Tạm biệt mùa đông để đón một mùa xuân mới sắp đến, cả ba người cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ của năm 2020. Họ cùng nhau nắm tay, chia sẻ giây phút giao mùa đẹp đẽ này.
![]() |
Áo dài nhung đón Tết Tân Sửu do Nhật Dũng thiết kế. |
Với chất liệu nhung cùng cách pha màu đặc sắc, NTK Nhật Dũng khiến áo dài đón Tết Tân Sửu trở nên đặc biệt. Mỗi bộ áo dài toát lên vẻ sang trọng, quý phái và tôn nét đẹp của người mặc.
Nhân dịp Tết Tân Sửu, diễn viên Lương Giang gửi lời chúc đến quý độc giả: “Xuân 2021 đến, mong điều ước đầu năm đến với người người nhà nhà trên thế giới thật nhiều sức khoẻ, may mắn và hạnh phúc!”.
![]() |
![]() |
Á Hậu Lý Kim Thảo cũng gửi lời chúc đến quý độc giả: “Mong năm 2021, tất cả mọi người trên toàn cầu được bình an, mạnh khoẻ, nền kinh tế sẽ khởi sắc".
“Ước nguyện đầu năm mong tất cả quốc gia trên thế giới kiểm soát được dịch Covid-19, hy vọng một năm mới thuận lợi, kinh tế phát triển ổn định, việc làm thuận lợi đến từng người, gia đình ấm no hạnh phúc”, NTK Nhật Dũng nói.
Lương Giang vừa thực hiện chuyến đi từ thiện, mang áo ấm đến với học sinh vùng cao.
" alt=""/>Hai 'nàng thơ' của NTK Nhật Dũng diện áo dài đón TếtVợ chồng bà Hằng quê gốc Hà Nội, vào Sài Gòn lập nghiệp mấy chục năm trước. Ban đầu, bà bán hàng tạp hóa, chồng làm việc trong cơ quan nhà nước. Hai năm trước, cửa hàng buôn bán ế ẩm, bà quyết định đóng cửa, ra Hà Nội mua nồi, dụng cụ làm bánh mang vào Sài Gòn tráng bánh cuốn, bánh ướt bán.
Bà Hằng kể, ở huyện Thanh Trì (Hà Nội), gia đình bà bán bánh cuốn mấy chục năm qua. Vì vậy, từ nhỏ người phụ nữ này đã thuộc lòng các khâu ngâm gạo, xay bột, tráng bánh như thế nào để chiếc bánh đẹp, chín tới, láng mịn và dậy mùi thơm của gạo tẻ. Các công đoạn làm nước chấm, phi hành bà cũng thuộc như lòng bàn tay.
Nơi vợ chồng bà Hằng ở chủ yếu là dân tứ xứ đến sinh sống. Mỗi người có thói quen thưởng thức ẩm thực khác nhau, chưa kể, bánh cuốn thì nơi nào cũng có. Vì vậy, câu hỏi bà Hằng đặt ra là làm sao món ăn mình bán phải phù hợp khẩu vị với tất cả khách hàng.
Cuối cùng, bà Hằng biến món bánh cuốn truyền thống Thanh Trì thành bánh cuốn Sài Gòn. Đó là, bánh cuốn có nhân thịt heo, mộc nhĩ, củ đậu. Các nguyên liệu này thái nhỏ, nêm nếm xào qua cho chín. Bánh tráng xong, cho nhân rải đều khắp bánh rồi cuộn lại, cắt miếng vừa ăn.
Khi ăn, có thêm chả giò, nem, giá trụng, rau thơm.
Nước mắm ăn cùng bánh được pha với tỏi, ớt, chanh, đường, nước sôi để nguội. Các nguyên liệu này xay nhuyễn, căn làm sao cho vừa, nước mắm sau khi pha rót ra sền sệt. Khâu khó nhất là làm sao chén nước mắm pha có vị chua của nước cốt chanh, ngọt của đường, cay của ớt, thơm của tỏi hòa quyện vào nhau nhưng nước phải trong.
Bí quyết của bà Hằng là dùng tấm vải màn thưa lọc để cặn không rơi xuống. Đây là công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi người đứng bếp phải mất nhiều thời gian, công sức nhất. Đổi lại, chén nước mắm rót ra phù hợp với từng thực khách. Ai thích ăn cay thì nêm thêm chút ớt, hoặc gia giảm thêm mặn, ngọt.
Với khâu làm bột bánh, bà Hằng dùng loại gạo ngon, có mùi thơm, ngâm đúng 8h rồi tự xay thành bột. Khi xay bà cho nước rưới đều lên gạo, giúp hỗn hợp xay nhuyễn hơn. Thông thường, bà Hằng xay 2-3 lần để giúp gạo mềm, mịn, khi tráng bánh sẽ chín đều, liên kết bánh đẹp hơn.
Bột xay xong để trong tủ lạnh bảo quản giúp bánh không bị chua. Khi tráng bánh, bà cho vào một ít bột năng, ít muối để bánh sánh, ăn sẽ đậm hơn. Bên cạnh đó, việc đổ bột bánh lên khuôn nhanh và đều tay cũng giúp tráng bánh mỏng và đều.
Quán đông khách, bà Hằng phải thuê thêm người tráng bánh. |
Đến nay, bà Hằng đã mở quán được hơn hai năm. Ngày nào khách cũng đông, bánh tráng ra đến đâu bán hết đến đó.
Những ngày thường, bà Hằng bán được 300-400 phần/ngày. Còn những ngày lễ Tết, số lượng bán tăng gấp đôi. Giá bán mỗi phần bánh từ 10.000-30.000 đồng, tùy lượng khách ăn. Tổng cộng mỗi tháng, vợ chồng bà Hằng thu cả trăm triệu đồng.
Để đủ nguyên liệu tráng bánh, mỗi ngày, bà Hằng ngâm 24kg gạo, 18kg giá, gần 2kg nấm mèo, 35kg củ sắn... Các nguyên liệu này, bà lựa chọn kỹ, tươi, có nguồn gốc rõ ràng và bà sẽ là người chuẩn bị.
Ví dụ như mộc nhĩ, bà dùng nước vo gạo ngâm đúng 8h và rửa từng tai một để nấm sạch đất và các tạp chất. Với thịt heo làm nhân, bà đến tận lò mổ đặt hàng, yêu cầu họ giao vào buổi sáng để thịt tươi. Có nhiều người cung cấp thực phẩm đến chào hàng giá rẻ hơn, còn có khuyến mãi nhưng bà kiên quyết từ chối.
"Bánh làm ra mình ăn được thì khách mới ăn được. Khách họ cũng sẽ giống như tôi, vào quán ăn nào nhìn mọi thứ sạch sẽ, món ăn tươi nóng thì mới yên tâm được", bà Hằng nói.
Các nguyên liệu trên bà chuẩn bị sẵn và bảo quản kỹ, làm sao 4h sáng phải xong hết. Năm giờ sáng mỗi ngày, bà Hằng cùng chồng, các con và hai nhân viên bắt đầu bày biện bếp, xếp bàn ghế.
Để bánh trên một chiếc mâm có phết dầu ăn cho khỏi dính, rải nhân đã xào chín khắp mặt bánh rồi cuộn lại. |
Đúng 6h sáng, hai nồi nước nấu để tráng bánh nóng hổi, hơi bay lên nghi ngút. Bánh tráng ra đến đâu bán hết đến đó.
Vợ chồng chị Như Mai quê Hà Tĩnh, hiện ở khu phố 4, phường Phú Hữu là khách quen của quán bà Hằng. Chị cho biết, cả gia đình 4 người nhà chị thường đến quán bà Hằng ăn bánh cuốn nhưng không thấy ngán, nhất là hai con trai của chị. "Bánh cuốn ở quán cô Hằng thu hút người ăn vì lá bánh mềm, nhân vừa ăn, chén nước mắm ăn rất vừa miệng, không bị tanh sau khi ăn", chị Mai nói.
Bà Hằng cho biết, quán bánh cuốn này không chỉ cho vợ chồng bà thu nhập mà còn tạo việc làm cho cả gia đình bà. Vì vậy, từ khâu chọn nguyên liệu, chuẩn bị nguyên liệu, tráng bánh đến những chiếc đĩa, cái bát, đôi đũa... bà rất kỹ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bánh cuốn xong, cắt miếng vừa ăn rồi bày vào đĩa. |
Thời gian qua, thịt heo, rau đều tăng giá nhưng bà Hằng không tăng giá bán. Bà cho biết, nếu lên 1.000-2.000 đồng thì tiền thu vào sẽ nhiều hơn một chút nhưng khách sẽ giảm hoặc bỏ quán. "Tôi thà giữ giá để bán số lượng nhiều vẫn hơn", bà nói. |
Bên chiếc xe đẩy bà Hằng xếp gọn chả giò, nem, những bịch nước mắm cột sẵn để khi khách mua lấy cho nhanh. |
Khách hàng người miền Nam, miền Bắc hay miền Trung khi ăn đều khen ngon. |
Bà Hằng cho biết, có những người là khách quen, chỉ nhìn thấy là bà biết họ ăn như thế nào, giá cả ra sao. |
Chỉ vì khiếm khuyết ở chân, suốt 3 năm liền, đơn xin việc của chị Đinh Thị Quỳnh Nga bị gạt đi. Hiện chị là giám đốc, tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật.
" alt=""/>Bà chủ mang món ăn nức tiếng Hà Nội vào TP.HCM, thu tiền triệu mỗi ngàyMột giờ đồng hồ “vàng” để cứu người gặp tai nạn
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có trên 5 triệu trường hợp tử vong, hàng chục triệu người bị thương do tai nạn thương tích trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, ước tính mỗi ngày có tới 3.600 trường hợp gặp tai nạn thương tích, 90 người tử vong. Trong đó, tai nạn giao thông, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Cũng theo các nghiên cứu trên thế giới, 50% số nạn nhân thường tử vong do chấn thương xảy ra tức thì tại nơi gặp tai nạn; 30% xảy ra trong 3 - 4 giờ sau đó và chỉ có 20% xảy ra trong giai đoạn điều trị ở bệnh viện. Chính vì thế, 1 giờ đồng hồ đầu sau khi bị tai nạn, được coi là “giờ vàng” để cấp cứu nạn nhân.
![]() |
Nắm được kỹ năng và thời gian “vàng” để sơ cấp cứu chính là một trong những điều quan trọng để giúp những người gặp tai nạn tránh được nguy cơ tử vong hoặc thương tật nặng |
Trước sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng công nghệ đặc biệt là ứng dụng vận chuyển, giao hàng tại Việt Nam, một bộ phận không nhỏ các tài xế công nghệ đang tham gia giao thông hàng ngày. Đây cũng chính là nhóm người có nguy cơ gặp rủi ro lớn và thường xuyên bắt gặp các tai nạn trên đường.
Nếu các tài xế công nghệ được trang bị các kỹ năng về sơ cứu, chính họ sẽ là những cánh tay đắc lực góp phần cứu người, cũng như biết cách phòng chống, sơ cứu tại chỗ cho bản thân khi không may gặp tai nạn.
![]() |
Lớp học Sơ cấp cứu dành cho đối tác tài xế BAEMIN được tổ chức ở TP.HCM và Hà Nội đã quy tụ hơn 200 tài xế tham gia. Sau khi tham gia lớp đào tạo, các tài xế sẽ nhận được tín chỉ hoàn thành khóa học |
Hiểu được tầm quan trọng của sơ cấp cứu đối với các tài xế công nghệ, ứng dụng giao đồ ăn BAEMIN đã đồng hành cùng Tổ chức huấn huấn luyện và đào tạo kỹ năng sống - Survival Skills Vietnam (SSVN) - mở các khóa đào tạo cho các đối tác tài xế ở Hồ TP.HCM và Hà Nội, nhằm nâng cao kiến thức về sơ cấp cứu. Khóa học đã diễn ra vào cuối tháng 12/2020 và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Khi đối tác tài xế là những “y tá đường phố”
Các học viên đầu tiên của lớp sơ cấp cứu được BAEMIN tuyển chọn từ những tài xế xuất sắc nhất ở TP.HCM và Hà Nội. Tại lớp học này, các tài xế đã có cơ hội tiếp nhận kiến thức đúng và cách thức thực hành sơ cứu, giảm chấn thương nghiêm trọng khi gặp tai nạn.
![]() |
Suốt buổi học, đối tác tài xế được học và thực hành các kiến thức sơ cấp cứu cơ bản |
Các bài giảng được SSVN thiết kế dành cho riêng cho tài xế công nghệ với các cách xử lý chấn thương cho từng trường hợp cụ thể: xử lý các trường hợp gãy xương; có dị vật làm tổn thương phần mềm như tay, chân; phương pháp kết hợp hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực khi gặp nạn nhân bị ngưng tim.
Anh Nguyễn Trung Việt - Đội trưởng BAEMIN khu vực quận Tân Bình chia sẻ sau khi tham gia khóa học: “Kỹ năng sơ cấp cứu rất cần thiết cho anh em tài xế. Nhiều khi di chuyển trên đường, gặp phải những trường hợp người đi đường gặp nạn, tụi anh cũng có thể vận dụng kiến thức để giúp đỡ và cứu người”.
![]() |
Đối tác tài xế được trực tiếp thực hành xử lý tình huống và cách băng bó vết thương |
Bên cạnh những kiến thức về xử lý chấn thương, những tình huống tai nạn dễ gặp hàng ngày như bị chảy máu cam, hóc dị vật ở trẻ em và người lớn cũng được SSVN hướng dẫn cụ thể để tài xế biết cách nhận biết, vận dụng và xử lý khi không may bản thân hoặc người xung quanh gặp phải.
Anh Duy Tân - Đội trưởng khu vực quận 1 chia cho biết: “Khi di chuyển trên đường, có nhiều trường hợp muốn giúp mà tụi anh lúng túng lắm, chỉ dám dìu nạn nhân vào lề và gọi cứu thương nếu cần thôi. Anh nghĩ sau lớp học này, tụi anh sẽ có kiến thức vững vàng hơn, anh cũng sẽ truyền đạt cho các anh em trong đội để mọi người có thể giúp đỡ cộng đồng”.
![]() |
Các khóa học được thiết kế với các bài học thiết thực, nội dung sinh động và dễ hiểu |
Là một “start-up kỳ lân” của Hàn Quốc và có những bước tiến vượt bậc tại thị trường Việt Nam, BAEMIN không chỉ đang từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn nâng cao chất lượng đối tác tài xế thông qua các khóa học hữu ích, các chương trình đào tạo kiến thức chuyên sâu...
Đại diện doanh nghiệp chia sẻ, BAEMIN định hình rõ tầm nhìn trong việc hướng đến hình ảnh đối tác tài xế của BAEMIN là những “chuyên gia giao đồ ăn” chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự và có kiến thức, kỹ năng. Họ không chỉ làm hài lòng khách hàng của BAEMIN mà còn đóng góp những giá trị thiết thực cho cộng đồng.
Doãn Phong
" alt=""/>Tài xế BAEMIN học làm ‘y tá đường phố’