
Giới trẻ với đặc trưng cố hữu là năng động, nhanh nhạy, ham thích cái mới cũng đang góp phần làm phong phú thêm tiếng Việt qua cách sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt trong những ngữ cảnh cụ thể. Thời gian gần đây, trên các diễn đàn truyền thông và các hội thảo khoa học có nhiều ý kiến cho rằng tiếng Việt ngày càng mất chuẩn, sai chuẩn, đang bị “vẩn đục” và kêu gọi mọi người tìm cách, hiến kế để “cứu” tiếng Việt.

|
Giới trẻ đang góp phần làm phong phú thêm tiếng Việt (Ảnh Lê Huyền)
|
Nhiều nhà chuyên môn cũng lên tiếng cảnh báo hiện tượng dùng từ tiếng Việt tùy tiện, làm méo mó, lệch chuẩn tiếng Việt với những từ ngữ như: máu, sung, vãi, lộ hàng, tự sướng...
Thậm chí có nhà chuyên môn còn cho rằng tiếng Việt đang trong tình trạng “đáng báo động về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, và quy kết một trong những nguyên nhân là do “giới trẻ”, “ngôn ngữ tuổi teen”...
Hàng loạt từ mới đã xuất hiện
Quả nhiên, hiện nay tình trạng sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện - đặc biệt là trong một bộ phận giới trẻ - là không thể chối cãi, phủ nhận.
Tuy nhiên, theo tôi, giới trẻ với đặc trưng cố hữu là năng động, nhanh nhạy, ham thích cái mới cũng đang góp phần làm phong phú thêm tiếng Việt qua cách sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt trong những ngữ cảnh cụ thể.
Và sẽ thật là bất công nếu chúng ta cứ khăng khăng phiến diện, khe khắt nhìn nhận giới trẻ chỉ ở góc độ là “thủ phạm” làm “vẩn đục” tiếng mẹ đẻ, mà không hề nhìn thấy những đóng góp của họ trong việc đang từng ngày làm giàu đẹp thêm tiếng Việt.
Nhiều từ ngữ được giới trẻ dùng với nét nghĩa mới hết sức thú vị, độc đáo, nên chăng cần phải ghi nhận, xem xét bổ sung vào từ vựng tiếng Việt?
Một số từ ngữ tuy mới xuất hiện trong thời gian ngắn, nhưng tần số sử dụng tăng vọt đến kinh ngạc, không chỉ hạn hẹp trong phạm vi giới trẻ, mà lan tỏa đến mọi giới trong xã hội, hầu như không mấy ai là không hiểu theo nét nghĩa chuyển mới định hình ấy.
Chẳng hạn như từ “teens” khi gia nhập vào vốn từ tiếng Việt thì đều được hiểu nghĩa rộng hơn, chỉ chung cho cả giới trẻ chứ không hạn định như nghĩa nguyên gốc trong tiếng Anh là tuổi thanh thiếu niên, tuổi thanh xuân (từ 13 - 19) tuổi.
“Nổ”, “bệnh nổ” với nghĩa là nói khoác, khoe khoang dối trá, ba xạo, khoe mẽ, thậm xưng về những cái mình không có.
Hay từ “chảnh” - tự phụ, kênh kiệu, kiêu căng, cho mình là hơn người, coi thường người khác. Đi kèm theo từ “chảnh” còn có “chảnh chó” (nghĩa phê phán, tiêu cực), “sang chảnh” (nghĩa khen ngợi, tích cực).
Ngoài ra còn nhiều từ ngữ khác được dùng với nghĩa mới, có liên quan hoặc hoàn toàn thoát ly với nghĩa gốc của từ/ yếu tố tạo từ như: “sống ảo” - khoe khoang (đồ vật, nhan sắc, cuộc sống...) thái quá trên mạng internet, trong khi thực tế hoàn toàn không phải như vậy, thậm chí còn ngược lại.
“Sửu nhi” (trẻ trâu) là một từ Hán – Việt, chỉ người có tính cách trẻ con, thiếu chín chắn, thích thể hiện ra vẻ người lớn, hành động thái quá, đôi khi là lố bịch… trước một hoàn cảnh, sự vật – hiện tượng nào đó.
“Bá đạo” là một từ Hán – Việt mang ý nghĩa: không có đối thủ, không ai sánh bằng (bá chủ một vùng).
“Ném đá” là hành động gay gắt, kịch liệt phản đối một người, một vấn đề hay một hành động nào đó với thái độ bất bình, bức xúc cao độ, hoặc chỉ sự đả kích tập thể vào một đối tượng cụ thể, có những hành động làm trái ý, chướng mắt (thông thường là ở trên mạng) bằng cách nói móc mỉa, miệt thị, chửi bới.
“Chém gió” chỉ cách nói chuyện huyên thuyên, phét lác, nói không có cơ sở, mục đích mua vui cho mọi người hoặc nhằm cường điệu một sự việc nào đó (Có ý kiến cho rằng xuất phát từ hình ảnh người nói thường kèm hành động tay vung lên, chém xuống theo nhịp điệu lời nói, như là chém trong không khí.).
Từ “tám” hay tổ hợp “bà tám” để chỉ việc tán gẫu kéo dài, chỉ người nhiều chuyện, lắm lời.
“Gấu” (người yêu), “diễn/ diễn sâu” (đóng kịch một cách giả tạo, làm ra vẻ tựa như người thật, việc thật), “của chùa” (đồ vật, của cải không phải của mình, nên dùng tự nhiên, thoải mái, không biết tiếc, không có trách nhiệm), “chặt chém/ chặt đẹp/ chém đẹp” (bán giá quá đắt, bán với giá cắt cổ), “bèo” (giá cả quá rẻ, quá thấp, ví như bèo, hàm ý coi thường), “cháy chợ” (chợ hết sạch loại hàng nào đó, không còn để bán ra trong khi còn nhiều người muốn mua)…

|
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Nên công bằng với giới trẻ
Những từ ngữ với cách hiểu sáng tạo, cách chuyển nghĩa phong phú dựa vào nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng... mà giới trẻ đang sử dụng nêu trên, hiện có thể đang là từ tiếng lóng được sử dụng phổ biến chỉ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ).
Nhưng tôi tin chắc rằng - theo quy luật tiếp biến và đào thải tất yếu của mọi ngôn ngữ - qua quá trình sàng lọc của thời gian, chắc chắn sẽ có nhiều từ đang dần từng bước gia nhập một cách tự nhiên vào vốn từ của chúng ta, tham gia vào các phong cách chức năng ngôn ngữ khác (đặc biệt là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật), góp phần phát triển từ vựng tiếng Việt.
Cho nên, để cho thỏa đáng, xã hội và giới chuyên môn bên cạnh việc phê phán, cảnh báo những từ ngữ/ cách dùng từ theo nghĩa chuyển có tính dung tục, phản cảm, làm méo mó tiếng Việt…, cũng nên nhìn nhận giới trẻ nước nhà ngày nay dưới góc độ là một trong những nhân tố đang ngày ngày góp phần làm đẹp giàu thêm tiếng Việt.
Họ đang trên hành trình tiếp cận với lời nhắn nhủ, kỳ vọng của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - trong một Hội thảo khoa học Quốc gia về tiếng Việt trong thời gian gần đây: “Giữ gìn sự trong sáng đi đôi với phát triển, làm mới tiếng Việt. Tuy nhiên, sự tiếp thu phải có chọn lọc và không đánh mất bản sắc”.
ThS. Đỗ Thành Dương
Trưởng bộ môn Ngôn ngữ, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang
" alt=""/>Có nên đưa “chảnh”, “nổ” vào từ vựng tiếng Việt?

- Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa thông báo về kết quả của đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2018. Cả 4 thí sinh đều giành được huy chương, trong đó có 1 huy chương Vàng. |
4 chàng trai của đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2018 đều giành được huy chương. |
Kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2018 lần thứ 50 tổ chức tại Cộng hòa Séc và Cộng hòa Solovakia với sự tham dự của 304 thí sinh đến từ 82 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cả 4 thí sinh của Việt Nam dự thi đều đoạt được huy chương, gồm 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cụ thể, huy chương Vàng thuộc về em Phạm Đức Anh (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).
Huy chương Bạc thuộc về em Nguyễn Văn Chí Nguyên (học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa) và em Hoàng Thanh Tùng (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định).
Huy chương Đồng thuộc về em Phan Nhật Duật (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An).
Duy trì kết quả 100% thí sinh dự thi đoạt huy chương với tỷ lệ huy chương vàng và huy chương bạc cao, thành tích của đội tuyển tại Olympic Hóa học quốc tế năm 2018 tiếp tục khẳng định hướng đi đúng của ngành giáo dục trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đồng thời khẳng định sự quan tâm của lãnh đạo Bộ GD-ĐT cùng cố gắng, nỗ lực của các học sinh, các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi trong thời gian qua.
Bộ GD-ĐT sẽ đón và chúc mừng thành tích của đoàn dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2018 tại sân bay quốc tế Nội Bài vào lúc 6h30 ngày 30/7.
Thanh Hùng

Việt Nam giành 2 HC Vàng, 2 HC Bạc Olympic Vật lý quốc tế năm 2018
Đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2018 đã đoạt 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
" alt=""/>Việt Nam giành 1 huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế năm 2018
Trao đổi với VietNamNet, bà Lê Thị Tuyết Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Phương cho biết, sau khi nhận kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính, tâm trạng của giáo viên, phụ huynh và học sinh trong khu cách ly đã nhẹ nhõm hơn.Còn cô Vương Thị Hồng Lệ, giáo viên chủ nhiệm lớp 3E mừng rơi nước mắt khi nhận được kết quả xét nghiệm.
Cô Lệ hiện có 2 con nhỏ, một cháu học lớp 1, một cháu gần 3 tuổi. Cô hiểu nếu mình nhiễm Covid-19, cả nhà sẽ rất vất vả. Hiện, 2 con của cô đang phải gửi nhờ ông bà ngoại chăm sóc.
"Tâm lý học sinh rất ổn"
Theo cô Lệ, từ 7h sáng, không cần gọi, các học sinh đã thức dậy và ăn sáng.
"Lớp 3 đang được học nhảy dây, nên một số em nữ cũng mang theo dây vào khu cách ly để chơi".
Sau khi tập thể dục và ăn sáng, các học sinh ngồi đọc truyện ngay tại chỗ của mình.
"Rất may tập trung tại trường, trong mỗi lớp đều có sẵn giá sách nên các con có thể thay nhau đọc. Cũng rất nhiều bạn mang thêm sách từ nhà vào khu cách ly để đọc".
Cũng có một số phụ huynh mang theo máy tính xách tay thì có thể cho các con ôn tập kiến thức, thậm chí tham gia các cuộc thi trực tuyến.
"Có lúc, các bạn hát với nhau, nhưng vẫn phải ngồi tại chỗ để giữ khoảng cách cách ly. Có lúc, tôi cũng bật nhạc từ máy tính của một phụ huynh mang theo để các con hát cho đỡ buồn.
Khi thì bài hát mà các con được học trên lớp khi thì bài "Việt Nam ơi! Đánh bay Covid" hay "Ghen Cô Vy" để nâng cao tinh thần chống dịch. Có bố mẹ đi cùng, cơ sở vật chất đầy đủ nên các tâm lý của các học sinh rất ổn", cô Lệ nói.
Đến giờ ăn trưa, đại diện của mỗi phòng cách ly sẽ xuống để lấy đồ ăn. Trong quá trình ăn, mỗi người vẫn ngồi ở khu vực của mình, đảm bảo khoảng cách cách ly.
"Biết được biến thể mới của Covid-19 lần này rất dễ lây lan nên các con cũng rất ý thức. Cùng đó, các giáo viên và phụ huynh vẫn thường xuyên nhắc nhở".
 |
Trường Tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là nơi cách ly của 80 người gồm học sinh, giáo viên và cả phụ huynh. |
Một hành trình đặc biệt
Dù chỉ thuộc diện F2, song nữ hiệu trưởng và tất cả các thành viên ban giám hiệu hiện đang sinh hoạt ngay tại trường, sát với khu cách ly. Cô Lan chia sẻ, điều này giúp cô yên tâm hơn khi nắm sát sao tình hình, và cũng có thể khiến phụ huynh, giáo viên và học sinh vững tâm hơn.
Theo cô Lan, các phòng học mới xây được tận dụng làm khu cách ly, mỗi phòng có 8 người để đảm bảo giữ khoảng cách an toàn. Bình thường, có hơn 900 học sinh ăn bán trú tại trường nên số chăn ấm đủ để phục vụ, UBND quận Nam Từ Liêm và TP Hà Nội cũng hỗ trợ cho nhà trường 16 bình nóng lạnh, lắp vào nhà vệ sinh chung.
Chị Phạm Thùy Trang (phụ huynh lớp 3E), hiện đang ở cùng con gái trong khu cách ly cho biết, chị và các phụ huynh vô cùng cảm kích trước sự trách nhiệm, tận tình của cô hiệu trưởng, cô giáo chủ nhiệm và các giáo viên trong trường.
 |
Hình ảnh cô hiệu trưởng tại hàng rào cách ly khiến nhiều phụ huynh cảm động |
"Em rất xúc động trước những gì cô và các thầy cô trong trường đã làm, sáng nay em đã khóc khi nhìn thấy ảnh này của cô"
"Chỉ cần em luôn cảm thấy chúng mình luôn có được sự quan tâm của mọi người là cô ấm lòng" - Những dòng tin nhắn với cô hiệu trưởng được chị Trang chia sẻ.
Với cô giáo chủ nhiệm Vương Thị Hồng Lệ, chị Trang cho hay, cô Lệ đã theo các con từ lớp 2 nên hiểu rõ tính cách, thói quen của từng học trò. Dù không phải học trực tuyến, nhưng cô Lệ vẫn để ý nhắc nhở các con ôn tập bài vở. Vì vậy, những ngày trong khu cách ly, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy yên tâm.
Chị Trang cũng chia sẻ đã xin phép các cô giáo sử dụng một số hình ảnh trong nhật ký về hành trình đặc biệt của mẹ con mình.
 |
Cho đến lúc này, anh Nguyễn Đức Tuấn (phụ huynh lớp 3G) vẫn nhớ nguyên cảm giác "bủn rủn" khi nhận được dòng thông báo từ nhà trường cho biết học sinh lớp 3E đã dương tính với nCoV. Con anh Tuấn nằm cạnh học sinh nhiễm Covid-19 trong giờ nghỉ trưa ở trường. “Chúng tôi khi ấy cảm giác rất lẫn lộn vì chưa từng gặp tình huống này bao giờ. Cả hai vợ chồng chỉ biết quẩn quanh, tay không rời chiếc điện thoại, ngóng đợi từng dòng tin trong nhóm chat của phụ huynh lớp và thông báo từ phía nhà trường”. Khi nghe tin con mình trở thành F1 và sẽ phải đi cách ly, chị Linh – vợ anh – bật khóc ngay tại chỗ. Anh Tuấn lúc này không còn thời gian nghĩ nhiều, vội gói ghém một chút đồ ăn, đồ chơi và sách vở để con tự học, đưa con đi cách ly ngay trong đêm. “Đến giờ, phụ huynh mới có thể thở phào nhẹ nhõm khi các con cùng cô giáo đều có kết quả âm tính. Mong rằng, đây sẽ là những trải nghiệm để các con bản lĩnh và trưởng thành hơn”, anh Tuấn nói. |
Thanh Hùng - Thúy Nga

Cô giáo Hà Nội kể chuyện ngày đầu cách ly cùng học sinh
Do một học sinh lớp 3E Trường Tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) dương tính với Covid-19 nên toàn bộ học sinh và giáo viên từng tiếp xúc với học sinh này hiện phải cách ly tập trung ngay tại trường.
" alt=""/>Dòng tin nhắn cảm động trong khu cách ly Covid