Triển lãm nhằm mục đích đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát biểu tại Triển lãm, ông Hoàng Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở nhấn mạnh: Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống; văn hóa mỗi dân tộc có những sắc thái và giá trị riêng. Cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự đoàn kết dân tộc. Trên suốt chặng đường xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số với quan điểm, nguyên tắc nhất quán và xuyên suốt: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi phải được phát triển toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh; hệ thống chính trị ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phải được xây dựng, củng cố và phát triển từng bước vững chắc...
“Là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng, người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo từ lâu đời. Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Chính sách nhất quán của Đàng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật; các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo được phát huy”, ông Hoàng Minh Phương khẳng định.
![]() |
Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở năm 2021 |
Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở năm 2021 do Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức là một trong những hoạt động thiết thực của công tác thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo. Sau khi kết thúc triển lãm, Bộ TT&TT chuyển giao toàn bộ tư liệu trưng bày tại Triển lãm để tỉnh Bắc Giang tiếp tục công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới, ông Hoàng Minh Phương nêu rõ.
Thông qua Triển lãm lưu động sẽ góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam; tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; mặt khác đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và đời sống Nhân dân.
![]() |
Các em học sinh tham quan Triển lãm |
Triển lãm trưng bày gồm: Khu trưng bày 1: Đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững, gồm các chủ đề: Các dân tộc Việt Nam thống nhất - đa dạng; Truyền thống đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc; Khu trưng bày 2: Hình ảnh, tư liệu về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm các chủ: Các tôn giáo ở Việt Nam - Giá trị văn hoá lịch sử; Tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam; Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng; Khu trưng bày 3: Đấu tranh chống lợi dụng về dân tộc và tôn giáo; Khu trưng bày 4: Hình ảnh Dân tộc, tôn giáo của tỉnh Bắc Giang.
Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở năm 2021 tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang (số 06 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngô Quyền, TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) diễn ra từ ngày 7/12 đến ngày 9/12/2021.
Bài và ảnhXuân Lộc
" alt=""/>Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở năm 2021Có trái khoáy không?
Thế nào là quản lý nhà nước?
![]() |
Đừng đóng vai xin tiền
Bộ GD-ĐT đã trình lên Thường vụ Quốc hội một “đề án xin tiền”: trên 34.000 tỷ đồng để “đổi mới chương trình và sách giáo khoa”. Số tiền quá lớn, bị nhiều ý kiến phản đối… một vị có trách nhiệm giãi bày rằng… đây mới chỉ là việc “bảo vệ thử một luận án” - ý nói sẵn sàng nghe phản biện và sẽ giải trình, bổ khuyết.
Tất nhiên, không ai “thử” bảo vệ luận án để… thua, mà là để thắng khi bảo vệ “thật”.
Riêng tôi cho rằng, Bộ GD-ĐT cần thôi hẳn chuyện tự “bảo vệ luận án”, mà phải là người chấm và hô hào dư luận cùng chấm cái “luận án” 34 ngàn tỷ này.
Chính vì quyết giữ vai trò “bảo vệ luận án” cho nên (ngay tức khắc), một vị lãnh đạo bộ này đã họp báo giải thích sự hợp lý của các khoản chi phí – và không quên nhấn mạnh đã tiết kiệm tối đa (ví dụ, khoản viết sách giáo khoa chỉ tốn trên 100 tỷ đồng mà thôi).
Khốn nỗi, nếu được thuê, được thầu, thì “người ngoài đề án” chỉ cần xin 34 tỷ (tức 1/3) cũng quá đủ. Người ta có cảm giác Bộ GD - ĐT từ vài chục năm nay vẫn muốn “ôm” lấy việc tự viết sách. Không lạ, nếu có người cho rằng "sẽ thiếu minh bạch nếu Bộ GD-ĐT giữ quyền làm sách".
Cứ cho là khoản tiền khổng lồ 34 ngàn tỷ được duyệt, thì nội dung đề án, trong đó phần Mục Tiêu chưa thật trúng, cũng khiến có người nhấn mạnh rằng với giáo dục, không phải có tiền là có kết quả.
Đúng vậy đấy. Quá khứ vẫn hiện ra nhãn tiền kia.
Bộ GD-ĐT hãy giữ vị trí của người có tiền và biết chi tiền
Giáo dục nước ta được chi hàng năm tới 20% tổng ngân sách. Đây là tỷ lệ rất lớn, so với bất cứ nước nào. Nhưng Việt Nam vẫn là nước nghèo, do vậy đưa đến 2 hệ quả phải xử lý:
- Bộ GD-ĐT cần trở thành chủ tài khoản, trong tay thật sự có tiền
Con số 20% ngân sách (dự kiến mỗi năm) rất có thể bị cắt giảm (như đã từng xảy ra). Muốn biến dự kiến thành hiện thực, muốn thật sự làm chủ số tiền này, Bộ GD-ĐT phải giải trình với Chính phủ, Quốc hội, sao cho thuyết phục để mỗi năm được giải ngân trọn số tiền dự kiến – nghĩa là được cấp đủ. Chớ có xông vào việc tự lập dự án (tự xin tiền, tự chi tiêu), mà hãy trở thành người gọi thầu và chọn thầu. Chọn được nhà thầu tốt nhất sẽ là cách thuyết phục Nhà Nước cấp đủ tỷ lệ 20% dự kiến – với sự hậu thuẫn của dư luận.
Muốn vậy, dứt khoát phải chứng minh được sự tiết kiệm, thể hiện bằng những hiệu quả (đong đếm được) trong ngắn hạn, tức là trong mỗi bước của lộ trình. Chớ hứa hẹn những thu hoạch “khổng lồ” nhưng bắt mọi người phải chờ sau 5 năm, 10 năm (và lâu hơn nữa) – như đề án 34 ngàn tỷ.
Chính cái đề án tự biên, tự tạo này đã biến Bộ GD-ĐT lẽ ra phải là người có quyền quy trách nhiệm các nhà thầu lại trở thành người sẽ bị cấp trên và dư luận truy trách nhiệm.
- Bộ GD-ĐT phải tự chứng minh là “người nghèo biết cách chi tiền”
Tỷ lệ 20% tuy lớn, nhưng Việt Nam vẫn là nước nghèo, số học sinh chiếm tới 1/5 dân số (đưa đến khoản lương không nhỏ cho hàng triệu thầy cô); do vậy số tiền mặt được thực chi cho mỗi đầu học sinh là rất thấp.
Bởi vậy, nhất thiết trong hành xử, Bộ GD-ĐT cần chi tiền theo cách của người nghèo. Mà phải là người nghèo có chí làm giàu.
Ngôi nhà mang tên Giáo Dục đã rệu rã, cần sửa, cần cơi nới, hay cần làm mới?. Người giàu thì “phá đi, làm lại”; nhưng người nghèo thì “dỡ ra, làm lại”. Hàng mấy trăm triệu cuốn sách giáo khoa (đã in) sao nỡ vứt bỏ cái “toạch” như dự định?
Trong nhiều dự án do “người ngoài” đề nghị (họ muốn kiếm tiền) – sẽ không thiếu những dự án 34 ngàn tỷ - chủ nhà cần chọn đề án nào thực tế nhất, lại phù hợp số tiền trong tay; đồng thời phù hợp với sự phát triển tiếp theo của ngôi nhà.
Thế thì… cái đề án hoành tráng cỡ 34 ngàn tỷ - lại không phải do “người ngoài” đề nghị - rõ ràng là không phù hợp với cách chi tiền của người nghèo. Liệu tác giả đề án có khi nào tự ý thức được mình nghèo? Một ví dụ khác. Khi thấy rằng thu nhập đầu người ở Việt Nam còn lâu mới đạt 5000 USD, nhiều vị đã đề nghị chương trình phổ thông chỉ cần 10 hoặc 11 năm – ít nhất trong thế hệ hiện nay. Nhưng Bộ GD-ĐT vẫn khư khư giữ 12 năm, bất cần lời giải thích nào, cứ như người nghèo mà quen hành xử kiểu đại gia (!).
TIN BÀI LIÊN QUAN:Bộ Giáo dục giải thích các khoản chi 34.000 tỷ đồng" alt=""/>Bộ Giáo dục đừng biến thành nhà thầu
Thành công trong sự nghiệp là vậy nhưng ngoài đời cuộc sống của anh đã phải trải qua đổ vỡ khi cuộc hôn nhân dài 20 năm cùng người vợ đầu tiên chấm dứt. Sau ly hôn suốt 2 năm, anh chuyên tâm vào phim ảnh để quên đi tổn thương tinh thần. Nhìn Trọng Trinh miệt mài với công việc như vậy, bạn bè ai cũng nghĩ phải mất một thời gian rất lâu nữa để anh có thể tìm lại niềm tin với phụ nữ và cuộc sống hôn nhân. Nhưng thật bất ngờ, tình yêu lại bất ngờ tìm đến khiến vị đạo diễn tài năng muốn làm lại từ đầu với người vợ thứ 2 kém 16 tuổi. Là người khá kín tiếng về đời tư nhưng trong buổi ra mắt bộ phim Nàng dâu order, Trọng Trinh đã có dịp chia sẻ về cuộc sống hiện tại. 10 năm sau ngày cưới, khi nhớ lại thời mới yêu nhau, NSƯT Trọng Trinh ngẫm lại: "Vợ tôi khi ấy là người chủ động. Cứ chiều chiều là cô ấy gọi điện hỏi thăm tôi. Đến một ngày, cô ấy đột nhiên chẳng gọi khiến tôi thấy hụt hẫng vì chẳng ai hỏi thăm mình nữa nên tôi cầm máy gọi lại cho cô ấy. Nhưng điều khiến tôi đổ gục trước cô ấy lại chính là gói trà gừng được để sẵn ở phòng làm việc. Sau khi quen nhau cô ấy biết cơ địa tôi dễ cảm lạnh nên lúc nào cũng chuẩn bị sẵn rất nhiều trà gừng ở mọi chỗ từ nhà, trên xe ôtô cho tới phòng làm việc của tôi để dành lúc cần. Một lần bị cảm ở cơ quan, tôi nhìn thấy gói trà gừng và bỗng nhiên nhớ đến cô ấy. Lúc đó, tôi mới nhận ra vợ mình khi ấy giỏi thật, biết "bài binh bố trận" rất tài tình. Tôi vẫn nhớ chi tiết đó và thường lấy ra trêu bà xã nhưng cô ấy chỉ bảo em lo cho anh thật mà".
Nói về chuyện chênh lệch tuổi tác giữa hai vợ chồng anh trả lời hóm hỉnh: "Hai đời vợ có gì mà to tát. Vợ kém 16 tuổi là chuyện nhỏ, chẳng thành vấn đề. Với tôi, trẻ là phải thua ít nhất 30 tuổi. Mọi chuyện đều do duyên số đưa đẩy. Tôi chẳng chủ đích, sắp đặt chuyện gì". Nam đạo diễn tâm sự nhiều khi đi cùng vợ, nhiều bạn bè hay đùa, gọi anh là "chú", bà xã là "chị". Anh hài hước nhắc nhở: "Cậu nhìn lại đi, xem gọi chú hay gọi anh phù hợp". Mặc dù vậy trong cuộc sống hôn nhân hai vợ chồng NSƯT Trọng Trinh cũng có sự khác biệt khi hai người có tính cách trái ngược nhau. Anh kể: "Tôi là người ít nói còn cô ấy nói nhiều. Tôi mềm mại bao nhiêu thì cô ấy nóng tính bấy nhiêu. Đôi khi cô ấy gắt lên hỏi tôi "Sao anh không nói, lúc nào cũng im im như thế" thì tôi chỉ biết trả lời "Anh không nói được". Ngoài tính kiệm lời, nam diễn viên cũng tự nhận mình là người thật thà nên ít khi nói những lời hoa mỹ khen vợ. Điều này cũng khiến bà xã anh nhiều lần giận dỗi khi anh nói quá thật. "Tôi thừa nhận đó là một cái dở. Tôi coi sự khác biệt giữa hai vợ chồng như quy luật bù trừ của tạo hóa và chấp nhận điều đó. Là người đã đến giai đoạn đằm lại và ít nói hơn, tôi luôn luôn lắng nghe. Khi có tranh cãi, tôi không bao giờ mang những trải nghiệm của người hơn tuổi ra để khăng khăng mình đúng", nam diễn viên trải lòng. Ngoài câu chuyện cuộc sống hôn nhân, NSƯT Trọng Trinh cũng nhận được nhiều sự chú ý khi người bạn - đạo diễn Đỗ Thanh Hải tiết lộ anh sắp có em bé ở tuổi 62. Đáp lại những thắc mắc anh trả lời: "Anh Hải cứ đùa thế thôi chứ không biết em bé ở đâu. Tôi không ngại có con ở lứa tuổi này vì cho rằng đó là một niềm hạnh phúc". Tuy nhiên, việc có con khi đã lớn tuổi cũng khiến anh phải suy nghĩ khi làm sao để tròn trách nhiệm với nó đến 20 năm nữa. "Khi đứa trẻ lớn lên và cần sự tư vấn ở người thân nhất mà tôi chẳng còn nữa hoặc không thể chia sẻ được với nó thì không hay. Dù luôn để các con tự lập và tôn trọng mọi lựa chọn của chúng nhưng tôi cho rằng nếu con có người lớn định hướng thì sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều khi trưởng thành. Đứa trẻ nào cũng cần bố mẹ, ít nhất là để có điểm tựa tinh thần. Trên đời cũng có những đứa trẻ sinh ra phải hoàn toàn tự thân nhưng chắc chắn họ sẽ mất thời gian hơn những người bình thường. Cuộc đời khó nói lắm, chỉ cần nghĩ đến việc không cho con một cuộc sống trọn vẹn là tôi thấy lăn tăn. Nếu không phải vì suy nghĩ ấy thì tôi đã có thêm con từ lâu rồi", anh nhấn mạnh. Còn về phía vợ, nam diễn viên chia sẻ: "Ngay từ đầu tôi đã nói thẳng với cô ấy rằng mình có trách nhiện lo cho hai cậu con trai đến tuổi trưởng thành. Nếu cả hai đến với nhau cô ấy sẽ phải hy sinh. Còn sau này trời cho thêm thì mình nhận chứ bắt buộc phải cố gắng để có con thì anh không thể". Về phần mình, NSƯT Trọng Trinh thừa nhận mình là một người hà khác khi đưa ra những điều mình mon muốn nhưng đáp lại anh là câu trả lời đầy bất ngờ của vợ khiến anh hạnh phúc: "Em chỉ cần anh thôi, em sẵn sàng hy sinh vì anh. Nếu Trời cho thì mình nhận, nếu không có thì cũng không quá cần thiết".
(Theo Dân Việt) " alt=""/>Đạo diễn NSƯT Trọng Trinh: 'Vợ tôi trẻ hơn 16 tuổi cũng chỉ là chuyện nhỏ'
|