Chính hành động “chế thêm vải” che ngực cho dàn mỹ nhân trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ của TVB đã khiến phim không đạt rating cao như khi chiếu ở Đại lục.
ựcVõTắcThiêngiảmlượngxemthêthảket qua bóng đá hôm nayNSƯT Anh Dũng vĩnh biệt những ngày buồn
Chính hành động “chế thêm vải” che ngực cho dàn mỹ nhân trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ của TVB đã khiến phim không đạt rating cao như khi chiếu ở Đại lục.
ựcVõTắcThiêngiảmlượngxemthêthảket qua bóng đá hôm nayNSƯT Anh Dũng vĩnh biệt những ngày buồn
1. Những định kiến khó chịu
“Ồ, đây là vợ hai của anh à”, bạn thường cảm nhận rõ điều gì đó trong câu nói của người đối diện khi họ phát hiện ra bạn là người vợ thứ hai của ông xã mình, như thể vợ hai đồng nghĩa với người phải đứng ở vị trí thứ hai vậy. Một trong những bất lợi của việc làm vợ hai là người khác khó chấp nhận bạn.
Thật ra không hẳn họ có ý gì xấu. Chỉ là điều này cũng tương tự như thời đi học cấp một, cấp hai bạn luôn đi với một đứa bạn thân như hình với bóng, nhưng rồi đến khi học cấp ba bạn chơi thân với một người khác, và mọi người vẫn mãi không quên được việc bạn đã không còn ở bên đứa bạn ngày xưa.
2. Quan điểm xã hội gây bất lợi cho bạn
Dù tư tưởng nói chung của xã hội ngày nay đã hiện đại hơn rất nhiều nhưng vẫn còn những quan điểm cổ hủ gây bất lợi cho bạn đến từ những người suy nghĩ theo lối “mấy đời bánh đúc có xương” hay nhìn nhận tiêu cực về quan hệ mẹ kế - con chồng.
Thực tế này nhiều khi trở nên nghiệt ngã và phủ nhận mọi cố gắng của bạn trong việc chân thành yêu thương và chăm sóc cho đứa con của người đàn ông bạn yêu.
3. Gánh nặng từ cuộc hôn nhân trước
Một người khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai sau đổ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất, nếu chưa từng có con, họ gần như sẽ không bao giờ nói chuyện lại với người cũ, nhưng điều đó không có nghĩa là trong lòng có thể tránh được những tổn thương.
Mọi mối quan hệ đều không dễ dàng, nếu mọi thứ đi sai, chúng ta đều tổn thương. Đó là cuộc sống. Tâm lý tránh tổn thương thường khiến chúng ta tự dựng lên một bức tường ngăn cách, bảo vệ bản thân mình.
Loại hành trang đó có thể gây bất lợi cho cuộc hôn nhân thứ hai và làm ảnh hưởng đến bất kỳ lợi ích nào của việc trở thành người vợ thứ hai.
4. Khó khăn khi làm “mẹ kế”
Một đứa trẻ thường không dễ chấp nhận người khác sẽ thay thế mẹ của nó, vì tâm lý bảo vệ mẹ trong trái tim của bố, bảo vệ mẹ trong trái tim chính đứa trẻ.
Trẻ còn thường lo sợ người mới của bố sẽ không yêu thương mình, cướp đoạt của mình tình yêu, sự quan tâm của bố.
Làm vợ hai, không dễ dàng cho bạn trên đường chinh phục trái tim của con chồng. Ngay cả khi đứa trẻ đã ít nhiều chấp nhận bạn, thì những người khác trong gia đình, dòng họ, như ông bà, cô dì, chú bác vẫn có thể sẽ không nhìn bạn là mẹ “thực sự” của đứa trẻ “khác máu tanh lòng”.
5. Hội chứng vợ hai
Ngay cả khi sự nghiệp làm vợ hai của bạn diễn ra thuận lợi, bạn sẽ vẫn cảm thấy những khoảng trống khó khăn do người vợ trước để lại.
Điều này dẫn đến cái gọi là “hội chứng vợ hai” bao gồm những biểu hiện sau:
- Cảm thấy chồng mình luôn đặt gia đình anh ấy lên trên bạn
- Thường bất an hoặc dễ nổi nóng khi cảm thấy rằng mọi điều chồng mình làm đều có liên quan đến vợ cũ của anh ấy và con chung của họ.
- Bạn thường xuyên thấy mình so sánh bản thân với vợ cũ của chồng
- Bạn thấy cần phải can thiệp nhiều hơn vào các quyết định của chồng
- Bạn cảm thấy bế tắc và không biết vị trí của mình ở đâu, mình thuộc về đâu.
Nếu gặp những dấu hiệu này, bạn cần sự giúp đỡ của chồng đấy. Hãy nói chuyện với anh ấy nhiều hơn về những lo lắng và cảm giác của bạn, để anh ấy hiểu bạn yêu chồng và muốn hòa mình thành một phần trong gia đình của anh ấy, chỉ là, bạn cần anh ấy tiếp sức và động viên bạn nhiều hơn bằng tình yêu thương và lòng tin tưởng.
‘6h sáng, đang đi dạo trên bãi biển thì anh quỳ gối rồi nắm tay mình hỏi: ‘Em có đồng ý làm vợ anh không?’, chị Thêm nhớ lại ngày Chris Heath cầu hôn mình.
" alt=""/>Làm vợ hai và những mảng màu thách thức trên bức tranh hạnh phúc màu hồngĐang rót nước mời khách đến chia buồn, em nghe mọi người nháo nhào hỏi nhau: “Dâu đó hả?”, “Vợ đứa nào đây?”... Có vài ánh mắt hấp háy ra hiệu, có vài tiếng xuýt xoa bảo im lặng. Có lẽ người ta giữ ý tứ, tránh đụng chạm giữa nàng dâu cũ và con dâu mới gần đó. Em mím môi ngăn cõi lòng xôn xao gợn sóng vì bao chuyện buồn xưa cũ…
“Dạ con là dâu cũ, vợ cũ thôi ạ!” - Em điềm tĩnh trả lời câu hỏi của đám đông. Ừ thì mình là người cũ. Vì là người cũ nên chẳng còn cái cảm giác e dè, sợ sệt, cô đơn, lẻ loi, đơn độc giữa một biển người xa lạ. Ngày trước, em thường bị anh bỏ mặc giữa đám đông xa lạ dưới danh nghĩa “dòng tộc”, “họ hàng”, “bà con”…
Cái cảm giác lạc lõng ấy đáng sợ vô cùng. Loay hoay góc bếp này lại lân la nơi góc vườn rửa chén bát. Cứ luôn tay cắm cúi làm việc chẳng sao, vậy mà cứ rỗi rãi tí xíu thôi là y như rằng có người xầm xì rằng cưới dâu về “chỉ để trưng cảnh”.
Mà nào đâu phải em biếng nhác gì đâu. Cảnh mang thai ốm nghén thở không ra hơi phải ngồi bệt giữa bạt ngàn chén bát thật hãi hùng. Cảnh con dại đèo bòng bên hông phải thổi lửa đun chục ấm nước sôi mù mịt khói mới thấy thương con gái mình o e khóc làm sao!
Giá như anh lên tiếng bênh vực em tí xíu thôi giữa những lời xầm xì của họ hàng… Giá như anh mạnh miệng bảo em bế con tránh xa đám khói từ củi ướt xì xèo cháy trong bếp… Giá như anh động viên vợ mình cố gắng lên tí xíu, chịu khó thêm tí xíu để lấy lòng mọi người.
Tất cả đều chỉ là giá như… Anh bỏ mặc em bơi trong khối áp lực của nhà chồng, bởi anh bận chạy theo thú vui của mấy con bạc đen đỏ. Vậy là mình xa nhau và gọi nhau là “người cũ”. Vợ có thể “cũ”, dâu có thể “cũ” nhưng con gái thì có bao giờ “cũ” được đâu anh?
Người ta bảo em dại khi chia tay mà chẳng đòi hỏi quyền lợi gì từ anh trong việc nuôi con. Người ta bảo em khờ bởi không ràng buộc trách nhiệm nuôi con trong người đàn ông mê chơi như “ngựa bất kham ấy”, rồi một mai kia khi anh có người mới, anh sẽ dễ dàng quên mất nghĩa vụ nuôi con và chỉ có mình em lẫn con gái là thiệt thòi…
Người ngoài cuộc thường sáng suốt và kinh nghiệm hơn nhiều so với kẻ vừa chân ướt chân ráo bước ra khỏi cuộc hôn nhân bế tắc như em. Có lẽ em còn non nớt lắm nên chẳng lường trước được hết nhọc nhằn vất vả của thân cò đơn lẻ nuôi con, lại càng không đo được nông sâu của lòng người!
“Người cũ” ghé qua thăm con gái thưa thớt dần. “Người cũ” thỉnh thoảng mua sắm cho con ít áo quần, vài lốc sữa. “Người cũ” lắm lúc quên mất mình có con gái suốt năm dài tháng rộng. “Người cũ” mặc nhiên giao khoán trách nhiệm nuôi con cho người kia. Rồi “người cũ” bước thêm chuyến đò mới, đón cô con gái mới. Cuộc sống mới với người mới có ấm êm không anh mà sao mãi anh chẳng chịu “lớn” để ý thức trách nhiệm về con cái chín chắn hơn, sâu sắc hơn xưa?
Này người vô tâm, mình gọi nhau là “người cũ”, nhưng con gái chẳng bao giờ “cũ” đâu anh nhé.
Dù gia đình kịch liệt phản đối, anh Trần Văn Nguyên vẫn một mực bảo vệ tình yêu của mình với bạn gái.
" alt=""/>Mình gọi nhau là người cũ…Restaurante Botin tọa lạc tại Madrid, Tây Ban Nha là nhà hàng đặc biệt bậc nhất thế giới. Được khai trương vào năm 1725, trong suốt 295 năm qua, nhà hàng này chưa bao giờ đóng cửa, bất chấp mọi biến động và thăng trầm của lịch sử.
Restaurante Botin đạt kỷ lục Guiness là nhà hàng cổ nhất trên thế giới. Nơi đây trở thành một điều đặc biệt tại Tây Ban Nha và đã thu hút được hàng nghìn khách du lịch. Khi đến đây, bạn sẽ cảm thấy như đang quay ngược thời gian về lại vài thế kỉ trước.
Khi đi vào bên trong, một lối kiến trúc kiểu Tây Âu cổ sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên. Hầu hết các vật dụng đều là những loại đồ cổ vài trăm năm, tông màu trầm.
Đặc biệt hơn, nhà hàng sử dụng những loại bát cổ, bình cổ để treo lên tường như một cách chứng minh dấu ấn thời gian tại đây.
Trần của nhà hàng này được xây dựng vào những năm 1590, còn trước cả khi nhà hàng được xây dựng hoàn thiện.
Một lối đi dẫn khách hàng xuống với hầm rượu, nó rất giống như một hầm rượu đã bị bỏ hoang hàng trăm năm. Những chai rượu bị bụi đất bao phủ in dấu của năm tháng.
Một trong những điều đặc biệt nhất tại nhà hàng chính là chiếc lò nướng mà các đầu bếp gọi đó là “ viên ngọc quý” - nó đã được sử dụng 295 năm.
Đều đặn trong gần 3 thế kỷ, chiếc lò nướng sẽ được đốt nóng hằng tối và sử dụng để nướng thịt vào buổi sáng.
Lợn sữa quay là món ăn nức tiếng của nhà hàng này. Lợn sữa được quay trong lò nướng cổ 295 năm.
Các đầu bếp sẽ sử dụng gỗ sồi để nướng làm cho da của lợn giòn tan và tăng thêm hương vị của món ăn. Đây vẫn là một công thức rất đặc biệt, nó được tạo ra từ đời “ông cố” mở ra nhà hàng này cho đến tận bây giờ.
Vào các giờ cao điểm như 1 -2 giờ chiều hoặc buổi tối thì đảm bảo rằng rất khó để bạn có thể bước chân vào nhà hàng.
Đầm sen ở Hang Múa (Ninh Bình) đang vào mùa nở rộ, thu hút nhiều bạn trẻ tới check-in.
" alt=""/>Đặc sản bên trong nhà hàng suốt 295 năm chưa bao giờ đóng cửa