Ngày 7/12, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Bình Định (Ban Chỉ đạo 389) đã công bố kế hoạch cao điểm nhằm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bình Định đã giao nhiệm vụ cho các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, chú trọng vào các mặt hàng thiết yếu và có nhu cầu cao trong dịp Tết.
Các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, đại lý, sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok sẽ được kiểm soát chặt chẽ để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng kinh doanh để buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định đã triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa lưu thông, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong tháng 11, các Đội QLTT đã kiểm tra 29 vụ, xử lý vi phạm 9 vụ với số tiền phạt hơn 65 triệu đồng.
Tính đến nay, Cục QLTT tỉnh Bình Định đã thu nộp ngân sách nhà nước gần 3,9 tỷ đồng, đạt hơn 111% so với chỉ tiêu; trị giá hàng hóa tịch thu trên 4,9 tỷ đồng và trị giá hàng hóa tiêu hủy trên 1,6 tỷ đồng.
Đại diện Cục QLTT tỉnh Bình Định cho biết, trong các tháng cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đơn vị sẽ tăng cường triển khai các kế hoạch cao điểm, đảm bảo hoàn thành kế hoạch và giữ vững ổn định thị trường.
Cùng với đó, sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cục kiên quyết xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt cao điểm.
" alt=""/>Bình Định "siết" kiểm tra, xử lý hành vi mua bán hàng lậu, hàng giả dịp TếtChiều 8/11, nhân chuyến công tác Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.
Trùng Khánh được biết đến là trung tâm tổ chức vận tải và logistics của Trung Quốc, có vai trò kết nối các tỉnh khu vực phía Tây Trung Quốc và các nước ASEAN; phía Bắc kết nối với thị trường lớn ở châu Âu thông qua chuyến tàu Trung - Âu; phía Nam mở rộng ra thị trường Đông Nam Á, kết nối với ASEAN và hòa nhập với toàn cầu. Do đó Trung tâm logistics quốc tế Trùng Khánh có vai trò rất quan trọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đón tuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới Trung tâm logistics Trùng Khánh (Ảnh: Đoàn Bắc).
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham quan khu gian hàng bày bán các sản phẩm của Việt Nam; nghe giới thiệu hoạt động của Trung tâm điều hành khu logistics; thăm cầu cảng và toàn cảnh Trung tâm. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác đã đón tuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới Trung tâm logistics Trùng Khánh.
Trung tâm logistics quốc tế Trùng Khánh có tổng diện tích gần 18ha, diện tích xây dựng 108.000m2. Trong đó, Cảng cạn Trùng Khánh thuộc tuyến đường trên bộ nằm ở vị trí trung tâm của Khu Logistics quốc tế Trùng Khánh. Hiện nay, Cảng có gần 30 công ty vận tải quốc tế chọn làm cửa ngõ để thâm nhập vào nội địa Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan và nghe giới thiệu về hoạt động của Trung tâm điều hành khu logistics (Ảnh: Đoàn Bắc).
Cảng cạn Trùng Khánh xác định mục tiêu thúc đẩy miền tây Trung Quốc, lan tỏa tới các quốc gia và Khu vực thuộc RCEP. Cảng có ưu thế về "tập trung hóa, xanh hóa, số hóa, thông minh hóa".
Nơi đây cũng hình thành 4 trung tâm gồm: "trung tâm vận hành tuyến đường vận tải trên bộ, trên biển mới", "trung tâm điều tiết, điều phối container vận chuyển biển quốc tế, "trung tâm tập trung và điều phối logistics lạnh xuất nhập khẩu" và "trung tâm tập trung và điều phối hàng hóa xuất nhập khẩu".
Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - đơn vị thực hiện vận chuyển các chuyến tàu liên vận đưa hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước thứ ba - thông tin đây là chuyến đi khởi hành đầu tiên của đoàn tàu Á - Âu trong ASEAN Express.
Chuyến tàu gồm hàng hóa trong các nước ASEAN quá cảnh qua Việt Nam và hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển từ 6 ngày trước, là những linh kiện xe máy, hàng điện tử, đồ chơi của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu chụp ảnh chung tại Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc (Ảnh: Đoàn Bắc).
"Các container này sẽ được nối vào các đoàn tàu Á - Âu xuất phát tại Trùng Khánh đi tới điểm cuối là các thành phố ở châu Âu. Việc vận chuyển bằng đường sắt giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa so với đường biển và có mức giá cước thấp hơn nhiều đường hàng không", vị lãnh đạo cho hay.
Trong những năm vừa qua, Đường sắt Việt Nam đã phối hợp với Trung Quốc và các nước đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt đi châu Âu, Nga Mông Cổ, Trung Á... sản lượng tăng hàng năm ở mức hai con số.
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu Di tích lịch sử Hồng Nham tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Tại đây, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã tham quan căn phòng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bí danh Hồ Quang, từng sống và hoạt động cách mạng trong giai đoạn khoảng những năm 1939-1940.
Căn phòng lưu giữ nhiều vật dụng đơn sơ như chiếc giường đơn, bộ bàn ghế làm việc, giá sách và một vài đồ vật khác. Bên ngoài căn phòng có treo một khung ảnh trên đó có ảnh Bác Hồ và một chiếc máy đánh chữ mà người từng thường xuyên sử dụng.
Từng đồ vật trong căn phòng lịch sử này đều gợi nhớ về một thời hoạt động đầy gian khó của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử cách mạng Việt Nam.
Thủ tướng tham quan căn phòng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và hoạt động (Ảnh: Đoàn Bắc).
Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng cho rằng Di tích lịch sử quý báu này là minh chứng sinh động cho tình hữu nghị gắn bó keo sơn, "vừa là đồng chí, vừa là anh em" giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Khu di tích Hồng Nham, trong đó có căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống và làm việc, được Trung Quốc và Việt Nam giữ gìn, trùng tu và bảo tồn như tài sản quý báu của cả hai dân tộc. Hàng năm Khu di tích đón khoảng 1 triệu lượt người tới tham quan, học tập, nghiên cứu.
Đây là các hoạt động cuối cùng của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác 4 ngày tại Trung Quốc. Ngay sau các hoạt động này, Thủ tướng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Trùng Khánh (Trung Quốc) về Việt Nam.
Hoài Thu (Từ Trùng Khánh, Trung Quốc)
" alt=""/>Thủ tướng đón tàu ASEAN Express từ Hà Nội tới Trùng Khánh