
Đại biểu Trần Hoàng Ngân, TPHCM (Ảnh: Hoa Lê).
Đại biểu cho rằng, việc áp thuế TTĐB với xăng sẽ thật sự phù hợp khi đã có nguồn năng lượng sạch thay thế. Tuy nhiên, trong thời gian chờ có được nguồn năng lượng sạch thay thế hoàn toàn, người lao động vẫn phải sử dụng các phương tiện, máy móc hoạt động bằng xăng, do đó cần cân nhắc việc áp thuế suất như dự thảo.
Tán thành về sự cần thiết phải sửa đổi luật, tuy nhiên đại biểu Lê Thị Nga (Hà Nam) đề nghị không nên đánh thuế TTĐB đối với xăng.
"Bản chất của thuế TTĐB là đánh vào mặt hàng xa xỉ để không khuyến khích tiêu dùng, nhưng chúng ta lại đánh thuế TTĐB vào mặt hàng xăng dầu, đây là mặt hàng thiết yếu. Chúng tôi theo dõi từ trước đến nay, các chuyên gia đề xuất nhiều lần bỏ thuế TTĐB với xăng. Nên nhân dịp sửa đổi lần này, chúng tôi đề nghị bỏ thuế TTĐB với xăng", bà Nga nêu ý kiến.
Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đề nghị không đưa xăng dầu vào mặt hàng chịu thuế TTĐB, bởi đây là mặt hàng thiết yếu, không đúng với mục đích là đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng xa xỉ.
Cân nhắc lộ trình áp thuế với rượu, bia, thuốc lá
Góp ý về dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng, không nên ghép chung tăng thuế suất bia và rượu như dự thảo luật.
Theo ông Thân, rượu là rượu, bia là bia. Bia là đồ uống giải khát, "đánh thuế ở đây là nguy hiểm lắm", tác động rất nhiều đến các lĩnh vực khác, nhất là doanh nghiệp. Để ra một giọt bia cần rất nhiều đến các ngành phụ trợ khác, chưa kể lĩnh vực này nộp ngân sách rất nhiều.
Bên cạnh đó, các công ty rượu, công ty bia thời gian gần đây, doanh thu mới tăng lên sau đại dịch Covid-19. "Theo tôi nên áp dụng phương án 1 mà dự luật đề xuất, giãn đến năm 2027 mới áp dụng", ông Thân nêu ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân, Thái Bình (Ảnh: CTV).
Đồng ý tăng thuế TTĐB với rượu bia, thuốc lá, tuy nhiên đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cũng cho rằng cần cân nhắc lộ trình áp dụng. "Qua khảo sát, rượu, bia phi chính thức, nhập lậu là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc. Cần công bằng với doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc; cần đánh giá đầy đủ, hài hòa sự tác động của việc điều chỉnh thuế", ông Hạ nói.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) bày tỏ nhất trí về việc tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia gây tác hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.
Bà Ánh cho rằng, quy định này cũng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân do tác hại của rượu, bia gây ra, giữ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, theo đại biểu, xét về nhiều mặt thì khi tăng thuế suất đối với mặt hàng nào đó cũng cần cân nhắc lộ trình thực hiện phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới.
Theo đại biểu, nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp làm sụt giảm sản lượng đột ngột dẫn đến nhiều dự án đầu tư thua lỗ, không thể thu hồi được vốn.
"Việc giảm sản lượng quá nhanh tác động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động, số lượng lao động dôi dư từ các nhà máy rượu, bia chưa kịp để chuyển đổi nghề nghiệp", đại biểu nói.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc giãn việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu, bia và bắt đầu áp dụng từ năm 2027.
Đề xuất vàng mã, túi nilon, thuốc diệt cỏ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Dương Minh Ánh bày tỏ nhất trí cao với đề xuất đưa vàng mã, hàng mã thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bởi việc đốt vàng mã của người dân ngày càng trở nên phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí.
Hiện nay, chỉ số bụi mịn tại các đô thị lớn trong đó có Hà Nội đang ở mức báo động đỏ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân.
Do đó, theo đại biểu, ngoài những biện pháp như tuyên truyền, vận động người dân giảm đốt vàng mã, thì biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này mục đích là để dần thay đổi hành vi đốt vàng mã của người dân, góp phần giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Tương tự như vậy, bà Ánh cũng đề nghị ban soạn thảo cần rà soát, bổ sung mặt hàng như túi nilon, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì đây là những mặt hàng gây ảnh hưởng lâu dài đến môi trường, nguy hại đến sức khỏe của người dân.
" alt=""/>Xăng có phải là hàng xa xỉ?Phiên đấu giá 25 lô đất huyện Thanh Oai diễn ra vào ngày 16/11 (Ảnh: Dương Tâm).
Các thửa này có diện tích từ 83 đến 157m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Từng thửa đất được đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng theo phương thức trả giá lên, bước giá 5 triệu đồng/m2.
Phiên đấu giá thu hút hơn 400 hồ sơ của 111 khách hàng tham dự, kéo dài gần 9 tiếng và ngã ngũ sau 10 vòng trả giá.
Kết quả, giá trúng cao nhất ở mức 90,3 triệu đồng/m2, thuộc về 2 thửa đất ở vị trí góc. Các thửa này rộng khoảng 114m2 và 129m2, với tổng giá trị lần lượt là 10,3 tỷ đồng và 11,7 tỷ đồng, gấp hơn 17 lần giá khởi điểm.
Giá trúng thấp nhất ở mức 45,3 triệu đồng/m2, thuộc về thửa đất cũng ở vị trí góc, rộng 157m2, tức hơn 7,1 tỷ đồng, gấp 8,5 lần giá khởi điểm.
" alt=""/>Huyện Thanh Oai sắp đấu giá 19 lô đất, khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2Một số căn nhà tại phường Hàng Đào đang được rao bán (ảnh chụp màn hình).
Tại phố Hàng Đường, giá nhà phố được rao bán từ 670 triệu đồng đến gần 1 tỷ đồng/m2. Một căn nhà tại tuyến phố này có diện tích 70m2 được xây dựng 4 tầng đang rao bán với giá 46,9 tỷ đồng, tương đương 670 triệu đồng/m2.
Ngoài ra, tại các phố Hàng Cá, Hàng Cân, Chả Cá... đoạn thuộc địa phận phường Hàng Đào, nhiều căn nhà đang được rao bán với mức giá phổ biến từ 800 triệu đồng/m2 đến 900 triệu đồng/m2.
Giá thuê nhà phố tại phường Hàng Đào đang dao động từ 50 triệu đồng/tháng đến 130 triệu đồng/tháng, tùy vào diện tích và vị trí căn nhà.
Theo anh Hoàng Tuấn - môi giới bất động sản tại Hà Nội, nhà đất tại khu vực phố cổ nói chung và phường Hàng Đào nói riêng đa phần được nhà đầu tư mua để làm khách sạn, homestay hoặc cho thuê kinh doanh. Nhà đất tại khu vực phố cổ cực hạn chế và mang đậm nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử, nên giá bán và thuê đều cao.
Anh cũng tiết lộ, vì mức giá nhà phố cổ cao nên để chốt được giao dịch rất khó. Nhiều căn nhà rao bán nửa năm mới tìm được khách mua. "Giá nhà tại phố cổ đã neo cao trước đó, nên trong khoảng một năm trở lại đây mức giá không biến động nhiều, tăng khoảng 3-5%", anh nói.
Một số căn nhà tại phường Hàng Đào được rao bán lên tới hơn 1 tỷ đồng/m2 (Ảnh: Dương Tâm).
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội - cho rằng, giá nhà phố tại Hà Nội cao do nguồn cung hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền. Bởi, giá chốt giao dịch có thể sẽ thấp hơn nhiều so với giá rao bán chủ nhà đưa ra.
TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, những sản phẩm nhà phố có giá hàng chục đến trăm tỷ đồng thường kén khách. Lượng giao dịch không có nhiều nhưng nhu cầu sở hữu nhà phố vẫn luôn hiện hữu. Đồng thời, kinh tế đang gặp khó khăn nên thanh khoản cũng bị ảnh hưởng.
"Những người xuống tiền mua nhà phố thường có mong muốn chiếm lĩnh những vị trí hiếm, đắc địa. Lợi suất cho thuê nhà phố tại Hà Nội hiện chỉ ngang gửi lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Giá nhà phố giai đoạn trước đã tăng cao, nên hiện phân khúc này không còn biến động nhiều", ông nói.
" alt=""/>Phường nhỏ nhất Việt Nam có giá rao bán nhà đất lên tới 1,8 tỷ đồng/m2