đây không chỉ dạy về AI mà còn ứng dụng AI trong giáo dục đào tạo”, TS Đặng Minh Tuấn nói.
Trong bối cảnh AI đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Với những chiến lược đúng đắn, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong đào tạo nhân lực AI, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thế giới. Bây giờ là lúc cần hành động, để không bỏ lỡ cơ hội vàng này.
Cầu chờ đường
Tỉnh lộ 9 là cung đường thường xảy ra ùn tắc, từng đoàn xe tải nối nhau qua lại, nhiều đoạn chỉ rộng 5 - 6m. Người dân điều khiển các loại phương tiện như xe máy, xe đạp phải né sát vệ đường, thậm chí không dám lưu thông vì mặt đường quá chật hẹp, lởm chởm nhiều ổ gà.
Đường tỉnh lộ 9 là con đường huyết mạch của huyện Củ Chi, nối tư đường Lê Văn Khương (quận 12) đi Củ Chi qua cầu Phú Cường đến TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) dài khoảng 6km. Hàng ngày cung đường này đang phải oằn mình hứng chịu một lượng lớn dòng xe qua lại. Nghịch lý là, hàng chục cây cầu trên tỉnh lộ 9 đã xây dựng mới, rộng thênh thang nhưng phải nằm chờ đường.
Lãnh đạo sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, hiện nay Sở đã thẩm định xong dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 9 (đoạn từ cầu Rạch Tra đến tỉnh lộ 8) huyện Củ Chi theo hình thức PPP (hợp đồng BT) đang chờ UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt. Theo đó, tổng chiều dài tuyến đường nâng cấp khoảng 5,76km, thuộc công trình cấp 2, tốc độ thiết kế 60km/giờ. Dự kiến thời gian thi công trong 2 năm 2017-2019 với tổng mức đầu tư 1.047 tỷ đồng.
![]() |
Hạ tầng giao thông đang là điểm nghẽn của khu Tây Bắc |
Tương tự, tỉnh lộ 8 cũng là con đường huyết mạch của huyện Củ Chi nối Long An - TP.HCM và tỉnh Bình Dương nhưng sau gần 10 năm thực hiện dự án nâng cấp mở rộng đường cho đến hiện tại vẫn chưa xong. Tỉnh lộ 8 có chiều dài 6,8km, rộng 20m (kể cả vỉa hè), được phê duyệt từ năm 2008, thời hạn thực hiện dự án từ quý 3-2008 đến quý 4-2009. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn còn nham nhở, chắp và, mặt đường lồi lõm, nhiều ổ gà, thậm chí nhiều đoạn vẫn còn nguyên hiện trang ban đầu vì chưa giải phóng xong mặt bằng.
Ông Lê Văn Thuận, Phó giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Củ Chi (chủ đầu tư dự án tỉnh lộ 8) cho biết, dự án chậm triển khai là do vướng nhiều thủ tục pháp lý và công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành nên không thể triển khai. Hiện nay, toàn dự án mới hoàn thành khoảng 75% khối lượng, vẫn còn 15 hộ không chấp nhận mức giá bồi thường, 10 hộ nằm trong diện bồi thường của một dự án khác. Vì thi công chậm nên vối đầu tư đã tăng từ ừ 186 tỉ đồng lên 870 tỉ đồng.
“Cây đũa thần” phát triển kinh tế
Theo ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, để phát triển kinh tế vùng Tây Bắc, không còn cách nào khác là phải đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Do vậy, trong thời gian qua, thành phố đã và đang đầu tư nhiều dự án đường hướng tâm như quốc lộ 22, đường Phan Văn Hớn, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 15…
Một trong những dự án trọng điểm để tháo nút thắt cho cửa ngõ Tây Bắc đang được thi công hối hả ngày đêm là nút giao thông An Sương (quận 12). Việc xây dựng công trình này sẽ giúp thông thoáng trục đường huyết mạch từ TP.HCM đi các tỉnh miền Đông, miền Tây và ngược lại, cũng như từ trung tâm TP.HCM về huyện Củ Chi, tỉnh Tây Ninh...
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12 cũng cho rằng, hạ tầng giao thông như một cây đũa thần để phát triển giao thông khu Tây Bắc TP.HCM. Tuy nhiên, hiện nay giao thông đến với khu kinh tế Tây Bắc TP.HCM chủ yếu qua nút giao Cộng Hòa - Trường Trinh - Ngã Tư An Sương - Quốc Lộ 22. Nhưng nút giao thông này hiện nay đang quá tải nên đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của cả vùng, trong đó có quận 12.
Để giải quyết bài toán giao thông, lãnh đạo quận 12 đã mời đơn vị tư vấn điều chỉnh quy hoạch phân khu chức năng phía Đông (Phường An Thới Đông, phường Thới An quận 12) để xây dựng đường Vườn Lài, cầu Vàm Thuật kết nối với trung tâm thành phố. UBND TP.HCM cũng đã đồng ý để quận xây dựng hai công trình giao thông trọng điểm kết nối với trung tâm thành phố. Cụ thể, dự án đường Vườn Lài, cầu Vàm Thuật ở mặt đất sẽ kết nối với phường 13, quận Bình Thạnh; dự án đường trên cao số 4 sẽ đi trên cao đường Vườn Lài kết nối với đường Thái Sơn, quận Gò Vấp.
Bên cạnh đó, thành phố đã kiến nghị và được Bộ Giao thông Vận tải đồng ý xây dựng tuyến đường trên cao số 5 từ nút xoay An Lạc kết nối với nút giao Xa Lộ Hà Nội - Quốc lộ 1A (đoạn khu Công Nghệ Cao, quận 9). Đó là chưa kể, công trình hầm chui An Sương đang thực hiện; đường Thới An - Thạnh Xuân (song song với QL 1A) kết nối với cầu Phú Long qua Bình Dương cũng đã được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương và ghi nhận vốn đầu tư.
Với các công trình giao thông trọng điểm nêu trên, trong tương lai không xa, khoảng cách giữa khu Tây Bắc với trung tâm thành phố sẽ thông suốt và rút ngắn thời gian. Đây chính là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực này.
Quốc Đại
" alt=""/>Hạ tầng giao thông: ‘chìa khóa’ phát triển Tây Bắc TP.HCM