2025-04-25 11:30:53 Nguồn:NEWS Tác Giả:Ngoại Hạng Anh View:711lượt xem
Chào bạn,ỗihếthạnđăngkiểmngàyphạtbaonhiêutiềlịch thi đấu fa chúng tôi xin đưa ra cơ sở pháp lý để bạn đối chiếu với trường hợp của mình. Giấy chứng nhận kiểm định bị hết hạn thì cả người điều khiển phương tiện và cả chủ phương tiện đều bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Đối với hành vi điều khiển xe ô tô có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (ô tô hết hạn đăng kiểm dưới 01 tháng):
Người điều khiển phương tiện ô tô này sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 4, điểm a khoản 6, Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Ảnh minh họa.
Chủ phương tiện, do họ đưa xe cơ giới (cụ thể ở đây là xe ô tô) mà có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng ra tham gia giao thông nên căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 8, điểm c khoản 14 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, họ sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.0000 đồng nếu là cá nhân, và bị phạt từ 8.000.000 đồng – 12.000.000 đồng nếu tổ chức, là doanh nghiệp. Đồng thời nếu người chủ phương tiện này trực tiếp điều khiển phương tiện thì họ sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Đối với hành vi điều khiển xe ô tô có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (ô tô hết hạn đăng kiểm từ 01 tháng trở lên):
Trường hợp này, người điều khiển chiếc ô tô này sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm e khoản 5, điểm a khoản 6, Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Còn đối với chủ phương tiện, thì do họ đưa xe cơ giới (cụ thể ở đây là xe ô tô) mà có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên, ra tham gia giao thông nên căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 9, điểm c khoản 14 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, họ sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng – 8.000.0000 đồng nếu là cá nhân, và bị phạt từ 12.000.000 đồng – 16.000.000 đồng nếu tổ chức, là doanh nghiệp. Đồng thời nếu người chủ phương tiện này trực tiếp điều khiển phương tiện thì họ sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Bạn điều khiển phương tiện ô tô đã hết hạn đăng kiểm thì cả người điều khiển phương tiện, cả người chủ phương tiện ô tô này đều bị xử phạt hành chính.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Cuộc gặp mặt có sự tham dự của 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tiêu biểu cùng 30 em học sinh được nhận nuôi dạy trong chương trình “Chiến sĩ quân hàm xanh nâng bước em đến trường” do TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
60 cán bộ, chiến sĩ là các cá nhân tham gia công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo của Tổ quốc hoặc có nhiều đóng góp trong việc vận động nguồn lực giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước đến trường.
Các chiến sĩ bộ đội biên phòng đã có dịp trò chuyện, chia sẻ thực tế công tác hỗ trợ phát triển giáo dục tại địa phương.
28 năm công tác tại đồn biên phòng tỉnh Đắk Lắk, hình ảnh những đứa trẻ chạy bộ đến trường giữa nắng gió đã thôi thúc Thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, Trưởng ban Vận động quần chúng đi đến quyết định, xin từng chiếc đạp cũ để sửa chữa lại tặng các em. Đến nay, đã có 96 chiếc xe đạp cũ được anh tự tay sửa chữa để tặng cho 96 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với anh Phúc, đây là việc làm rất nhỏ bé nhưng là tình cảm của anh dành cho nhân dân vùng biên giới, đặc biệt tiếp thêm niềm tin, niềm vui đến trường cho các em học sinh.
Thượng tá Nguyễn Hữu Phúc, Trưởng ban Vận động quần chúng Bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Lắk.
Tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự xúc động, cảm phục trước tấm lòng, sự nỗ lực của những người thầy mang quân hàm xanh. Bộ trưởng cho biết, sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, xóa mù chữ, duy trì kết quả phổ cập, học tập cộng đồng nói riêng còn nhiều khó khăn, nhất là với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Vì vậy, sự tham gia tích cực của các đồn biên phòng đã hỗ trợ hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ “lấp trũng” cho giáo dục đào tạo tại các vùng khó khăn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự xúc động, cảm phục trước tấm lòng, sự nỗ lực của những người thầy mang quân hàm xanh.
Theo Bộ trưởng, hiện nay thống kê cả nước còn khoảng 50.000 người mù chữ, trong đó tập trung nhiều nhất ở các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, việc tiếp cận để giải quyết bài toán xóa mù với những vùng này không phải dễ dàng do khó khăn về cơ sở vật chất cũng như tập quán của người dân. Một phần nhiệm vụ nặng nề đó đã được bộ đội biên phòng đảm nhiệm và triển khai rất tốt trong thời gian qua.
Bộ trưởng cho biết, sẽ có những đầu tư bài bản hơn nữa như hỗ trợ về chuyên môn, chương trình, sách giáo khoa để hỗ trợ công tác giáo dục của các thầy đạt được hiệu quả cao hơn.
Đồng thời sẽ đề nghị để có chính sách, chế độ hợp lý cho những thầy giáo mang quân hàm xanh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao bằng khen cho 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tiêu biểu.
Bộ trưởng cũng mong mỗi thầy giáo mang quân hàm xanh tiếp tục có những cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở những vùng khó, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao tặng bằng khen cho 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tham gia công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Thanh Hùng
" alt=""/>Ngày 20/11Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp mặt các “thầy giáo mang quân hàm xanh”