Năm 2008, ngôi nhà của ông Từ thuộc diện phải phá dỡ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc gia đình ông phải chuyển đi nơi khác.
Cả nhà ông Từ muốn đưa bà Tô đi cùng. Nhưng bà không chịu. Bà cho biết đã quen với cuộc sống ở nông thôn, không muốn làm quen với môi trường mới.
Thấy bà Tô không muốn rời đi, ông Từ không dám ép. Thay vào đó, ông thuê cho bà một căn nhà trong làng với giá 300 tệ/tháng.
Ở ngôi nhà mới, mỗi khi nghĩ đến việc bà Tô lớn tuổi sống một mình, ông Từ lại thấy không yên tâm. Khi có thời gian rảnh, ông lại đến thăm bà Tô, nói chuyện với bà để bà bớt buồn chán. Ngày lễ ngày Tết, cả nhà ông lại cùng nhau đến thăm bà, sắm sửa cho bà không khác gì mẹ ruột.
Năm 2012, bà Tô 88 tuổi, sức khỏe đã rất yếu. Bà đi không vững, không thể tự chăm sóc bản thân. Bà cần người túc trực 24/24 giờ. Tuy nhiên, ông Từ vẫn phải đi làm nên không thể ở bên bà liên tục.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông đã đến gặp ủy ban làng, trình bày hoàn cảnh của bà Tô và những khó khăn của ông. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của ủy ban làng, bà Tô được đưa vào viện dưỡng lão gần đó.
Vấn đề lại đặt ra lúc này là tiền nộp cho viện dưỡng lão. Trong năm đầu tiên, bà Tô phải trả 1.700 tệ mỗi tháng, sang năm thứ hai, con số này tăng lên 2.000 tệ mỗi tháng.
Mặc dù bà Tô được hưởng bảo hiểm nông thôn và trợ cấp tuổi già hàng tháng tuy nhiên, tổng số tiền đó chưa đến 1.000 tệ. Nhà ông Từ không khá giả, ông chỉ là một công nhân bình thường nhưng vì thương hoàn cảnh của bà Tô, ông quyết định trả giúp bà khoản này.
Sau khi bà Tô được đưa vào viện dưỡng lão, ông Từ vẫn thường xuyên đến thăm, mang hoa quả và đồ ăn cho bà.
Những người ở cùng phòng luôn ghen tị với bà Tô, khen bà có người con trai hiếu thảo. Mỗi lần nghe vậy, bà cụ lại cười và giải thích rằng đây không phải con bà mà là hàng xóm.
Ngày 21/6/2017, bà Tô 93 tuổi nhập viện do chức năng thận bất thường.
Ông Từ và gia đình lại thay nhau chăm sóc bà trong bệnh viện, canh giữ suốt 8 ngày 8 đêm. Không ai trong số các y tá ở bệnh viện biết rằng họ chỉ là hàng xóm của bà cụ.
Ngày 29/6/2017, bà Tô trút hơi thở cuối cùng. Từ Huệ Minh lại gánh vác trọng trách lo tang lễ cho bà cụ, bởi trong thâm tâm, từ lâu ông đã coi bà Tô như người thân của mình.
Khoản tiền bất ngờ
Mọi việc liên quan đến bà Tô tưởng đã kết thúc, không ngờ 3 năm sau, ông Từ nhận được cuộc điện thoại của bí thư thôn.
Người đàn ông nói với ông Từ rằng ngôi nhà của bà Tô đã bị phá bỏ, và bà Tô nhận được hàng triệu tệ (hàng tỷ đồng -nv) từ tiền phá dỡ. Tuy nhiên, vì bà Tô không có người thừa kế nên lãnh đạo thôn cho rằng nó nên thuộc về ông Từ.
“Tất cả chúng tôi đều cảm thấy nên đưa số tiền này cho ông Từ, dù sao ông ấy cũng đã có 30 năm chăm sóc cho bà Tô”, vị bí thư thôn nói với PV trong một cuộc phỏng vấn.
Ông Từ rất bất ngờ về việc này. Ông nói rằng, việc chăm sóc cho bà Tô hoàn toàn xuất phát từ tình thương với người già neo đơn. Ông chưa từng nghĩ đến tài sản của bà.
Tuy vậy, sau đó, tòa án Ninh Ba vẫn quyết định giao 50% số tiền của bà Tô cho ông Từ. Số tiền còn lại được tặng cho một người cháu họ của bà Tô và những người neo đơn, nghèo khó của làng.
Năm 2020, ông Từ cũng nhận được danh hiệu "Người tử tế và hiếu thảo năm 2020" và được tuyên dương tại lễ khai mạc Lễ hội hiếu thảo Trung Quốc lần thứ 12.
Linh Giang(Theo 163)
" alt=""/>Bất ngờ nhận được tiền tỷ từ người hàng xóm đã qua đời"Em đã nhận được thông báo đón người Quảng Trị đang mắc kẹt ở tâm dịch về quê. Về sẽ phải đi cách ly tập trung nhưng em sẽ chấp hành tốt", Minh Anh chia sẻ.
Cô sinh viên Nguyễn Minh Anh. |
Minh Anh cho biết, cô có năng khiếu về vẽ từ nhỏ. Trước đây, cô thường vẽ tranh bằng bút chì. Sau này, cô tự tập vẽ tranh bằng các ứng dụng trên điện thoại.
Tốt nghiệp cấp ba, cô muốn theo học ngành vẽ ở một trường đại học tại TP.HCM nhưng không được gia đình đồng ý. “Bố mẹ sợ em đi học xa vất vả”, nữ sinh viên nói.
Ngày 26/7, Minh Anh lên mạng đọc tin tức về tình hình dịch bệnh. Bức ảnh chụp các y bác sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy đến chung tay cùng Đà Nẵng chống dịch Covid-19 được nhiều người chia sẻ, đi kèm là những lời bình cảm động.
Ngay lúc đó, Minh Anh tải bức ảnh xuống, mở phần mềm vẽ tranh trên điện thoại, dùng bút cảm ứng phác họa lại. Bức tranh được cô phác họa trong vòng ba giờ.
Bức vẽ này ghi lại hình ảnh các y bác sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy sải bước trên hành lang Bệnh viện Đà Nẵng, chung tay cùng Đà Nẵng chống dịch Covid-19. |
Từ đó, bắt gặp hình ảnh cảm động nào của lực lượng tham gia chống dịch tại Đà Nẵng, Minh Anh lại tải về, phác họa lại. Đến nay, cô đã phác họa được 12 bức tranh về chủ đề này.
“Thông qua những bức tranh này, em muốn gửi lời cảm ơn đến các y bác sĩ, các anh chiến sĩ công an, bộ đội, các tình nguyện viên… đang hi sinh chuyện gia đình, sự an toàn của bản thân để chống dịch. Em cũng hy vọng, khi nhìn được các bức tranh của em, các cô chú ấy sẽ vui, quên đi những mệt mỏi”, nữ sinh viên nhắn nhủ.
Hình ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 qua nét vẽ của Minh Anh. |
Anh chiến sĩ công an giúp vận chuyển hàng hóa tiếp tế vào các khu cách ly y tế. |
Bức vẽ này ghi lại cảnh bác sĩ Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cắt tóc cho nhau để thuận lợi khi điều trị cho bệnh nhân Covid-19. |
Lực lượng thanh niên tình nguyện đang hỗ trợ công tác phòng chống dịch ở các cửa ngõ ra vào TP Đà Nẵng. |
![]() |
Anh thanh niên hỗ trợ đo thân nhiệt cho người đi đường. |
Hội sinh viên Đại học Đà Nẵng ủng hộ những thùng mì gói đến sinh viên đang khó khăn giữa dịch bệnh. |
Bức vẽ này ghi lại hình ảnh bác sĩ Lê Văn Đương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện C Đà Nẵng đến các phòng bệnh để động viên bệnh nhân và hát bài "Năm anh em trên một chiếc xe tăng". |
Một bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ ngả lưng trên ghế đá. |
Hình ảnh bác sĩ tranh thủ chợp mắt được Minh Anh khắc họa lại. |
Hình ảnh bác sĩ Nguyễn Quý Thiện - khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện C Đà Nẵng đàn hát bài "Đà Nẵng ngày bão giông" trong thời gian nghỉ giải lao, được Minh Anh vẽ lại. |
Bức vẽ này mô tả một bác sĩ tại Trung tâm 115 Đà Nẵng làm việc kiệt sức đang được hai đồng nghiệp chăm sóc. |
Ngày 31/7, Thúy và nhiều sinh viên ở Đà Nẵng dọn đồ chuyển đi, nhường phòng cho người cách ly. Trước khi rời đi, cô để lại lá thư động viên người cách ly hãy vui vẻ, giữ tinh thần thật tốt.
" alt=""/>Cô gái Quảng Trị vẽ tranh về lực lượng chống dịch ở Đà Nẵng