Muốn an cư, phải chuẩn bị kỹ lưỡngTheo ước tính của Bộ Xây dựng, trong năm 2020, các khu vực đô thị cả nước cần phải cung ứng 700.000 căn hộ để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của 1,74 triệu người khó khăn về nhà ở và 1,71 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Trong khi đó, 2020 được dự báo là năm đầy khó khăn, thách thức của thị trường bất động sản khi quy mô thị trường và nguồn cung dự án tiếp tục sụt giảm, đẩy giá bất động sản tăng cao. Điều này cũng có nghĩa, áp lực tài chính là một trở ngại lớn khiến người có nhu cầu an cư khó có thể tiếp cận các dự án ưng ý.
Tình trạng tăng giá đã nhanh chóng tác động, lan ra khu vực vùng ven và các khu đô thị lân cận. Ở khu Đông Bắc TP.HCM, giá bán một số căn hộ trung cấp trên thị trường thứ cấp hiện đã đạt mức 40 - 42 triệu đồng/m2, tăng 50 - 70% so với thời điểm chào bán từ chủ đầu tư. Đáng chú ý, sự xuất hiện của dự án căn hộ cao cấp St. Moritz tại mặt tiền đại lộ Phạm Văn Đồng với mức giá từ 65 - 80 triệu đồng/m2 đang thiết lập mặt bằng giá mới cho bất động sản khu vực này. Dù vậy, mức giá căn hộ dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng - “điểm nóng” của khu Đông Bắc TP.HCM, vẫn được đánh giá là tương đối mềm so với mặt bằng chung.
 |
Khách hàng cần những gói hỗ trợ tài chính thiết thực để an cư. |
Các chuyên gia kinh tế nhận định, tình hình thực tế của thị trường bất động sản căn hộ đang đặt ra nhiều thách thức cho người có nhu cầu ở thực, đòi hỏi người mua phải chuẩn bị thực sự kỹ càng cho giấc mơ an cư, đặc biệt là về tài chính. Không chỉ phải cân nhắc giá cả căn hộ, người mua nhà hiện nay cũng cần “cân đo đong đếm” về khoản trả nợ cũng như thời hạn trả nợ với hàng loạt những điều kiện ràng buộc đi kèm khi lựa chọn mua căn hộ trả góp.
“Hút” khách bằng nhiều phương thức hỗ trợ tài chính
Hiện nay, chủ đầu tư kết hợp với ngân hàng để đưa ra các chương trình hỗ trợ tài chính theo nhiều loại hình liên kết khác nhau nhằm tạo điều kiện tối đa cho người mua.
Đáng chú ý, khi xu hướng đổi nhà phố sang chung cư đang ngày càng phổ biến như hiện nay thì những dự án có phương thức hỗ trợ tài chính càng linh hoạt và hấp dẫn thì càng có sức hút với nhiều hộ gia đình.
 |
Hoàn thiện pháp lý, đảm bảo tiến độ xây dựng, Opal Boulevard đang là dự án mang đến giải pháp tài chính an cư tốt trên thị trường hiện nay. |
Là nguồn cung chủ yếu cho thị trường bất động sản TP.HCM trong năm 2019, nhiều dự án căn hộ thuộc khu Đông TP.HCM liên tục được chào bán và “hút” khách bằng nhiều phương thức ưu đãi khác nhau, chẳng hạn như gói vay hỗ trợ 70-85% giá trị căn hộ trong 20 năm, phương thức thanh toán theo đợt, gói tặng nội thất cao cấp…, giúp khách hàng linh động tài chính và có nhiều sự lựa chọn nếu có nhu cầu mua trả góp căn hộ.
Gần đây, dự án khu căn hộ cao cấp Opal Boulevard nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư và khách mua để ở với chế độ thanh toán cực kỳ ưu đãi - chỉ đóng 1%/ tháng nếu khách chọn mua căn 3 phòng ngủ. Chính sách này không chỉ giảm nhẹ số tiền thanh toán trong từng đợt mà còn giảm chi phí đầu tư ban đầu, giúp người mua phân bổ tài chính dễ dàng hơn. Opal Boulevard hiện còn áp dụng gói hỗ trợ tài chính thông qua liên kết giữa chủ đầu tư và ngân hàng. Chủ đầu tư sẽ trả thay khách hàng 100% lãi suất cho đến khi khách hàng nhận thông báo bàn giao nhà. Ngoài ra, khách hàng mua căn hộ Opal Boulevard còn có thể chọn các phương thức thanh toán linh hoạt như thanh toán theo tiến độ thời gian 3%/ tháng, thanh toán theo tiến độ công trình 5%/ 5 tầng…
Nằm ngay trên trục đại lộ Phạm Văn Đồng, Opal Boulevard là dự án do Tập đoàn Đất Xanh phát triển, gồm 2 tòa tháp, mỗi tòa tháp cao 36 tầng với 1.463 căn hộ và 22 căn thương mại dịch vụ. Được thiết kế không gian rộng rãi, tiện nghi hiện đại, các căn hộ 3 phòng ngủ là sự lựa chọn an cư phù hợp cho những gia đình đông người hoặc có nhiều thế hệ cùng chung sống. Giá tham chiếu chỉ từ 33 triệu đồng/m2. |
Doãn Phong
" alt=""/>Giải pháp tài chính hút người mua căn hộ an cư
 không khán giả.</p><p>Dù một số giải đấu onLan hoành tráng đã bị hoãn lại như The International 2020 dự kiến tổ chức ở Thụy Điển vào tháng 08 (lùi lịch sang 2021) hay ESL One Rio Major 2020 dự kiến tổ chức tháng 5 ở Brazil (lùi lịch sang tháng 11 và cuối cùng phải hủy bỏ), nhưng vẫn còn nhiều giải đấu khác mà người xem có thể theo dõi trong lúc chờ đợi các giải đấu thể thao quy mô lớn quay trở lại. </p><p>Worlds 2020</p><table class=)
 |
Lê "SofM" Quang Duy (thứ ba từ phải sang) là vận động viên Việt Nam duy nhất tại Worlds 2020 |
Worlds 2020 hay còn được gọi là Chung Kết Thế Giới 2020 của Liên Minh Huyền Thoại. Một điều rất đáng tiếc là năm nay, khu vực Việt Nam (VCS) không thể tham dự ngày hội lớn này do vấn đề về visa và đường bay quốc tế ở thời điểm đó chưa mở lại.
Giải đấu đã bắt đầu từ ngày 25/09 và kéo dài đến ngày 31/10, được tổ chức tại Thượng Hải. Trận chung kết của giải đấu dự kiến được tổ chức không khán giả tại sân vận động Pudong (Phổ Đông) có sức chứa hơn 33.000 người.
Hiện giải đấu đang bước vào giai đoạn lượt về vòng bảng hết sức quyết liệt với 16 đội tranh tài tổng số tiền thưởng 6,45 triệu USD.
ASL Mùa 10
 |
Thi đấu trong điều kiện Covid-19, các tuyển thủ của giải đấu ASL phải tuân thủ các quy tắc an toàn |
AfreecaTV Starleague (ASL) là giải đấu offline lâu đời ở Hàn Quốc dành cho các cao thủ của bộ môn StarCraft I. Hàn Quốc cũng là quốc gia hiếm hoi vẫn còn các giải đấu quy mô dành cho một game chiến thuật đã được phát hành từ năm 1998, dù đã được làm mới bằng phiên bản Remastered phát hành hồi năm 2017.
Bắt đầu từ năm 2016, giải ASL hiện đã kéo dài đến mùa 10 với 24 cái tên xuất sắc nhất đã được tìm ra để tranh chức vô địch trị giá 30 triệu Won (25,888 USD). Sau vòng loại thi đấu ở các quán net, các tuyển thủ sẽ tập trung thi đấu tại sân vận động Afreeca Freecup ở Seoul (Hàn Quốc).
Theo thông lệ, các tuyển thủ sẽ phải lựa chọn chủng tộc trước khi thi đấu (Protoss, Terran hoặc Zerg) nhưng điều thú vị là Lee "Flash" Young Ho lại chọn chủng tộc ngẫu nhiên (random). Tuyển thủ sinh năm 1992 này là tượng đài vẫn còn đang thi đấu của bộ môn StarCraft I từ năm 2007 và chỉ tính riêng giải đấu ASL, anh đã ẵm 4 chiếc cup vô địch.
GSL Mùa 3
 |
Nhà thi đấu của StarCraft nói chung được xây dựng như một trường quay gameshow |
Cũng như Starleague, Global StarCraft II League (GSL) là giải đấu offline có truyền thống lâu đời của Hàn Quốc. Từ năm 2010 đến nay, trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi, GSL thuộc hệ thống giải đấu ESL Pro Tour (tính điểm cá nhân giống quần vợt) đã bước vào mùa 3, nơi các tuyển thủ tranh tài tổng số tiền thưởng lên tới 140.000 USD.
Mặc dù được xem là giải đấu quốc tế và không cấm các tuyển thủ nước ngoài tham dự, thực tế cả GSL lẫn ASL đều buộc người chơi phải đến địa điểm thi đấu ở Hàn Quốc và lưu trú trong thời gian ít nhất 2 tháng diễn ra giải đấu. Do đó, các giải đấu này thường chỉ thu hút các tuyển thủ Hàn Quốc tham gia, nơi được xem là miền đất hứa của StarCraft I và II.
Hiện tại, theo ESL Pro Tour 2020/2021, tuyển thủ Lee "Rogue" Byeong Yeol đang là người có thứ hạng cao nhất với điểm tích lũy ở mùa giải này là hơn 2.500. Anh vẫn còn cơ hội gia tăng điểm số khi bảng đấu của anh ở GSL Mùa 3 vẫn chưa bắt đầu.
Phương Nguyễn

Tencent Games vẫn đang âm mưu thôn tính thị trường toàn cầu
Tencent Games đã thực hiện ít nhất 51 thương vụ mua bán và sáp nhập đầu tư trong 14 năm qua, với mục tiêu đầu tư bao gồm hơn 14 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới.
" alt=""/>Các giải đấu eSports thi đấu tại chỗ nào vẫn đang được tổ chức?

 |
Internet hứa hẹn giảm bớt rào cản, giúp bất cứ ai có máy tính và kết nối mạng đều có thể mang sản phẩm sáng tạo của mình đến với thế giới.
Tuy nhiên, chính YouTube, một trong những nền tảng tải video hàng đầu, nơi hứa hẹn bảo vệ những nhà sáng tạo nội dung, lại đang đưa ra những quy định khiến họ sợ hãi và kìm nén sự sáng tạo. Hệ thống bảo vệ bản quyền tự động Content ID của YouTube ưu tiên chủ sở hữu bản quyền hơn là người làm video, khiến YouTuber nơm nớp lo sợ vì không biết lúc nào sẽ gặp rắc rối.
Trong nghiên cứu đăng tải trên Electronic Frontier Foundation (EFF), bà Katharine Trendacosta, Giám đốc Chính sách và Hoạt động tại EFF cho rằng YouTube cố tình tạo ra quy trình cực kỳ phức tạp cho Content ID để miễn trừ trách nhiệm, và những nhà sáng tạo nội dung sẽ phải tự đi giải quyết khi có rắc rối về bản quyền.
"Sự phức tạp này không phải là lỗi, nó là một tính năng. Nó khiến cho các YouTuber khó phản đối khiếu nại, và người nắm giữ quyền hay YouTube đỡ mất công nhất", bà Trendacosta.
Hệ thống Content ID bị cho là thiên lệch
Là thế lực thống trị thị trường chia sẻ video trực tuyến, YouTube đưa ra những quy định vô hình trung trở thành tiêu chuẩn của toàn ngành. Không may cho các chủ kênh, YouTube quan tâm đến việc làm vừa lòng các chủ sở hữu bản quyền hơn là thúc đẩy sự sáng tạo.
Thông qua công cụ lọc bản quyền tự động Content ID, YouTube đã tạo ra luật chơi riêng của chính mình, kiểm soát và quyết định mọi thứ.
 |
Khi bị khiếu nại bản quyền, người tạo video có thể bị khóa kênh, mất doanh thu hoặc lượt xem vào chủ sở hữu bản quyền. Ảnh: Ustels. |
"Content ID là một vấn đề rất phức tạp. Ngay cả khi diễn đạt theo cách đơn giản nhất, nó vẫn là một mê cung mà mọi lối ra đều dẫn đến DMCA - Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số của Mỹ", bà Trendacosta chia sẻ.
Content ID tác động đến cả 2 phía, người sáng tạo nội dung được quét và chủ sở hữu bản quyền có kết quả trùng khớp.
Theo giới thiệu của YouTube, các video tải lên được quét dựa trên cơ sở dữ liệu, được xây dựng từ thông tin do chủ sở hữu bản quyền cung cấp.
Nếu xảy ra tranh chấp, vấn đề sẽ được xử lý theo 3 hướng:
- Toàn bộ video bị chặn, công chúng không thể xem.
- Chủ bản quyền kiếm tiền từ video bằng cách đặt quảng cáo trên đó hoặc bằng cách xác nhận doanh thu từ các quảng cáo đã có trên đó, họ có thể chia sẻ doanh thu với người tạo video hoặc các chủ bản quyền khác có nội dung trùng khớp.
- Số lượt xem được chuyển sang video gốc.
Chủ sở hữu bản quyền có thể chọn một trong 3 cách này mà không cần phải làm gì thêm, trừ khi YouTuber muốn khiếu nại.
Mặc dù YouTube luôn nói rằng quy trình của mình rất rõ ràng và minh bạch, thực tế là nó phức tạp và thường thiên vị các hãng phim, đài truyền hình và đơn vị thu âm sở hữu bản quyền.
Hầu hết trường hợp bị đánh dấu bản quyền tự động và YouTuber phải giải quyết bằng cách chỉnh sửa video đến khi không bị báo vi phạm, ngay cả khi họ đã có thỏa thuận bản quyền với chủ sở hữu.
Ngay cả các giáo sư tại Trường Luật New York cũng phải lắc đầu ngao ngán về quy trình này. Video trong thử nghiệm của họ, được xác nhận bởi các bên uy tín về bản quyền, đã bị chặn khi tải lên. Sau quy trình kháng nghị kéo dài, mọi thứ vẫn không được giải quyết.
Nỗi sợ hãi mà Content ID tạo ra cho các chủ kênh
Điều khoản bảo vệ an toàn của DMCA cho phép các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến như YouTube miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm bản quyền của người dùng. Nền tảng này không lo bị kiện, miễn là họ đáp ứng các yêu cầu nêu trong Mục 512 của DMCA, trong đó bao gồm việc nhanh chóng xóa tài liệu sau khi nhận được thông báo gỡ xuống hợp lệ và chấm dứt tài khoản của những người nhiều lần bị cáo buộc vi phạm.
Nếu bị thông báo gỡ nội dung theo DMCA, nhà sáng tạo đối mặt với nguy cơ bị kiện hoặc phải xóa hẳn kênh. Đây là điều không ai mong muốn, nhất là khi họ đã đầu tư nhiều năm vào một kênh nội dung.
 |
Nhà sáng tạo nội dung bị đối xử thiếu công bằng, khó có thể khiếu nại những quyết định từ hệ thống Content ID. Ảnh: MT. |
Quy trình gỡ xuống theo DMCA rất đáng sợ, có khả năng khởi kiện, yêu cầu tiết lộ thông tin cá nhân và mất toàn bộ tài khoản, xóa tất cả video. Do đó, YouTuber cố gắng tránh bằng mọi giá. Với việc tạo ra một hệ thống riêng tư có thể dẫn đến DMCA nếu bị tranh chấp, YouTube đã tận dụng sự sợ hãi của luật pháp để ngăn cản những người tạo video tranh chấp Content ID.
Trong thử nghiệm của các giáo sư Trường Luật New York kể trên, ngay cả khi nội dung được các chuyên gia xác nhận không vi phạm bản quyền, họ vẫn không đo lường được việc tranh chấp Content ID tác động thế nào đến tài khoản của họ theo DMCA.
"Cuối cùng, họ bỏ cuộc vì không chắc tranh chấp Content ID thành công và liệu kênh có bị đóng vì việc này. Đến khi video được khôi phục, YouTube không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào", bà Trendacosta cho biết.
YouTube dựa vào một quy định, cho phép người dùng khiếu nại ngược tranh chấp bản quyền. Tuy nhiên, việc khiếu nại ngược thường ít có hiệu quả và cũng không được cân nhắc nhiều. Năm 2017, YouTube nhận 2,5 triệu lượt khiếu nại bản quyền nhắm đến 7 triệu video, và họ từ chối hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin với 300.000 video.
Trong khi đó, chỉ có 150.000 lượt khiếu nại ngược được gửi tới YouTube. Nền tảng này từ chối 2/3 số đó.
Theo bà Trendacosta, YouTube một mặt tỏ ra nghiêm khắc và liên tục cảnh báo nhà sáng tạo về bản quyền, mặt khác lại khuyến khích họ chấp nhận những quyết định thiếu công bằng.
Buộc chấp nhận vì sự sợ hãi và không có lựa chọn nào khác
Trong nghiên cứu của mình, bà Trendacosta dẫn ra nhiều ví dụ cho thấy hệ thống Content ID đã làm khó những nhà sáng tạo nội dung trên YouTube như thế nào.
Harry Brewis, được biết đến trên Internet với cái tên “hbomberguy”, là một người chuyên đưa ra các bình luận bằng video, với kênh có hơn 600.000 người đăng ký. Tháng 7/2020, Brewis đăng video bình luận về một bộ phim hoạt hình. Ông liên tục nhận những thông báo từ Content ID về việc vi phạm, và mất gần 10 ngày, tốn thêm khoảng 1.000 USD để chỉnh sửa và đảm bảo không có clip nào từ nhà nắm giữ bản quyền dài hơn 5 giây
 |
Những báo cáo bản quyền là nỗi ám ảnh với những nhà sáng tạo nội dung nghiêm túc trên YouTube. Ảnh: Gizmodo. |
Trong khi đó, Todd Nathanson, một nhà bình luận âm nhạc thì cho rằng hệ thống này không ổn định. Ông liên tục nhận những báo cáo từ Content ID, dù trước đó video đã "lọt" qua hệ thống kiểm duyệt. Nathanson dự đoán điều này đến từ việc YouTube thường xuyên chỉnh sửa thuật toán, khiến nhà sáng tạo phải chạy theo các loại thông báo bản quyền.
Tới một thời điểm, mọi video của Nathanson đều bị đánh dấu bản quyền. Khi đó, ông đã chán chường và bỏ qua việc chỉnh sửa.
"Họ chỉ muốn lấy tiền quảng cáo thôi. Tôi chấp nhận chuyện đó, thà là được làm video theo cách của mình và không nhận tiền quảng cáo, còn hơn là phải chạy theo và chỉnh sửa theo Content ID, vì tôi chẳng biết phải làm thế nào nữa. Dù tôi có sửa, thì họ cũng có thể thay đổi vào ngày mai", Nathanson chia sẻ.
Trong khi đó, Lindsay Ellis, tác giả sách, đồng thời là chủ kênh YouTube có hơn 1 triệu người theo dõi cho rằng YouTube tự tung tự tác, bởi hiện tại không nền tảng nào có thể cạnh tranh với họ về quy mô. Theo số liệu vào tháng 9/2019, YouTube có 163 triệu người dùng hàng tháng, trong khi con số của một nền tảng cạnh tranh là Vimeo chỉ là 15 triệu.
"Mọi người quá sợ bị xóa khỏi nền tảng, hoặc mất đi thu nhập, và điều đó tạo nên một văn hóa sợ hãi", Lindsay Ellis nhận định.
(Theo Zingnews)

Nguồn thu 'vô hình' của YouTube từ các kênh vi phạm bản quyền
Dù kênh vi phạm bản quyền có tồn tại hay không, YouTube vẫn là bên đắc lợi. Các nhãn hàng vẫn mất tiền nếu quảng cáo hiển thị trên các kênh vi phạm, bị YouTube xóa.
" alt=""/>Nỗi sợ của các chủ kênh YouTube