2025-04-25 20:38:26 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thời sự View:170lượt xem
Thengạitramanho một số nguồn tin, các mạng di động hiện có 45-49 triệu thuê bao thực, không phải là con số gần 100 triệu như thống kê. Ảnh Thanh Hải.
Nếu sau thời điểm này các mạng di động không báo cáo Bộ TT&TT sẽ có chế tài xử lý thích đáng.
Chây ỳ báo cáo số thuê bao
Câu chuyện tranh giành vị trí số 1 về thuê bao trên thị trường di động Việt Nam đã tạm lắng. Thế nhưng, những câu hỏi về số lượng thuê bao thực của các mạng di động vẫn còn bỏ ngỏ. Những con số công bố về số lượng thuê bao của các mạng di động khiến cho người nghe giật mình bởi tổng số lượng thuê bao một nước nghèo như Việt Nam đang tương đương với dân số.
Cho dù Bộ TT&TT đã đưa ra quy định về số liệu thuê bao rất rõ ràng, thế nhưng các mạng di động lại chây ỳ “né” việc báo cáo này. Theo văn bản về việc hướng dẫn triển khai báo cáo số liệu thuê bao di động của Vụ Viễn thông (Bộ TT&TT) đã đưa ra 6 số liệu thuê bao mà các mạng di động sẽ phải báo cáo. Đây sẽ là cơ sở cho việc quản lý nhà nước, đồng thời cũng là cơ sở để phân bổ kho số cho các mạng di động.
Theo đó, các mạng di động sẽ phải báo cáo số liệu thuê bao đang hoạt động hai chiều; thuê bao đang bị khóa một chiều; thuê bao đang bị khóa hai chiều được lưu giữ trên hệ thống trong thời gian 1 tháng; tổng số thuê bao mà Bộ TT&TT đã phân bổ cho doanh nghiệp; hiệu suất sử dụng kho số; tổng số thuê bao chưa kích hoạt trên kênh phân phối.
Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông cho biết, tổng số thuê bao của một mạng di động được xác định là tổng số thuê bao phát sinh lưu lượng đi hoặc đến trong thời gian 1 tháng tính từ 0h ngày đầu tiên của tháng đến 24 giờ ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Bộ TT&TT sẽ không tính số thuê bao bị khóa hai chiều với bất kỳ thời gian nào và kể cả các thuê bao vẫn đang mở hai chiều nhưng không phát sinh cước.
Xe ôm công nghệ là một trong những hình thức di chuyển chiếm số đông ở Hà Nội. Ảnh: Duy Hiệu.
Khách hàng, tài xế "ngóng" thông tin
Xe máy cá nhân bị hỏng mấy ngày nay, chị Ngọc Trâm (quận Đống Đa) phải chật vật tìm cách đi làm. "Có ngày tôi nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệp chở, nhưng có ngày phải đi dọc đường mấy km để tìm xe ôm. Tôi không quen đi xe công cộng nên xe ôm công nghệ chưa được hoạt động lại khiến người như tôi gặp rất nhiều bất tiện trong việc di chuyển", chị nói.
Cũng giống chị Trâm, nhiều khách hàng là nữ cũng gặp không ít khó khăn khi xe ôm công nghệ ở Hà Nội chưa được hoạt động trở lại, một số bị chặt chém giá cao. "Mình đi một đoạn đường 4 km nhưng phải trả tới 50.000 đồng, trong khi bình thường đặt trên ứng dụng chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng", chị Quỳnh (quận Ba Đình) nói.
Theo nhiều hành khách, dịch vụ xe ôm công nghệ có những ưu điểm riêng như giá rẻ, tiện lợi và di chuyển dễ dàng vào những ngõ hẻm. Nhiều người thậm chí lựa chọn xe ôm công nghệ là phương tiện di chuyển chính, đặc biệt là nhóm khách nữ giới không giỏi hoặc không biết lái xe gắn máy.
Nhận thấy nhu cầu người dân đi lại bằng xe ôm công nghệ cao, anh Hải Thịnh (Thanh Xuân, Hà Nội) đăng bài tìm khách chở với giá 6.000 đồng/km. "Chờ mãi vẫn chưa thấy tin tức cho phép xe ôm công nghệ được hoạt động nên tôi đành phải tìm cách kiếm khách trên mạng hoặc dọc đường, bến xe...", anh nói.
Nhiều tài xế xe ôm công nghệ ở Hà Nội mong chờ ngày được chở khách trở lại sau nhiều tháng ngưng hoạt động. Ảnh: Lê Quân.
Theo anh Thịnh, hiện nay nhu cầu giao hàng không còn nhiều trong khi các tài xế đều chỉ được hoạt động giao hàng, thực phẩm khiến đơn hàng "nổ" mỗi ngày rất ít.
Các tài xế xe ôm công nghệ cũng chia sẻ nhiều thắc mắc về việc tại TP.HCM đã cho phép xe ôm công nghệ hoạt động trở lại mặc dù xét về mức độ dịch, TP.HCM vẫn là địa phương có diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp với trên 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Quan điểm trái chiều
Trao đổi với Zing, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội - cho biết hiện nay tình hình dịch trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới trong cộng đồng ngày một tăng cao.
"Xe ôm công nghệ không đảm bảo giãn cách 5K và các biện pháp phòng, chống dịch khi tiếp xúc. Do đó để hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, xe ôm công nghệ vẫn chưa nên hoạt động trở lại", lãnh đạo Sở này nhìn nhận.
Ở góc độ dịch tễ, TS.BS Phạm Quang Thái - Phó trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - cho rằng Hà Nội nên cho phép dịch vụ xe ôm công nghệ hoạt động trở lại có điều kiện.
Tương tự, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội - cũng đồng tình ý kiến trên và cho rằng Hà Nội còn chậm trễ trong việc mở lại thêm dịch vụ này. Bởi xe ôm công nghệ không có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 bất thường khi tài xế và khách hàng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và đảm bảo đeo khẩu trang, khử khuẩn, khai báo y tế, lộ trình điểm đi điểm đến...
"Việc chưa cho phép xe ôm công nghệ hoạt động trở lại sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như việc di chuyển của người dân", vị chuyên gia trong ngành dịch tễ nói. Do đó, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cũng cho rằng nên cân nhắc cho phép loại hình dịch vụ này hoạt động lại có điều kiện kèm theo.
Hiện, các ứng dụng cũng cho biết đang chờ hướng dẫn để triển khai lại dịch vụ xe ôm công nghệ trên địa bàn Hà Nội.
Trước đó, dịch vụ xe ôm nói chung và xe ôm công nghệ nói riêng đã được yêu cầu ngừng khai thác từ cuối tháng 7 tại Hà Nội nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19. Từ 14/10, taxi công nghệ tại Hà Nội đã được hoạt động trở lại.
Tại TP.HCM, ngày 17/11, Sở GTVT thành phố ban hành hướng dẫn hoạt động vận tải, cho phép ứng dụng gọi xe 2 bánh trên thiết bị di động có thể hoạt động trở lại với số lượng không quá 50%. Tài xế phải tuân thủ nguyên tắc 5K và đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine sau 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh Covid-19.
(Theo Zingnews)
Xe ôm công nghệ chính thức hoạt động trở lại tại TP.HCM
Các hãng đều thông báo mở lại dịch vụ xe ôm công nghệ tại TP.HCM, ngay sau khi Sở GTVT có văn bản hướng dẫn và cho phép dịch vụ này hoạt động trong điều kiện dịch ở cấp độ 2, không quá 50% số xe.
" alt=""/>Xe ôm công nghệ ở Hà Nội mòn mỏi chờ được chạy lại