Hơn nữa, tôi nhận được sự tin tưởng của bố chồng. Mọi việc lớn, bé trong nhà, bao giờ ông cũng tìm tôi chia sẻ đầu tiên.
Mẹ chồng mất sớm, bố chồng tôi “gà trống nuôi con” từ lúc con út mới lên 3 tuổi. Suốt mấy chục năm, ông dành hết thời gian chăm sóc, nuôi dạy hai con trưởng thành, không nghĩ đến việc lập gia đình.
![]() |
Ảnh: N.D |
Bố chồng từng tâm sự với tôi, ông có 2 cậu con trai, nếu đi bước nữa, người ta không thương con mình, sợ các con bị áp lực, dễ sinh tính ngang ngược, hư hỏng. Ông chấp nhận cảnh “giường đơn, gối chiếc”, mặc kệ họ hàng mai mối.
Các con xây dựng gia đình, ông lại tất bật chăm cháu. Tôi sinh 3 đứa con, lần nào ông cũng giặt giũ, cơm nước mang vào bệnh viện.
Thời kỳ cháu ăn dặm, ông nghiên cứu sách vở, xem món nào phù hợp với cháu để mua về nấu. Ông tỉ mỉ, có khi còn khéo hơn con dâu.
Tôi làm dâu xa quê nhưng chưa bao giờ thấy tủi thân hay buồn phiền. Vợ chồng những lúc va chạm, ông đứng ra hòa giải.
Một năm trước, bố chồng tôi gặp lại mối tình đầu thời cấp 3. Tình cũ không rủ cũng tới, hai người họ hay gặp gỡ, tâm sự giải khuây. Tinh thần bố chồng tôi thoải mái, vui vẻ hơn.
Họ chỉ đơn thuần là đi uống nước, tặng nhau mấy món quà nho nhỏ. Nhưng lần nào gặp, bố cũng nhờ tôi là giúp bộ quần áo, đánh xi giày, tâm thế háo hức như thể mới biết yêu.
Chồng tôi tỏ ra khó chịu khi biết bố có bạn gái. Anh quan điểm, người có tuổi không nên yêu, như thế làm mất hình ảnh đẹp trong mắt các cháu. Người đời dị nghị không hay.
Ban đầu anh mỉa mai, nói nặng nhẹ vài câu nhưng sau anh gọi điện thẳng cho bác gái kia nói nặng lời.
Em trai chồng tôi ngược lại, ra sức ủng hộ, vun vén cho bố. Em bảo, ông lấy vợ, vừa có người bầu bạn, vừa chăm sóc nhau.
Bố chồng tôi buồn vì hành xử của con trai lớn, mấy ngày bỏ ăn uống, chỉ nằm trong phòng thở dài. Đến lúc, tôi giấu chồng, đón bác gái sang thăm, ông mới tươi tỉnh, ăn hết bát cháo.
Tôi nhìn cảnh đấy mà ứa nước mắt. Tuổi già thường phải đối mặt với nỗi cô đơn khi một nửa yêu thương không còn bên mình, khi con cháu đã trưởng thành.
Việc có người phụ nữ cùng ông bầu bạn, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống là nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Các con không có quyền gì cấm cản.
Sau tháng ngày căng thẳng, hai người họ muốn về chung một nhà. Tôi âm thầm ủng hộ. Chồng tôi nghe bố thông báo sẽ lấy vợ thì sốc nặng. Anh hất đổ bát cơm, yêu cầu bố hủy hôn.
Chồng tôi không chấp nhận người phụ nữ khác bước vào nhà. Anh nói, nếu bố cố tình lấy, anh sẽ phá đám cưới. Em trai chồng ở riêng, sang khuyên nhủ anh vài câu nhưng chồng tôi bỏ ngoài tai.
Bố chồng tôi tâm trạng não nề, cả đời ông vì con, thương con, giờ con trai ngăn cản, ông không dám lấy vợ. Ông bảo: “Với bố, các con là thứ quý giá nhất. Bố không muốn đánh đổi”.
Hàng ngày, tôi nhìn ông lặng lẽ, ít trò chuyện nên thương cảm. Trong đầu tôi chợt lóe lên ý định táo bạo.
Tôi gọi em chồng đến, đề xuất kế hoạch, tổ chức đám cưới cho bố khi chồng tôi vắng nhà. Lúc chồng tôi về, mọi chuyện đã xong, anh sẽ phải chấp nhận.
Hai chị em làm 4 mâm cơm mời họ hàng đến dự, thuê chiếc xe đón dâu. Ngày cưới, ông rơi nước mắt, thắp nén nhang cho vợ cả, xin phép tái hôn.
Vài ngày sau, chồng tôi về, anh tức giận, quát tháo ầm ĩ, đổ vào đầu tôi bao ngôn từ nặng nề. Vợ chồng chiến tranh lạnh 1 tuần, tôi định mọi chuyện qua đi, anh nguôi nguôi sẽ làm lành.
Vậy mà, chồng bắt tôi ký đơn ly hôn. Anh nói, không thể chấp nhận hành động của vợ. Chồng cho rằng, đó là tội lỗi tày trời với vong linh người mẹ đã khuất của anh.
Giờ cuộc hôn nhân của tôi đang bế tắc. Tôi phải làm sao đây?
Chứng kiến con gái mới đẻ 10 ngày phải xách xô nước lau nhà, tôi chạy lại đỡ, không ngờ bà thông gia nói một câu như xát muối vào lòng.
" alt=""/>Cô giáo bị bạn đời ly hôn vì tổ chức lễ cưới cho bố chồngDương Tú Anh quyến rũ với đầm dạ hội dáng quây, xẻ cao khéo tôn bờ vai thon và đôi chân dài. Cô kết hợp cùng áo khoác lông sang trọng, tóc búi cao và giày cao gót đính đá.
Linh Chi
" alt=""/>Thuý Ngân, Tú Anh gợi cảm, H’Hen Niê cá tính khoe nội y“Tôi đã có vé máy bay về Việt Nam từ tháng 3, nhưng sau đó lại đổi qua tháng 6 và từ đó mỗi tháng hãng lại trì hoãn chuyến bay của tôi một lần. Không chắc chắn có thể về Việt Nam, trong khi đó đến tháng 1/2021, tôi lại có lịch dạy ở ĐH Utah (Mỹ)”- GS Thành chia sẻ.
Không muốn sự vắng mặt của mình ảnh hưởng đến hoạt động của Trường Đại học Văn Lang, GS Trương Nguyện Thành xin từ nhiệm để trường tìm người thay thế.
GS Trương Nguyện Thành làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang từ tháng 6/2019, phụ trách đào tạo và các chương trình đào tạo đặc biệt của trường.
“Thời gian tôi làm việc ở Trường Đại học Văn Lang cũng giúp trường xây dựng chương trình đào tạo cho một số ngành trong chương trình đào tạo đặc biệt của trường”- GS Thành nhìn nhận.
Ông Trương Nguyện Thành sinh năm 1962, là tiến sĩ khoa học ngành hóa và tính toán của Trường Đại học Minnesota (Mỹ) năm 1990.
![]() |
GS Trương Nguyện Thành từ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang (Ảnh trên trang cá nhân của ông) |
Trong quá trình công tác, ông tham gia giảng dạy tại Đại học Utah từ năm 1992-2002, tham gia công tác tuyển sinh và quản lý sinh viên cao học khoa hóa của trường đại học này.
Ngoài ra, ông Thành cũng từng là Viện trưởng khoa học của Viện Khoa học và công nghệ tính toán (thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM) từ tháng 11/2007 đến tháng 6/2017.
Từ ngày 17/1/ 2017 ông làm Phó Hiệu trưởng điều hành của Trường ĐH Hoa Sen.
Năm 2018, ông Thành được Hội đồng quản trị của Trường ĐH Hoa Sen đề cử vào vị trí hiệu trưởng với số phiếu 16/18.
Tuy nhiên, khi đó, theo Luật Giáo dục Đại học Việt Nam, ông Thành không được công nhận vì chưa đạt đủ chỉ tiêu 5 năm kinh nghiệm quản lý Khoa/ Phòng của một cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
Ông Trương Nguyện Thành cũng từng gây xôn xao dư luận khi mặc quần sooc, áo phông giảng bài cho sinh viên và được gọi vui với biệt hiệu “giáo sư quần đùi”.
Dù từ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, ông Thành cho biết ông sẽ trở lại Việt Nam.
Lê Huyền
- Bị ho và sốt giữa mùa dịch Covid-19 ở Mỹ, GS Trương Nguyện Thành đã tự thuê khách sạn cách ly.
" alt=""/>GS Trương Nguyện Thành từ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang