
Một “phi vụ giường chiếu” thường bắt đầu từ lời gợi ý hoặc tín hiệu “đèn xanh”. Việc dùng lời lẽ để gợi ý cũng là cả một nghệ thuật, phải sáng tạo để “đối tác” vui vẻ, hào hứng nhập cuộc. Thay vì những lời lẽ gợi ý cũ kỹ, nhàm chán, người đàn ông dùng vài giây để tư duy ra những lời “có cánh”, ngọt ngào, hóm hỉnh, cũng đủ để nàng cảm thấy hào hứng hơn hẳn ngay từ đầu.
![]() |
Ảnh minh họa |
Hành động “khều” cũng vậy, rất cần người nam nghĩ ra “chiêu trò” mới. Đơn cử, có người vợ “bắt tín hiệu” khi được chồng gác hờ chân, cũng có quý bà “được gãi lưng” là “hiểu”. Nhưng người chồng cứ dùng mãi chiêu gác chân hay gãi lưng, chẳng phải là ý hay. Trong “bộ phim ái ân”, đoạn gợi ý là một trong những đoạn cần đặc sắc và thú vị. Cơ thể người nữ có rất nhiều vùng nhạy cảm. Có những vùng nhạy cảm đến mức chỉ cần được vô tình hay chủ ý chạm qua, sẽ “nóng” lên nhanh chóng. Người chồng có thể “ghi điểm” cộng ngay từ hành động “khều”, mỗi lần “khều” mỗi cách, sẽ khiến người vợ cảm thấy thú vị.
Ngoài ra, tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trên giường là một trong những nội dung quan trọng và rất cần được sáng tạo. Trong điều kiện thực tế, không phải lúc nào hai vợ chồng cũng sẵn sàng thoải mái, vui vẻ để “nhập cuộc”. Lúc này, rất cần sự khéo léo của người đàn ông. Tránh đề cập đến những câu chuyện căng thẳng, buồn hay chất chứa lo toan, người đàn ông giỏi sẽ khéo léo lái chủ đề của hai vợ chồng qua những đề tài nhẹ nhàng, vui tươi. Một người đàn ông có khiếu hài hước còn biết cách tạo ra tiếng cười sảng khoái cho cả hai. Khi cả vợ và chồng vui vẻ, những nội dung diễn ra sau đó dễ suôn sẻ hơn.
Các nhà tình dục học còn đưa ra yêu cầu cao hơn cho cánh đàn ông: phát huy sự thú vị của tinh nghịch trong khúc dạo đầu. Im lặng và chậm rãi không phải là điều kiện lý tưởng cho một cuộc “yêu”. Người đàn ông giỏi cần tạo được cho “một nửa” của mình tiếng cười khúc khích, những tiếng mắng yêu và những lời nói mới mẻ khi “chuyện ấy” diễn ra.
Hãy hình dung, tình dục như một cỗ máy tính, những chuyển động cơ học chỉ là một “phần cứng”, chiếc máy tính ấy cần những “phần mềm” mang tính sáng tạo cao. “Quy trình” dẫn đến một kết quả tốt đẹp của cuộc giao hoan luôn cần được đảm bảo tốt ở tất cả các “khâu”. Những “khâu” tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng lại không cho phép người trong cuộc qua quýt. Bởi, có không ít trường hợp, người trong cuộc không để ý đầu tư nâng cấp, sáng tạo “nội dung phụ” mà hỏng “nội dung chính”.
ThS-BS Mai Bá Tiến Dũng
(Theo SK&ĐS)
Nên cái đêm về sáng, khi tôi đang ngủ quáng quàng trở dậy sau cuộc gọi của mẹ, tôi vừa lái xe vừa dỗ dành ba cố gắng, sắp tới bệnh viện rồi, tôi cảm thấy quá khó tin. Những bước chân lên xuống đầy bất an của tôi ngang qua cửa phòng cấp cứu cũng vậy, nó nóng ruột bồn chồn khó tả.
Khoảnh khắc ngồi trên xe cứu thương chuyển viện với người cha nằm im lìm bên cạnh không còn nhận ra đứa con gái lớn nhiều năm sống cùng, có lẽ là ám ảnh cả đời tôi. Tôi đưa tay vỗ về: “Ba đừng sợ, có con đây, ba à”. Ngay cả khi nhân viên y tế hỏi tôi rằng, muốn đưa người thân về nhà chưa, hay “còn nước còn tát”, thì tôi cũng gắng gượng hỏi ý kiến ba. Là ba muốn ở đây với bác sĩ, hay ba muốn về nhà với con… Dù thâm tâm tôi thừa biết, tất cả chỉ là để ủi an tinh thần của chính tôi.
Mình có tính sai điều gì chăng? Mình có quyết định không đúng? Tại sao mọi thứ đường đột tới mức này? Bệnh ấy, người ta vẫn có thể cầm cự vài năm, thậm chí hơn chục năm, hoặc ít nhất cũng là vài tháng… Hà cớ gì, ba bỏ mẹ và các chị em tôi nhanh tới mức bàng hoàng…
“Em hối hận vì có nhiều thứ định làm cho ba, mà cứ lừng khừng, cuối cùng trễ muộn”. Câu ấy, em gái tôi nhắn cho chị, vào cái ngày ba thành nắm tro tàn, nằm trong cái hũ sành, lặng lẽ trên bàn thờ lập vội. Tôi khuyên em đừng nghĩ nhiều, ba không trách đâu, chị em ta hãy hướng về phía trước mà sống tốt, đùm bọc lẫn nhau, là được rồi.
Tôi nói với em mà như nói với bản thân mình.
Tấm ảnh thờ là hình chụp lúc đám cưới của em gái, ba tôi bận đồ lớn, miệng hơi mỉm cười, có thắt cà-vạt đàng hoàng. Trong kho hình xấp xỉ hai chục ngàn tấm ấy, chẳng hiểu sao tôi tìm ra ngay bức ảnh ấy, chắc là vì ba tôi thích nó nên “chỉ điểm”. Là tôi nghĩ vậy, để củng cố niềm tin rằng, sau khi mất đi, người ta vẫn có linh hồn. Vẫn hiểu được lời thì thầm giới thiệu của tôi: Này là bạn học hồi cấp III của con, đây là các chị đồng nghiệp ở cơ quan cũ, đây là mấy bác ở cùng tu hội ngày xưa của ba… Đó là khi tôi tự tay đốt nhang, đưa cho khách viếng, và nói cùng ba những lời như lúc ba còn bên cạnh.
Còn nhớ hôm có ai đấy nhắc nhở, hãy dẫn lối để ba biết đường về nhà. Tôi khẽ cười bảo, mấy năm nay con chưa từng để ba một lần bị lạc, nên xin hãy yên tâm. Chợt thấy mình muốn khóc khi nghĩ về mỗi khoảnh khắc buồn vui bên ba, kèm theo đó là bao niềm hối tiếc. Giá như mình dành nhiều thời gian hơn, mình cận kề bên ba nhiều hơn, mình đưa ba đi chơi thêm, mình nhẹ nhàng ít cáu bẳn hơn… Đấy chắc không phải là cảm giác cá biệt của riêng tôi, mà của tất cả những ai từng trải qua nỗi mất mát…
![]() |
Giá như tôi cận kề bên ba nhiều hơn... (Ảnh minh họa) |
Ngày mồ côi cha, tôi bỗng thèm nhắn nhủ cả thế gian rằng, hãy ở bên nhau khi còn có thể. Rằng, người thân bên cạnh có thể rời khỏi ta bất cứ lúc nào, không kịp báo trước, chẳng thể chuẩn bị gì cho cuộc chia ly đau đáu ấy. Ta sẽ bàng hoàng, hoảng loạn, hụt hẫng, khổ sở, day dứt rất lâu sau đó. Bao nhớ thương, ân hận, giày vò, mà có khi chính ta cũng không ngờ được…
Ta hãy bớt một chút việc, một chầu cà phê, một buổi gặp gỡ ta bà, để có thể ngồi bên cạnh cha mẹ, lắng nghe một cách thật lòng, dịu dàng và kiên nhẫn nhất có thể. Bởi biết đâu, sau đó người sẽ rời khỏi ta, bỏ lại những đứa con chẳng còn trẻ mọn nữa, mà vẫn thấy đời chênh chao, bơ vơ đến tận cùng.
Bởi mồ côi ở tuổi nào thì cũng đều đáng thương như nhau.
Theo Phụ nữ TP.HCM
" alt=""/>Ngày tôi mồ côiĐêm tân hôn, vợ tá hỏa phát hiện chồng “mất trinh”" alt=""/>Ngược đời, vợ đay nghiến chồng mất trinh