Mới đây, Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ thông báo cho học sinh các trường THCS và THPT; học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm giáo dục ngoại ngữ - giáo dục thường xuyên trên địa bàn đi học bắt đầu từ ngày 23/4. Trẻ mầm non và học sinh tiểu học tiếp tục nghỉ học đến khi có thông báo mới.Để đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại, sở GDĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục duy trì nền nếp, kỷ cương ngay từ buổi học đầu tiên trở lại. Đồng thời thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh và quy định về khoảng cách học sinh ngồi trong lớp (theo hướng mỗi lớp tách đôi số lượng học sinh, đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo quy định và bố trí tổ chức dạy học vào buổi sáng, buổi chiều); chỉ tổ chức các hoạt động giáo dục trong phạm vi từng lớp học (không tổ chức chào cờ, hoạt động tập trung đông học sinh…).
UBND tỉnh Yên Bái cũng đã quyết định cho học sinh lớp 9 và lớp 12 của các trường THCS, THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 23/4.
UBND tỉnh này cũng giao Sở GD-ĐT phối hợp với sở Y tế xây dựng phương án, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong tỉnh về chương trình và công tác tổ chức dạy học đảm bảo an toàn, đúng quy định về phòng, chống dịch. Bao gồm giãn cách học sinh trong lớp học, không tập trung động người, đeo khẩu trang bắt buộc, sát khuẩn, đo thân nhiệt và theo dõi sức khỏe, vệ sinh trường lớp…
Sau ngày 27/4, sở GD-ĐT tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh phương án cho các học sinh đi học trở lại vào ngày 4/5.
UBND tỉnh Hải Dương cũng ban hành công văn về việc cho học sinh, học viên, sinh viên đi học trở lại sau thời gian nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, học sinh lớp 9 các trường THCS và học sinh lớp 12 các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX; học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đi học trở lại từ ngày 23/4.
Học sinh các lớp còn lại của trường THCS, THPT, trung tâm GDNN-GDTX đi học trở lại từ ngày 27/4. Trẻ em mầm non, học sinh tiểu học toàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 4/5.
UBND tỉnh cũng yêu cầu các trường đại học trên địa bàn tỉnh, Trường CĐ Hải Dương căn cứ tình hình cụ thể xem xét, quyết định thời điểm cho sinh viên trở lại trường học.
Khi học sinh đi học trở lại, các trường điều chỉnh nội dung dạy học; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục, bảo đảm thực hiện nghiêm túc. Tạm dừng việc tổ chức chào cờ tập trung toàn trường, không tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa trong và ngoài nhà trường. Tạm dừng tổ chức ăn bán trú cho đến khi có thông báo mới.
 |
Ảnh minh họa: Hải Nguyên. |
UBDN TP Hải Phòng cũng quyết định cho học sinh khối 9 trường THCS, khối 12 trường THPT đi học trở lại từ ngày 23/4. Đối với trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS (khối 6, 7, 8); THPT (khối 10, 11), trung tâm GDNN-GDTX đi học trở lại từ ngày 27/4.
UBND TP giao Sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường, cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp khử khuẩn, vệ sinh lớp học, trường học trước khi đón học sinh đi học trở lại. Thực hiện việc đo thân nhiệt, 100% học sinh đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định khi tới trường.
Bên cạnh đó, bố trí lịch học 1 buổi/ngày (không áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non).
Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cũng vừa thông báo cho học sinh, học viên lớp 9, lớp 12 đi học trở lại từ ngày 23/4. Các học sinh, học viên, sinh viên còn lại chờ thông báo đi học lại của sở GD-ĐT.
Các trường THCS, THPT, các trung tâm GDNN-GDTX khẩn trương vệ sinh trường, lớp học, làm sạch bàn ghế, tẩy trùng các thiết bị dạy học. Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước sạch và xà phòng rửa tay, nước sát khuẩn, thiết bị đo thân nhiệt để kiểm tra tình hình sức khỏe của học sinh.
Trong thời gian từ ngày 23/4 đến 25/4, các đơn vị chủ động xây dựng phương án chia lớp và lên kế hoạch bố trí giáo viên giảng dạy phù hợp với tình hình cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của trường (ít nhất mỗi lớp phải chia làm hai độc lập sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn)…
Theo kế hoạch dự kiến từ ngày 27/4, tất cả học sinh THCS, THPT, học viên, sinh viên CĐSP đi học trở lại; học sinh mầm non, tiểu học đi học trở lại từ ngày 4/5.
UBND tỉnh Điện Biên cũng đã cho phép học sinh các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, Trường Chính trị tỉnh, các trường cao đẳng, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh, các trung tâm ngoại ngữ - tin học, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tổ chức các hoạt động dạy học trở lại từ ngày 27/4. Ttrong thời gian từ 27/4 đến 16/5 chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở giáo dục tiến hành dạy học bài mới, không tổ chức chào cờ đầu tuần và các hoạt động tập thể, tập trung đông người cho đến khi có chỉ đạo mới.
Tạm thời chỉ tổ chức nấu ăn cho học sinh các trường PTDT nội trú và học sinh thuộc đối tượng quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ (bố trí cho học sinh ăn theo nhóm, đảm bảo không quá 8 học sinh/phòng, không tổ chức cho học sinh ăn tập trung tại phòng ăn tập thể).
Chiều 22/4, UBND tỉnh Nghệ An quyết định cho phép học sinh THCS, THPT; học viên, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường ĐH đi học trở lại từ ngày 27/4. Đối với học sinh mầm non, tiểu học trở lại trường từ ngày 4/5. Chủ tịch UBND tỉnh giao thủ trưởng các cơ sở giáo dục bố trí đầy đủ hệ thống rửa tay, dung dịch sát khuẩn và triển khai nghiêm túc công tác phòng chống dịch trước khi đón học sinh, sinh viên trở lại trường.
Tối 22/4, UBND TP Đà Nẵng có văn bản về việc tiếp tục triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, UBND TP cũng yêu cầu Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường; có kế hoạch cho học sinh, học viên, các trường, trung tâm từ lớp 1 đến lớp 12, học viên các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, dạy thêm, học thêm... đi học lại từ ngày 4/5. Đối với học sinh mầm non đi học lại từ ngày 11/5; đảm bảo các quy định, điều kiện phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, bố trí giãn cách chỗ ngồi, vệ sinh bề mặt...).
UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất cho học sinh, sinh viên trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 4/5, sau thời gian dài nghỉ dịch Covid-19.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh giao sở GD-ĐT chỉ đạo triển khai công tác khử khuẩn trường, lớp học theo hướng dẫn của Bộ Y tế; hướng dẫn các cơ sở giáo dục đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên khi đến trường; thực hiện việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách trong lớp học.
 |
Quảng Nam triển khai công tác khử khuẩn trường, lớp học. Ảnh: Lê Bằng |
Trước đó, Cà Mau đã cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đi học lại bình thường bắt đầu từ 20/4.
Cũng trong ngày 20/4, các học sinh lớp 9 và học sinh khối THPT của tỉnh Thái Bình đã bắt đầu đi học trở lại.
Ngày 21/4, khoảng 300.000 học sinh khối THCS và THPT của Thanh Hóa cũng đã đi học trở lại.
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành khác cũng đang xem xét việc cho học sinh trở lại trường.
Yêu cầu học sinh ngồi cách nhau 1,5m
Trước diễn biến của dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết quan điểm của Bộ là trường học phải an toàn thì mới đón học sinh quay trở lại.
Với những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ, Bộ GD-ĐT khuyến nghị chưa nên cho học sinh đi học. Địa phương có nguy cơ thấp, nhà trường có thể cho học sinh đi học trở lại, nếu đảm bảo điều kiện an toàn.
Về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ GD-ĐT yêu cầu trước khi đến trường, học sinh cần được thăm khám sức khỏe, đặc biệt trường học phải đo nhiệt độ để đảm bảo các em đến trường với thân nhiệt cơ thể tốt.
Thứ hai, trường học phải có đủ nơi rửa tay, nước khử khuẩn cho học sinh.
Thứ ba, học sinh phải đeo khẩu trang, không nhất thiết là khẩu trang y tế mà có thể là khẩu trang vải kháng khuẩn.
Thứ tư, không tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể. Hoạt động chào cờ diễn ra trong lớp học.
Thứ năm, để đảm bảo giãn cách xã hội, yêu cầu học sinh phải đảm bảo khoảng cách ngồi là 1,5m. Nếu lớp học quá đông, phải tách ra làm đôi hoặc hơn nữa để giúp cho học sinh đảm bảo trong phòng học không quá 20 em và khoảng các giữa các em là 1,5m.
Thanh Hùng - Lê Bằng

Năm 2020 sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia
Thay vào đó, sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi này diễn ra trong 1,5 ngày; kết quả được lấy để xét tốt nghiệp và có thể dùng cho tuyển sinh ĐH, CĐ.
" alt=""/>Sau đợt nghỉ vì Covid
Indonesia để thua cả ba trận ở bảng G, trong khi tuyển Việt Nam đang hưng phấn với trận thắng trước Malaysia, điều này khiến nhiều người đưa ra nhận định thầy trò HLV Park Hang Seo có một trận thắng đậm tại Bali. Tuy nhiên, HLV Lê Thuỵ Hải có quan điểm hoàn toàn ngược lại."Khả năng tuyển Việt Nam thắng đậm là trên lý thuyết, bởi Indonesia là đội tuyển quốc gia, đá trên sân nhà trong thế chẳng có gì để mất cả. Nếu tính từ thời HLV Park Hang Seo chúng ta cũng chưa hơn hẳn Indonesia. Nếu mà so sánh thì từ trước tới nay chúng ta đều kém họ về thành tích đối đầu.
 |
Theo HLV Lê Thuỵ Hải, tuyển Việt Nam và Indonesia có trình độ tương đương |
Đây là trận rất khó khăn. Indonesia họ là đội bóng thiên về sức mạnh, đá rất rát, cách chơi pressing toàn sân, quyết liệt, mạnh mẽ. Chưa kể Indonesia có một số cầu thủ nhập tịch.
Việt Nam không phải đội để có chơi áp đặt, gây sức ép với đối phương, bắt đối phương chơi theo cách của mình. Chúng ta thắng họ không phải là dễ. Cá nhân tôi nghĩ hai đội tương đương nhau. Nếu Việt Nam có thắng cũng hết sức khó khăn. Đừng bao giờ nghĩ thắng với tỷ số cao", HLV Lê Thuỵ Hải cho biết.
Vậy làm cách nào để tuyển Việt Nam thắng trên sân khách? Theo ông Hải "lơ", tuyển Việt Nam cần chơi với đúng cách chơi của mình, đó là phòng ngự phản công.
"Đây là trận Indonesia chơi không còn gì để mất nên đá rất thoải mái. Chúng ta chỉ thắng khi giữ được cách chơi.
 |
Tuyển Việt Nam cần giữ được lối đá của mình. Ảnh S.N |
Tôi vẫn nghiêng về kết quả thắng cho Việt Nam. Indonesia không có lý do gì để chơi phòng ngự trận đấu này cả, chưa kể họ chơi trên sân nhà. Nếu họ tấn công, sẽ rất hợp với lối đá của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đừng đánh giá thấp đối thủ. Chơi tuân thủ đấu pháp, kỷ luật, phòng ngự chặt, phản công nhanh, chứ đừng chơi kiểu áp đặt.
Tất nhiên, cũng có thời điểm Việt Nam chơi tấn công để đối thủ hiểu khác đi. Đó là chiến lược, chiến thuật, nhưng cũng không phải là tốt vì Indonesia đá rát, quyết liệt trên sân nhà. Nếu làm không tốt có thể dẫn đến chấn thương", chiến lược gia người Hà Đông chia sẻ.
"Thể lực chưa bao giờ hơn họ, vì thế theo tôi Việt Nam vẫn phải chơi chắc chắn, khi chơi trên sân khách. Nếu thận trọng, đánh đúng tâm lý Indonesia không có gì để mất dồn lên tấn công, sẽ có khả năng giành chiến thắng. Tôi tin là Việt Nam với khả năng của ông Park, nhưng không tin thắng đậm", ông Hải khuyên thầy trò HLV Park Hang Seo phải hết sức thận trọng và không đánh mất cách chơi tốt nhất của mình.
 |
Văn Toàn hay Công Phượng rất phù hợp cho trận gặp Indonesia. Ảnh S.N |
Ở trận gặp Indonesia, HLV Lê Thuỵ Hải đặt niềm tin vào Công Phượng và Văn Toàn: "Sau khi trở về từ châu Âu Phượng chưa làm được gì. Vẫn tù túng, chuyền bóng không hợp lý. Trận gặp Malaysia nếu chuyền được cho Văn Toàn thì đã có bàn thắng.
Nhưng ông Park vẫn phải sử dụng Công Phượng thôi. Đó là cầu thủ nhanh nhẹn. Anh Đức không có lợi thế trong trận này. Khi chơi phản công phải sử dụng Văn Toàn. Anh Đức vào sân chỉ ở một góc nào đó để phối hợp.
Tôi rất tin vào Văn Toàn. Cậu ấy làm hàng phòng ngự điên đảo. Nếu bóng ở vị trí Văn Toàn ra chỗ khác rất nguy hiểm".
 |
Thầy Park có nhiều toan tính cho trận gặp Indonesia |
Còn ở hàng phòng ngự và tiền vệ, ông Hải cho rằng khả năng chỉ có sự thay đổi ở vị trí của Tuấn Anh để lại vì chấn thương: "Tôi nghĩ hàng phòng ngự không có gì thay đổi. Còn vị trí của Tuấn Anh thì có thể thay bằng Đức Huy, đá cặp với Hùng Dũng. Hai cầu thủ đó rất hợp nhau. Nếu đá sân khách gặp Indonesia, Dũng và Huy rất hợp lý, không vấn đề gì cả".
Cuối cùng, HLV Lê Thuỵ Hải đưa ra dự đoán về kết quả trận đấu: "Chúng ta cần sự toả sáng của các ngôi sao, có những bàn thắng bất ngờ. Tôi nghĩ Việt Nam thắng 1-0".
Video highlight Việt Nam 1-0 Malaysia:
Song Ngư
" alt=""/>HLV Lê Thuỵ Hải: Công Phượng đá chính, Việt Nam thắng Indonesia 1
Ngày 28/4, UBND TP HCM đã có quyết định đồng ý cho học sinh trở lại trường vào ngày 4/5.Quyết định này được đưa ra sau khi xem xét đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Lao động thương binh xã hội thành phố.
Theo đó, UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đối với lộ trình đi học trở lại của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp theo đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Lao động thương binh xã hội. Thời gian nhập học bắt đầu từ ngày 4/5, được phân bổ theo từng khối lớp, không tập trung đồng loạt.
Thành phố giao Sở GD-ĐT, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội xây dựng kế hoạch cụ thể về việc đi học trở lại, trong đó có hướng dẫn cụ thể các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. Giao ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các quận huyện kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch; tổ chức kiểm tra giám sát tình hình học sinh đi học lại, nhất là các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn.
Đối với các trường mầm non công lập, các trường mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ độc lập tư thục UBND thành phố giao UBND quận huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra việc phòng chống dịch trước khi trẻ mầm non đi học trở lại để đảm bảo an toàn.
Ông Nguyễn Thành Trung, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay ngày mai 29/4, Sở GD-ĐT sẽ ban hành kế hoạch chi tiết cho từng khối lớp sẽ đi học lại vào tuần tới.
 |
Học sinh TP.HCM sẽ trở lại trường sau hơn 3 tháng nghỉ liên tục |
Như vậy sau hơn 3 tháng nghỉ học liên tục học sinh TP.HCM sẽ trở lại trường.
Trước đó UBND TP cũng quyết định hỗ trợ mỗi học sinh 9 khẩu trang vải kháng khuẩn để dùng trong 3 tháng.
UBND TP cũng ban hành bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã hướng dẫn các trường thực hiện bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 và công tác đảm bảo an toàn, chuẩn bị cho học sinh đi học lại được UBND TP ban hành trước đó.
Với điều kiện trường mầm non dưới 300 học sinh, trường trung học dưới 2.000 học sinh mới đạt tiêu chí an toàn, Sở GD- ĐT hướng dẫn các trường có các giải pháp lệch ca, lệch giờ, giảm số lớp học trong 1 buổi…
Đặc biệt để đảm bảo mật độ giữa học sinh trong phòng học từ 2m2 trở lên, các trường có thể tách lớp để thực hiện giảm, giãn số học sinh. Thực hiện bố trí vị trí ngồi học tất cả học sinh hướng về phía bảng, không quay mặt vào nhau. Tạm thời không tổ chức học và thảo luận theo nhóm.
Ở ngoài lớp học bố trí lực lượng giáo viên, nhân viên trực ở các khu nhắc nhở học sinh, đảm bảo giãn cách tối thiểu 1m. Không tập trung đông người, học sinh hạn chế tối đa việc di chuyển trong trường.
Các trường phải thực hiện như 100% học sinh, giáo viên mang khẩu trang, được đo thân nhiệt, tổ chức ăn bán trú và xe đưa rước theo quy định...
Sở cũng lưu ý, trong ngày đầu tiên học sinh đi học các trường không tổ chức các hoạt động học tập mà chỉ tổ chức kiểm tra tình trạng sức khỏe, khai báo y tế, hướng dẫn cho học sinh các biện pháp tự phòng ngừa dịch bệnh.
Nếu tổ chức thực hiện lệch ca, lệch giờ cần tăng cường giám sát đảm bảo việc giãn cách giữa học sinh.
Trong trường hợp có học sinh, giáo viên có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị…
Lê Huyền

Để có 2m2/HS, trường học ở TP.HCM có thể tách lớp, bố trí lệch ca
- Để đảm bảo mật độ giữa học sinh trong phòng từ 2m2 trở lên, trường học ở TP.HCM có thể bố trí học lệch ca, lệch giờ, tách lớp.
" alt=""/>Học sinh TP.HCM đi học lại ngày 4/5